Người già cô đơn: Đối mặt với nguy cơ trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Người Việt Nam có truyền thống ‘trẻ cậy cha, già cậy con’, nhiều gia đình có 3 - 4 thế hệ cùng chúng sống. Tuy nhiên, theo xu hướng tất yếu của xã hội, mô hình gia đình như vậy ngày càng giảm dần. Con cái đã lập gia đình ít ở với cha mẹ già nên nhiều những người già cô đơn một mình, họ không có con cái ở bên trò chuyện, chăm sóc,...

 

Người già cô đơn.

Người già cô đơn.

 

Tại sao người già thường cô đơn?

   Cô đơn (Loneliness) là một trạng thái cảm xúc phức tạp, thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối hay giao tiếp với những cá nhân khác, cả trong hiện tại cũng như tiếp tục kéo dài đến tương lai

   Trạng thái này khá phổ biến trong xã hội loài người, có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Với người cao tuổi thì những cảm nhận về cô đơn lại càng sâu sắc, thấm thía hơn bất kỳ ai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn ở người già, như:

Vợ hoặc chồng mất

   Tuổi già đến, không thể nào tránh khỏi được tình huống một người đi trước người kia. Hai vợ chồng đã bầu bạn bên nhau một thời gian dài, cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở trong cuộc sống. Do đó, nếu một người đi trước thì người còn lại chắc hẳn sẽ vô cùng cô đơn, nhớ nhung.

Con cái đi làm, đi học xa

   Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, rất nhiều người trẻ quyết định rời quê đi làm ăn xa, thậm chí là ra nước ngoài. Có những thôn làng chỉ còn lại những người trung niên và người cao tuổi. Họ sống cô độc, không có người bầu bạn ở trong chính tổ ấm đã từng rộn ràng tiếng cười gia đình. Họ mòn mỏi ngóng chờ con cháu trở về, lo lắng không biết các con mình sống ra sao, có tốt không, có khỏe mạnh không, công việc có thuận lợi không, có ai chăm sóc chúng không…

Xu hướng gia đình hạt nhân

   Theo số liệu điều tra mới nhất của Viện Dân số sức khỏe và Phát triển vào năm 2020, thực hiện với hơn 6.000 người cao tuổi trên cả nước, có 19% người cao tuổi sống riêng 2 vợ chồng, 8,6% người cao tuổi sống một mình, hơn một nửa số người cao tuổi sống một mình có con cái sống cùng xã, phường.

   Theo xu hướng phát triển hiện nay, cấu trúc gia đình đa thế hệ dần trở thành gia đình hạt nhân (gia đình gồm 2 thế hệ là một cặp vợ chồng và các con chưa kết hôn). Cấu trúc gia đình này có nhiều điểm mạnh, các thành viên còn trẻ, năng động, tự tin, giàu khát vọng, có mối quan hệ khăng khít, có kế hoạch phát triển cụ thể,...cấu trúc gia đình này được xem là xương sống của xã hội Việt Nam.

   Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự dịch chuyển này nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là khoảng cách thế hệ trong suy nghĩ, lối sống. Do đó, để tránh những lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt’, nhiều gia đình đã lựa chọn ở riêng, không sống cùng cha mẹ già.

 

Để tránh xung đột thế hệ, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã chọn ở riêng.

Để tránh xung đột thế hệ, nhiều cặp vợ chồng trẻ đã chọn ở riêng.

(Minh họa: Phim Hoa hồng trên ngực trái)

 

   Tuy nhiên, cấu trúc gia đình hạt nhân cũng mang nhiều điểm yếu, trong đó thực trạng “người già cô đơn” trong những năm qua cũng được coi là một trong những hệ lụy của gia đình hạt nhân.

Do khoảng cách giữa hai thế hệ

   Có nhiều trường hợp người cao tuổi cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình, mặc dù con cháu ở cạnh bên. Do khoảng cách về thế hệ nên thiếu sự thông cảm, chia sẻ lẫn nhau, từ đó dẫn tới hiện tượng tuy sống chung nhà nhưng luôn tồn tại một khoảng cách vô hình giữa các thành viên. Những người trẻ tuổi mỗi sáng sớm là hối hả ra ngoài với guồng quay của công việc, học tập. Tối về họ cũng lại mải miết với thế giới riêng của mình. Thời gian dành cho những người cha/ mẹ/ ông/ bà chỉ gói gọn trong bữa ăn cùng nhau.

   Cũng có một số gia đình, do lối suy nghĩ khác biệt giữa các thế hệ mà cha mẹ già và con cái cũng ít tiếng nói chung, nên họ hạn chế giao tiếp vì ngại xung đột, va chạm. Thế là những người già chỉ thu mình trong những bức tường vắng lặng, trở lên lạc lõng, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

>>> Xem thêm: Stress vì mâu thuẫn gia đình và cách giải quyết

Khó giao tiếp xã hội

   Khi tuổi già ập đến, bạn bè và người thân lần lượt ra đi, những người già lại càng muốn thu mình lại, ít tiếp xúc với thế giới xung quanh. Họ cũng có xu hướng ít muốn kết bạn mới. Hơn nữa, nhiều người cao tuổi ở đô thị cảm thấy ngại ra ngoài đường vì giao thông phức tạp, giao thông công cộng chưa phát triển. Chính điều này khiến cho tỉ lệ người cao tuổi cô đơn có xu hướng cao hơn những lứa tuổi khác.

 

Hệ lụy của tình trạng “người già cô đơn”

   Theo bà  Caroline Abrahams - Giám đốc tổ chức “ Người cao tuổi” ở Anh cho biết: “Sự cô đơn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự hạnh phúc của người già. Điều này có thể nhìn thấy rõ về mặt tinh thần khi tình trạng trầm cảm ở người già thường trở nên nghiêm trọng hơn vì cô đơn”.

   Người cao tuổi sống một mình thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự cô đơn và trầm cảm ở những người trên 50 tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn và trầm cảm có mối quan hệ tương hỗ với nhau.

    Ở người cao tuổi, trầm cảm có thể có biểu hiện triệu chứng và cấp độ khác nhau. Nhiều người già và gia đình họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm, không biết rằng trầm cảm là một căn bệnh và không biết làm thế nào để xử lý được. Nhiều người thậm chí nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh trầm cảm là dấu hiệu những bệnh khác hoặc tặc lưỡi cho rằng “người già ai cũng có lúc “ trái tính trái nết”. Chính sự nhầm lẫn tai hại này khiến cho trầm cảm ở người cao tuổi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thậm chí, nhiều người còn có tư tưởng muốn “tự giải thoát bản thân” để không tạo gánh nặng cho con cháu.

 

 Nhiều người cao tuổi bị trầm cảm nhưng chính bản thân họ cũng không biết.

Nhiều người cao tuổi bị trầm cảm nhưng chính bản thân họ cũng không biết.

 

   Bên cạnh vấn đề tâm lý, người cao tuổi sống một mình cũng sẽ gặp không ít vấn đề sức khỏe. Họ dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp. Các bệnh này thường trở nên mãn tính, khiến người già phải chịu đựng suốt đời. Khi tuổi cao, sức khỏe suy giảm và không được chăm sóc cẩn thận lúc đau ốm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người già.

 

Tại sao người già cô đơn lại dễ bị trầm cảm?

   Một số nguyên nhân khiến người già cô đơn bị trầm cảm là:

  • Do sự thay đổi hormone: Cô đơn làm tăng tiết cortisol, còn được gọi là hormone căng thẳng. Theo Tạp chí Tâm thần học Anh, cortisol tăng cao có thể làm giảm chức năng của serotonin, từ đó góp phần gây ra trầm cảm. Nếu cortisol tăng trong thời gian ngắn, não bộ sẽ tăng cường sản sinh dopamine. Tuy nhiên, việc tăng cortisol kéo dài triền miên mà không có biện pháp khắc phục sẽ khiến cho hàm lượng dopamine bị cạn kiệt, làm gia tăng nguy cơ trầm cảm
  • Không có người tâm sự, chia sẻ: Những tâm tư, cảm xúc nếu cứ dồn nén trong lòng mà không được chia sẻ, gỡ rối sẽ tích tụ trong lòng và rất dễ bùng phát trở thành trầm cảm.
  • Nỗi lo bệnh tật: Nỗi lo bệnh tật là một tâm lý thường gặp ở người già. Ở những người già cô đơn thì nỗi lo ấy lại càng trở nên mạnh mẽ hơn. Họ hay có những suy nghĩ tiêu cực như: lỡ mình có đau bệnh, hay có bị làm sao thì chắc gì “con cháu đã biết”, hay là: mình bị bệnh thì làm gì có tiền mà chữa trị, đôi khi lại tự mình làm hoảng hốt mình, khi có những triệu chứng xảy ra với cơ thể và tự làm quan trọng hóa vấn đề lên …. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài không chỉ làm tăng nguy cơ trầm cảm mà còn gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

Làm thế nào để tránh được tình trạng người già cô đơn?

Mời bạn bè đến nhà

   Để giảm bớt cô đơn tuổi “xế chiều”,  các bác có thể lên kế hoạch tổ chức hoặc gặp gỡ những người bạn lâu năm. Hoặc đơn giản hơn, các bác nên mời hàng xóm đến nhà để ăn cơm, uống trà và trò chuyện. Mọi người có thể ôn lại những chuyện cũ hoặc bàn về những câu chuyện mới quanh đây, rủ nhau đánh cờ, đi câu. Chắc hẳn nỗi cô đơn tuổi già sẽ vơi bớt đi nhiều.

Học cách sử dụng cập nhật các thiết bị công nghệ

   Để cải thiện tình trạng người già cô đơn, người thân và gia đình nên trang bị và hướng dẫn người cao tuổi sử dụng các thiết bị điện tử. Các bác có thể nói chuyện với người thân và bạn bè sống ở xa. Ngoài ra, các bác còn có thể sử dụng thiết bị điện tử để nghe nhạc, báo đài hoặc xem những video hài hước. Điều này sẽ giúp cho bác thấy thư giãn và hoài niệm khi nhớ về một thời tuổi trẻ đã qua.

Tham gia vào các hoạt động địa phương cho người cao tuổi

   Mỗi khu vực thường có các hoạt động khác nhau cho người cao tuổi như: Câu lạc bộ ca hát, nhảy múa, nuôi cá cảnh, trồng cây hoặc tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo,… Thông qua các hoạt động này, các bác sẽ kết bạn và mở rộng được nhiều mối quan hệ khác. Với những người trạc tuổi có chung đam mê và sở trường, mọi người sẽ có những điểm tương đồng để trò chuyện. Như vậy, bác sẽ không cảm thấy cô đơn, lạc lõng nữa.

 

Người cao tuổi diễn văn nghệ tại địa phương.

Người cao tuổi diễn văn nghệ tại địa phương.

(Ảnh: Hội người cao tuổi)

 

Học hỏi nhiều điều mới để vượt qua tuổi già cô đơn

   Đây là thời điểm vàng để các bác thử sức với những lĩnh vực mới, những điều dang dở mà khi còn trẻ bác chưa có cơ hội khám phá, làm những việc mà bác chưa được làm. Ví dụ: Rất nhiều bác đã chọn đi học vẽ, học một môn ngoại ngữ nào đó. Việc này không chỉ giúp bác vượt qua nỗi cô đơn mà còn giúp bác bù đắp lại những tiếc nuối thời niên thiếu.

Nuôi thú cưng

   Nuôi thú cưng là “liệu pháp” rất tốt để cải thiện tình trạng người già cô đơn. Bác sẽ cảm thấy thư giãn, bớt cô đơn khi có những con thú cưng “bầu bạn”. Các bác hãy chọn một vật nuôi mình yêu thích, phù hợp với tình hình sức khỏe của mình nhé!  

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng người già cô đơn và nguy cơ trầm cảm ở những đối tượng này. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm giảm tiết các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm hơn. Đôi khi, sự việc không có vấn đề gì nhưng họ lại hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.

Trầm cảm tuổi nghỉ hưu: Làm thế nào để vượt qua?

Tuổi nghỉ hưu là lúc chúng ta được bước sang giai đoạn nghỉ ngơi sau cả một thời gian dài vất vả lao động. Tuy nhiên, sự nghỉ hưu hưu đôi khi không đồng hành với sự thư giãn hoàn toàn mà ngược lại...

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì lo nghĩ chuyện con cái.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi