Mục lục [Ẩn]
Lượng công việc quá nhiều, đồng nghiệp cạnh tranh nhau mà lại không thể nghỉ việc… là những yếu tố dẫn đến trầm cảm nơi công sở. Nó vừa làm giảm hiệu quả công việc, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chưa dừng lại ở đó, trầm cảm nơi công sở còn lây lan năng lượng tiêu cực cho những người khác!
Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm nơi công sở?
Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm nơi công sở?
Nhiều người cho rằng công việc áp lực quá lớn, không thích sếp hay lương thấp… thì nghỉ việc luôn. Nếu theo quan điểm đó, dân lao động sẽ không bị trầm cảm.
Tuy nhiên thực tế, mỗi người đều có áp lực vô hình riêng mà họ không giải quyết được, đành phải sống chung với nó. Chẳng hạn như áp lực tài chính khiến họ không dám nghỉ việc, sợ thất nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế… Cứ thế, họ bám víu vào vị trí hiện tại, sống chung với căng thẳng, áp lực nơi công sở, dần bị trầm cảm.
Cụ thể, những yếu tố dẫn đến trầm cảm nơi công sở bao gồm:
- Áp lực công việc quá lớn, phải chịu trách nhiệm nặng nề nếu sai sót, ví dụ như nghề kiểm soát không lưu (dẫn đường an toàn cho các chuyến bay). Họ luôn phải tập trung cao độ trước màn hình máy tính, để ý từng chi tiết nhỏ, phải chịu trách nhiệm lớn về an toàn khi máy bay cất, hạ cánh.
- Thời gian làm việc nhiều, phải tăng ca thường xuyên, không có thời gian nghỉ ngơi.
- Không phải công việc mà bản thân mong muốn.
- Đồng nghiệp cạnh tranh, chơi xấu, bị xa lánh.
- Áp lực về tiền bạc, công việc quá nhiều nhưng không mang lại nguồn thu nhập như mong muốn.
- Tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với những thứ tiêu cực.
- Bất hòa với sếp, thường xuyên bị sếp khiến trách, phê bình trước nhiều người.
- Thành tích thua kém so với các đồng nghiệp công ty cho dù bạn đã cố gắng không ngừng.
- Thất bại trong kinh doanh, thường gặp ở những người tự mở công ty, có các dự án khởi nghiệp.
Người thất bại trong kinh doanh có nguy cơ trầm cảm nơi công sở
Nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn ở người có:
- Gen di truyền: Tiền sử gia đình bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu,…
- Sống cùng với những người bị trầm cảm hoặc những người có suy nghĩ, lối sống tiêu cực.
- Tính cách yếu đuối, thiếu kỹ năng quản lý tài chính, thời gian, năng lực chuyên môn kém.
- Quá cầu toàn trong cuộc sống cũng như công việc.
- Sức khỏe thể chất không ổn định: Rối loạn nội tiết, suy nhược thần kinh, mắc các chứng bệnh mãn tính…
- Cuộc sống có quá nhiều áp lực như mâu thuẫn với gia đình, bị lừa dối trong tình yêu, tài chính không ổn định,…
Các triệu chứng trầm cảm nơi công sở
Một người bị trầm cảm nơi công sở thường có triệu chứng như:
- Khí sắc u ám, buồn bã, không có sức sống, không có niềm vui.
- Thường ngồi lơ đễnh, mất tập trung, không nghe thấy người khác nói gì.
- Không muốn giao tiếp hay nói chuyện với ai.
- Thường chỉ cố gắng làm việc đúng giờ, không còn hứng thú trong công việc.
- Có thể bật khóc dễ dàng dù là một chuyện nhỏ nhất, nhưng họ thường không khóc trước mặt người khác.
- Luôn cảm thấy cô đơn, không có ai quan tâm dù đang ở trên công ty rất đông người.
- Không hoàn thành tốt công việc được giao.
- Luôn cho rằng bản thân vô dụng, bất tài, tự trách móc mình.
Người bị trầm cảm luôn nghĩ bản thân vô dụng, bất tài
- Tâm lý có thể bị kích động nếu bị khiển trách hoặc đồng nghiệp nói xấu.
- Chán ăn, ăn uống không ngon, bỏ ăn thường xuyên.
- Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, dễ giật mình tỉnh giấc khiến cả ngày hôm sau luôn làm việc trong trạng thái uể oải.
- Đau người không rõ nguyên nhân.
- Không còn chăm chút cho bản thân như trước
- Khi giao tiếp và làm việc với khách hàng thường thiếu sự kiên nhẫn, dễ nổi nóng
- Tìm đến bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc.
- Âm thầm tự làm đau bản thân, đôi khi thực hiện ở chính công ty để làm bản thân thấy dễ chịu hơn.
- Có suy nghĩ tự tử
Trầm cảm nơi công sở: Đừng chủ quan!
Trầm cảm nơi công sở đang dần trở thành vấn đề lớn của cá nhân và công ty. Nó làm giảm hiệu suất lao động, khiến bệnh nhân mất đi sự hứng thú trong công việc.
Với những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, bệnh nhân gần như không thể có các ý tưởng đột phá, gặp rất nhiều khó khăn để đưa ra các quyết định. Trầm cảm còn khiến người bệnh giảm khả năng tập trung, kỹ năng giao tiếp. Họ khó duy trì được công việc như trước.
Nếu không can thiệp điều trị, bệnh nhân sẽ phải nghỉ việc và đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Nhiều người có xu hướng tìm đến rượu bia, chất kích thích để quên đi áp lực. Tuy nhiên, các thói quen này lại vô tình làm nghiêm trọng hơn chứng trầm cảm.
Hơn nữa, trầm cảm nơi công sở cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh. Năng lượng tiêu cực, sự ủ rũ và chán chường của bệnh nhân sẽ khiến cho đồng nghiệp cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung.
Năng lượng tiêu cực từ người trầm cảm dễ lan sang đồng nghiệp
Những tổn thương do bệnh trầm cảm gây ra thường khó nhận biết. Đôi khi chính bản thân người bệnh cũng không rõ họ đang có vấn đề. Chỉ khi xuất hiện hành vi tiêu cực, người xung quanh mới phát hiện ra. Lúc này, trầm cảm đã tiến triển sang giai đoạn nặng, khả năng điều trị gặp nhiều khó khăn.
Cần làm gì để phòng tránh trầm cảm nơi công sở?
Để tránh bản thân rơi vào trầm cảm nơi công sở, bạn nên:
Trang trí bàn làm việc sinh động
Chỗ làm việc nhiều màu sắc, tươi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, hứng khởi hơn. Bạn có thể trồng 1 chậu cây xanh nhỏ hoặc nuôi cá ngay tại vị trí làm việc. Khi cảm thấy áp lực, bạn hãy chăm sóc chúng để thư giãn tinh thần.
Ngoài ra, khi cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể đi lại một vòng nơi làm việc, nghe một bài nhạc theo sở thích để lấy lại năng lượng.
Học cách từ chối
Khi công việc đã quá đủ làm bạn bận rộn, bạn hãy từ chối làm dùm công việc của người khác hoặc nhận thêm công việc mới từ sếp.
Quá nhiều công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi, khả năng hoàn thành tốt cũng không cao. Vì vậy, bạn hãy tự lượng sức mình, biết mình có thể làm những gì, làm tới đâu và từ chối một cách hợp lý.
Giải quyết các bất đồng trong mối quan hệ với đồng nghiệp
Nếu các bất đồng có liên quan đến công việc, bạn nên giải quyết càng sớm càng tốt. Bạn có thể nhắn tin hoặc hẹn đồng nghiệp ra nói chuyện riêng. Đôi khi, bạn có thể tâm sự với người khác đáng tin cậy, nhờ họ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Trường hợp mâu thuẫn vì chuyện ngoài luồng, bạn đừng quá bận tâm và hãy tập trung làm tốt công việc của mình.
Chủ động giải quyết bất đồng với đồng nghiệp
Chia sẻ với đồng nghiệp
Công ty cũng như ngôi nhà thứ hai của bạn. Do đó, bạn không nên tách biệt bản thân mà hãy kết giao với các đồng nghiệp. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì bên cạnh những người xấu thì vẫn có người tốt, hợp với tính cách của bạn.
Khi có người thấu hiểu, chia sẻ các vấn đề trên công ty, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, kinh nghiệm của họ cũng sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các công việc được giao.
Đừng ngại ngùng thay đổi môi trường làm việc
Nếu bạn cảm thấy môi trường làm việc không có điểm nào tốt thì đừng ngại ngùng xin nghỉ việc. Cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra chào đón bạn.
Khi bản thân có năng lực, có sự cầu tiến thì chắc chắn sẽ có công ty phù hợp với bạn.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính, điện thoại, khách hàng không chỉ làm tăng nguy cơ các vấn đề về tâm lý mà còn khiến sức khỏe giảm sút. Chẳng hạn như dân văn phòng dễ gặp bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, vấn đề về xương khớp…
Bởi vậy mỗi ngày, bạn nên dành thời gian tập thể dục, phơi nắng để vừa cải thiện sức khỏe thể chất, vừa giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần. Bạn cũng nên chú ý ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau, củ, quả tươi, hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.
Nếu công việc có áp lực lớn, phải làm việc trí óc cường độ cao, bạn nên dùng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ để tăng cường hormone hạnh phúc, giải tỏa stress, tiếp thêm động lực cho bản thân.
Trầm cảm nơi công sở đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Để tránh nó xảy ra, bạn nên trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng phòng ngừa ngay từ bây giờ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì khác, mời bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài 0243.760.6666 trong giờ hành chính để các chuyên gia tâm lý hỗ trợ nhanh nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập