Bạn đang lười biếng hay đang bị trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

   Có bao giờ bạn nhận thấy mình thiếu động lực để làm bất cứ điều gì, chỉ muốn nằm bất động tại chỗ? Ai cũng có những lúc cảm thấy lười biếng không muốn làm gì cả. Nhưng trong một số trường hợp, sự lười biếng này lại là dấu hiệu của một vấn đề nào đó sâu xa hơn, chẳng hạn như trầm cảm. Vậy làm sao để một người nhận biết được mình chỉ đơn thuần lười biếng hay đang bị trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

 

Bạn đang lười biếng hay đang bị trầm cảm?

Bạn đang lười biếng hay đang bị trầm cảm?

 

Tại sao trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng giống như “lười biếng”?

   Khi bị trầm cảm, các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, thờ ơ và thiếu động lực thường khiến bạn cảm thấy mình như đang lười biếng. Điều này dẫn đến sự lảng tránh các hoạt động, bỏ bê các trách nhiệm và không muốn làm gì. Và theo thời gian, những hành vi này có thể trở thành thói quen, kéo bạn lún sâu hơn vào tình trạng trầm cảm và càng khó thoát khỏi cảm giác “lười biếng”.

   Bệnh trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng giống như “lười biếng” theo các cách sau:

  • Mức năng lượng thấp: Mức năng lượng thấp khiến những việc dường như đơn giản cũng trở nên khó khăn hơn, bạn dường như không thể làm bất cứ điều gì cả.
  • Trì hoãn: Ở bệnh nhân trầm cảm, năng lượng và động lực thấp sẽ dẫn đến sự trì hoãn, chậm trễ. Sự chậm trễ trong việc hoàn thành nhiệm vụ sẽ làm tăng thêm sự căng thẳng và lòng tự trọng thấp, khiến cơn trầm cảm kéo dài hơn và dường như dữ dội hơn.
  • Ảnh hưởng đến khả năng tư duy: Trầm cảm thường ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng của bệnh nhân do các yếu tố như sương mù não, mệt mỏi, cô lập, suy nghĩ tiêu cực. Điều này khiến người bị trầm cảm thường hay quên, khó tập trung,... Khi họ không thể tập trung hoặc làm một nhiệm vụ quá lâu, người khác rất dễ nghĩ rằng họ đang lười biếng.
  • Tê liệt cảm xúc: Trầm cảm thường đi kèm với cảm giác vô vọng, không còn hứng thú để làm bất kỳ điều gì, kể cả những việc từng yêu thích.
  • Bỏ bê bản thân: Động lực thấp, mất hứng thú với những điều xung quanh khiến nhiều người bệnh trầm cảm thường bỏ bê bản thân, không thể tự chăm sóc mình như không ăn uống đầy đủ, không muốn vận động, thậm chí lười vệ sinh cá nhân,... Tất cả những điều này dễ khiến người khác cho rằng những người trầm cảm đang lười biếng.
  • Né tránh tương tác xã hội: Trầm cảm thường khiến một người cô lập bản thân khỏi người khác, ngay cả khi họ biết mình cần được hỗ trợ. Người bệnh trầm cảm thường né tránh các tương tác xã hội, không muốn tụ tập, giao lưu với người khác, không phải do họ lười mà do họ không đủ năng lượng để làm những điều này.

 

Bạn đang lười biếng hay đang bị trầm cảm?

   Sự lười biếng và trầm cảm đôi khi khó phân biệt vì nó đều làm ảnh hưởng đến mức năng lượng, động lực và năng suất công việc. Nếu bạn không biết được mình đang gặp vấn đề gì, hãy dành thời gian để suy ngẫm: Chuyện này bắt đầu từ bao giờ? Bạn của bình thường như thế nào? Trạng thái cảm xúc của bạn như thế nào? Các triệu chứng khác?

   Dưới đây là một số điều bạn có thể cân nhắc để biết được mình đang bị trầm cảm hay lười biếng:

  • Mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng: Với trầm cảm, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng mất năng lượng, thiếu động lực và mất hứng thú với mọi thứ kéo dài ít nhất hai tuần. Các triệu chứng này đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bạn.
  • Sự hứng thú với các hoạt động: Một dấu hiệu chính của bệnh trầm cảm là mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích. Còn nếu chỉ là lười biếng, bạn vẫn có hứng thú với các hoạt động thú vị.
  • Trạng thái cảm xúc: Người bệnh trầm cảm thường có các trạng thái cảm xúc khác như mệt mỏi, căng thẳng, tuyệt vọng kéo dài, một số sẽ  dễ tức giận và thiếu kiên nhẫn, kể cả với những người họ yêu quý trước đây. Trong khi đó, sự lười biếng thường không có những trạng thái cảm xúc này.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trầm cảm thường gây ra những thay đổi đáng chú ý trong thói quen ăn uống - ăn nhiều hơn hoặc ít hơn nhiều so với bình thường. Điều này khiến người bệnh trầm cảm dễ bị tăng cân hay giảm cân.
  • Khả năng tự chăm sóc: Những người bị chứng trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc, từ những điều cơ bản nhất như tắm rửa, chải chuốt, ăn uống và duy trì hoạt động. Điều này không chỉ xuất phát từ việc thiếu hứng thú mà họ thật sự không đủ năng lượng để làm những điều đó.

 

Người bệnh trầm cảm có xu hướng bỏ bê bản thân.

Người bệnh trầm cảm có xu hướng bỏ bê bản thân.

 

  • Đánh giá của các chuyên gia: Nếu bạn vẫn không thể nhận ra mình đang bị trầm cảm hay lười biếng, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ tiến hành đánh giá dựa trên các triệu chứng cụ thể và đưa ra kết luận đúng đắn.

 

Làm sao để đối phó với sự “lười biếng” do trầm cảm gây ra?

Dưới đây là một số mẹo dành cho bạn:

  • Hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được: Trầm cảm dễ khiến mọi thứ trở nên quá sức với bạn. Để chế ngự “sự lười biếng” do trầm cảm gây ra, việc đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được để đảm bảo thành công là rất quan trọng. Bạn càng thành công nhiều, bạn sẽ càng có động lực để làm những việc khác hơn và dần dần, bạn sẽ thấy mình ngày càng hoàn thành được nhiều mục tiêu hơn.
  • Ăn mừng khi hoàn thành mục tiêu: Sau khi hoàn thành được các mục tiêu, dù là nhỏ nhất, bạn hãy tiến hành ăn mừng những thành công này. Việc ăn mừng dù với những mục tiêu nhỏ nhất sẽ khiến bạn ngày càng tự tin hơn, nuôi dưỡng lòng tự hào về bản thân, từ đó góp phần vượt qua trầm cảm.
  • Tập trung vào hoạt động thể chất: Khi đấu tranh với chứng trầm cảm, bên cạnh việc tự chăm sóc bản thân bằng cách ăn các bữa ăn bổ dưỡng, ngủ đủ giấc, … thì việc tăng cường hoạt động thể chất là rất quan trọng. Các hoạt động thể chất được coi là những liều thuốc không kê đơn để chống lại trầm cảm.
  • Bao dung với bản thân: Khi bị trầm cảm, những lời tự chỉ trích, những suy nghĩ tiêu cực bạn rất dễ xuất hiện. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy bản thân mình lười biếng, vô dụng. Lúc này, hãy dành sự bao dung cho bản thân mình. Bạn hãy nghĩ xem nếu người khác bị các rối loạn sức khỏe tâm thần, bạn đối xử với họ như thế nào thì hãy bao dung với bản thân mình như vậy.
  • Nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh: Trầm cảm thường khiến một người tự cô lập bản thân và tránh né tương tác với những người xung quanh. Điều này sẽ càng khiến họ cảm thấy chán nản hơn. Thay vào đó, bạn hãy kết nối với những người xung quanh, nhờ sự hỗ trợ của họ. Ví dụ: Nhờ người thân viết ra một "danh sách việc cần làm", nhắc nhở về thời hạn thực hiện và tiến hành kiểm tra,...

 

Hãy nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh.

Hãy nhờ sự hỗ trợ của người xung quanh.

 

   Nhiều người đang bị nhìn nhận là “lười biếng” mà không biết đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện được bạn thật sự đang gặp vấn đề gì và có phương pháp cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp...

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

Trầm cảm ở trẻ em thường ít gặp hơn so với các lứa tuổi khác nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn rất nhiều, như ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, giảm khả năng học tập...

Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ?

Để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ, bạn cần học cách chấp nhận và buông bỏ quá khứ, ngừng đổ lỗi cho bản thân, làm mình bận rộn hơn, và…

Trầm cảm trong mối quan hệ: Cách ứng phó

Khi một người bị trầm cảm do những vấn đề trong mối quan hệ, tình trạng này thường được gọi là “trầm cảm trong mối quan hệ” - relationship depression.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi