Mục lục [Ẩn]
Khi bị rối loạn lo âu, nhiều người chia sẻ họ thường thấy mình nhớ nhớ quên quên, mất tập trung, khó ghi nhớ, thường xuyên nhầm lẫn,... Đây là những dấu hiệu của hội chứng sương mù não (Brain fog). Trên thực tế, người ta đã tìm ra mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và tình trạng sương mù não, mời bạn cùng đón đọc.
Sương mù não là gì?
Sương mù não (brain fog) là một hội chứng đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chức năng nhận thức. Một nghiên cứu đã định nghĩa sương mù não là một nhóm các triệu chứng bao gồm suy giảm nhận thức, không có khả năng tập trung và làm nhiều việc cùng một lúc, đi kèm với đó là mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
Căn bệnh này rất phổ biến, xuất hiện trong một số trường hợp như: căng thẳng mãn tính, thiếu ngủ, rối loạn nội tiết tố, ăn kiêng, sử dụng một số loại thuốc,...
Các biểu hiện của sương mù não rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Giảm khả năng ghi nhớ. Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất. Người mắc chứng sương mù não thường xuyên nhớ nhớ, quên quên. Họ có thể quên đồ đạc, quên mất mình định nói gì hay làm gì, khó ghi nhớ được những thông tin mới.
- Giảm khả năng tập trung. Người bệnh rất khó để duy trì sự tập trung và chú ý vào việc gì đó. Họ thường có biểu hiện như: lơ đễnh, dễ phân tâm, đang làm dở việc này lại chuyển sang làm việc khác.
- Suy nghĩ chậm chạp. Khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin mới của người bệnh bị hạn chế do các tín hiệu thần kinh bị ngắt quãng. Người bệnh thường suy nghĩ, hành động chậm chạp, phản xạ kém hơn bình thường.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi hơn mỗi khi làm việc. Điều này cũng có thể là do ảnh hưởng từ việc giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và suy nghĩ chậm chạp.
Mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sương mù não
Tại sao rối loạn lo âu có thể dẫn đến tình trạng sương mù não?
Nhiều người bị rối loạn lo âu phàn nàn rằng họ dễ bị mất tập trung và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, và đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng suy giảm chức năng điều hành và ghi nhớ theo giai đoạn của rối loạn lo âu.
Nghiên cứu cho thấy, rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đáng kể đến trí nhớ, khả năng làm việc của một người. Một nghiên cứu khác kiểm tra tác động của rối loạn lo âu đến nhận thức cũng cho thấy rối loạn lo âu gây suy giảm hiệu suất, trí nhớ nơi làm việc. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bệnh nhân rối loạn lo âu bị sương mù não:
- Ảnh hưởng đến não bộ
Nghiên cứu cho thấy, tình trạng căng thẳng liên tục ở bệnh nhân rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến não bộ, cụ thể là khiến hồi hải mã của não (vùng não tham gia vào quá trình hình thành ký ức) bị co lại do giảm sản sinh các tế bào thần kinh ở hồi hải mã. Vì vậy, khi chúng ta bị lo lắng chế ngự thì khả năng xử lý thông tin, tập trung, chú ý và ghi nhớ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rối loạn lo âu còn làm tăng hoạt động ở các vùng não chịu trách nhiệm phát hiện và phản ứng sợ hãi (hạch hạnh nhân và các vùng khác) và ức chế vùng não chịu trách nhiệm điều hành (vỏ não). Sự thay đổi này làm tăng cường khả năng nhận thức và phản ứng với nguy hiểm của chúng ta. Mặc dù điều này có lợi khi chúng ta thực sự gặp nguy hiểm, nhưng nó sẽ khiến việc chúng ta lý giải nhiều vấn đề theo hướng trầm trọng, tiêu cực hơn.
- Ảnh hưởng đến hormone
Khi căng thẳng, các hormone gây căng thẳng cortisol, adrenaline và norepinephrine tăng lên. Theo nghiên cứu, những hormone này khi tiết ra nhiều và liên tục có thể khiến não bị quá tải, dẫn đến chúng ta gặp khó khăn trong việc tập trung và trí nhớ ngắn hạn. Trong khi đó, những người mắc rối loạn lo âu lại thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng và lo lắng, cảnh giác cao độ, điều này làm tăng nguy cơ bị sương mù não ở những đối tượng này.
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Người bệnh rối loạn lo âu thường có triệu chứng mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Trong khi đó, việc ngủ không đủ giấc lại khiến não của chúng ta không có cơ hội để nghỉ ngơi.
Thông thường, giấc ngủ được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) và NREM (Non REM – chuyển động mắt không nhanh). Trong đó, giai đoạn ngủ REM giúp bạn có một giấc ngủ ngon, cải thiện trí nhớ, tâm trạng và khả năng tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, giai đoạn giấc ngủ REM chỉ xuất hiện nhiều ở cuối giấc ngủ, nên nếu chúng ta ngủ không đủ giấc, giai đoạn ngủ REM ít sẽ dẫn đến trí nhớ bị ảnh hưởng và khả năng tập trung kém.
- Thuốc men
Người ta thấy rằng, nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu như thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ổn định tâm trạng,... có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó sương mù não, lú lẫn, khó tập trung và các vấn đề về trí nhớ là các tác dụng phụ thường gặp.
Sương mù não có khiến rối loạn lo âu trở nên nghiêm trọng hơn không?
Theo các chuyên gia, sương mù não có khả năng khiến tình trạng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn. Bởi khi bị sương mù não, não của chúng ta phải hoạt động nhiều hơn bình thường để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày, khiến não bộ bị quá tải và khiến các triệu chứng của rối loạn lo âu trở nên nghiêm trọng hơn.
Làm sao để vượt qua rối loạn lo âu và sương mù não?
Xác định nguyên nhân gây ra sự lo lắng của bạn
Không phải lúc nào sự lo âu cũng cần một lý do rõ ràng, nhiều khi những suy nghĩ và cảm xúc của bệnh nhân rối loạn lo âu thường không cân xứng với tình huống hoặc thậm chí không có một nguyên nhân rõ ràng nào cả. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tìm được căn nguyên gây căng thẳng và lo lắng, bạn sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Nếu bạn không tìm được nguyên nhân thì cũng đừng lo lắng, bạn hãy thử ghi nhật ký về các triệu chứng của mình. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hãy ghi lại tình huống khởi phát nó. Điều này sẽ giúp bạn dần tìm được những yếu tố làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, từ đó có phương hướng giải quyết phù hợp.
Chăm sóc sức khỏe thể chất
Sức khỏe thể chất là nền tảng cho một sức khỏe tinh thần mạnh khỏe. Nếu sức khỏe thể chất của bạn suy yếu, sức khỏe tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn nên:
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Hoạt động thể chất của tác dụng rất tốt trong cải thiện rối loạn lo âu và tăng cường sự minh mẫn. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị, người lớn nên hoạt động thể chất 75 - 150 phút trong một tuần.
- Có chế độ ăn lành mạnh, đủ chất: Các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường hay dầu mỡ có thể làm gia tăng các triệu chứng của rối loạn lo âu và sương mù não. Do đó, bạn nên thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não như trái cây, rau quả, các loại hạt, hải sản, trứng,...
- Vệ sinh giấc ngủ: Mất ngủ - rối loạn lo âu và sương mù não đã được chứng minh rằng có ảnh hưởng đến nhau. Vì vậy, bạn hãy cố gắng ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để giúp não hồi phục.
Giảm căng thẳng
Các bài tập giảm căng thẳng, các cơ chế ứng phó lành mạnh như thiền, chánh niệm hay các bài tập thể dục sẽ giúp giảm tình trạng sương mù não và rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giúp làm giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, mệt mỏi, tình trạng sương mù não hiệu quả.
BoniBrain của Mỹ.
Hãy cho bản thân mình một khoảng nghỉ ngơi.
Bệnh nhân rối loạn lo âu thường trong trạng thái căng thẳng cao độ. Tuy nhiên, sương mù não là dấu hiệu cho thấy năng lượng của bạn đã cạn kiệt hoàn toàn, và bạn thật sự cần một khoảng nghỉ để nạp lại năng lượng.
Bạn hãy dành cho mình một thời gian, có thể là một giờ, một buổi hoặc thậm chí một ngày không phải làm việc gì cả. Trong thời gian này, bạn hãy làm những việc mà mình thích như chăm sóc cây cối, chơi với thú cưng, xem phim,.... Điều này sẽ giúp bạn tái tạo lại năng lượng tinh thần, tránh kiệt sức.
Trên đây là một số thông tin về mối liên hệ giữa rối loạn lo âu và sương mù não. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hi vọng các lời khuyên trong đây sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập