Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra?

Mục lục [Ẩn]

 

    Bất kể bạn cảm thấy tuyệt vọng vì mối quan hệ đổ vỡ không bao giờ hàn gắn được, vì đống nợ khổng lồ mà có thể cả đời bạn cũng không trả được, hoặc bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống, thì đó thật sự là cảm giác tồi tệ. May mắn thay, có một số điều mà bạn có thể làm khi cảm thấy tuyệt vọng để khiến cuộc sống này tốt hơn. Hãy theo dõi bài viết này để tìm ra cách giúp bạn có thể lấy lại được niềm hy vọng cho mình nhé!

 

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra?

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra?

 

Cảm thấy tuyệt vọng là như thế nào?

    Cảm thấy tuyệt vọng là khi bạn tin rằng, mọi thứ sẽ không thể trở nên tốt đẹp hơn mà chỉ ngày càng tệ đi, hoặc bạn cho rằng, mình không bao giờ có được hạnh phúc, không thể thành công trong tương lai. Đó là khi, bạn không còn hy vọng vào bất kỳ điều gì tích cực có thể sẽ đến với bạn. 

    Tuyệt vọng và bất lực là hai cảm giác song hành với nhau. Bạn sẽ không thấy tuyệt vọng nếu bạn không có cảm giác bất lực trước một sự việc nào đó. Khi thấy bất lực, bạn sẽ không còn hy vọng vào việc tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

   Khi tuyệt vọng, bạn cũng có thể có cảm giác trống rỗng nhưng không biết tại sao.

   Cảm giác tuyệt vọng ở một số người có liên quan đến việc họ suy nghĩ về những điều tiêu cực trong tương lai thay vì nghĩ về điều tích cực, khi đứng trước một thách thức hoặc rào cản quá lớn mà họ nghĩ rằng mình không thể vượt qua và phải bỏ cuộc.

    Tuyệt vọng là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số tình trạng rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực… cũng khiến người bệnh cảm thấy tuyệt vọng.

 

Con người dễ rơi vào tuyệt vọng khi nào?

Chúng ta có thể cảm thấy bất lực, tuyệt vọng khi:

  • Mất việc làm và không tìm thấy cơ hội việc làm mới.
  • Mất khả năng lao động, ví dụ như bị hỏng hai mắt, mất hai tay sau một tai  nạn thảm  khốc.
  • Có những rạn nứt ngày càng lớn trong 1 mối quan hệ, hoặc khi nó đã đổ vỡ và bạn không có cách nào để níu kéo hay hàn gắn.
  • Mất người thân hoặc người thân bị bệnh hiểm nghèo nhưng bạn không có có cách nào để có thể chi trả tiền viện phí, phải bất lực nhìn người thân mình khổ sở vì bệnh tật. 
  • Bị căng thẳng trong thời gian dài.
  • Đứng trước thảm họa thiên nhiên.
  • Bản thân đang gặp bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính không thể chữa khỏi. 
  • Mất phương hướng.
  • Phá sản hoặc có 1 khoản nợ khổng lồ mà bạn cho rằng cả đời này không thể trả được.

   Khi tuyệt vọng, con người sẽ có những hành vi theo hướng tiêu cực. Khi người bệnh có hy vọng, nó sẽ thay đổi cảm xúc và hành vi theo hướng tích cực. 

 

Cảm giác tuyệt vọng khi chúng ta thấy bất lực, hết hy vọng vào việc tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn

Cảm giác tuyệt vọng khi chúng ta thấy bất lực, hết hy vọng vào việc tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn

 

7 lời khuyên để lấy lại hy vọng và ngừng cảm thấy tuyệt vọng

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lấy lại hy vọng:

Hãy xác định nguyên nhân khiến bạn tuyệt vọng là gì

   Tuyệt vọng thường là triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu. Nó cũng có thể liên quan đến nỗi đau trong quá khứ chưa được giải quyết hoặc những khó khăn quá lớn trước mắt mà bạn cảm thấy bất lực, nghĩ rằng không có cách nào để vượt qua.

   Nếu bạn xác định được nguyên nhân và giải quyết chúng, cảm giác tuyệt vọng sẽ dần giảm đi. Còn trong trường hợp bạn cảm thấy tuyệt vọng kéo dài hơn 2 tuần, hãy cân nhắc đến gặp chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Họ có thể sẽ tìm ra nguyên nhân tuyệt vọng của bạn, đưa ra những lời khuyên hoặc phương pháp trị liệu hiệu quả để giúp bạn vượt qua những cảm xúc tiêu cực. 

Chia sẻ với người khác

    Khi trò chuyện, chia sẻ và nhờ người khác giúp đỡ sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và có thêm hy vọng. Bạn hãy cố gắng chia sẻ với bạn bè và người thân, những người bạn tin tưởng. Đồng thời, bạn có thể tạo thêm mối quan hệ mới với những người khác.

 

 Hãy chia sẻ với người khác

Hãy chia sẻ với người khác

 

Nhắc nhở bản thân rằng bạn đã vượt qua nhiều khó khăn trong quá khứ

  Cuộc sống này luôn có đầy những thăng trầm và rất có thể bạn đã từng vượt qua những khó khăn trong quá khứ.

   Nghiên cứu cho thấy, khi nhìn lại những thành công trong quá khứ thì con người có thể tăng hy vọng cho tương lai. Khi nghĩ lại những sự việc đã diễn ra trước đây, bạn có thể thấy mình từng vượt qua những khó khăn lớn khác thì không có lý do gì mình lại không thể chiến thắng vấn đề ở hiện tại.

Xác định các bước tiếp theo để có thể giải quyết vấn đề đang gặp phải

   Khi rơi vào tuyệt vọng, chúng ta sẽ nghĩ rằng mình sẽ không thể vượt qua điều tồi tệ đang gặp phải. Điều đó khiến bạn không làm bất cứ điều gì để khắc phục nó. Ví dụ, khi một người bị ung thư, họ rơi vào tuyệt vọng và từ chối điều trị vì cho rằng tốn nhiều chi phí, chịu đau đớn mà cũng không khỏi được bệnh. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ tích cực, dũng cảm đối mặt và tham gia các cuộc trị liệu, bệnh nhiều loại ung thư có thể điều trị khỏi, người bệnh sẽ dần khỏe mạnh trở lại.

   Vì vậy, đứng trước những vấn đề, nỗi đau khiến bạn tuyệt vọng, hãy lập kế hoạch và từng bước thực hiện để có thể vượt qua sự tuyệt vọng đó. Ví dụ, nếu bạn vừa trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ và tuyệt vọng vì nghĩ rằng mình sẽ sống cô đơn đến cuối đời thì hãy tìm một mối quan hệ mới, lên kế hoạch và thực hiện điều đó. Chắc chắn rằng, khi bạn trở thành phiên bản tốt hơn, tự yêu quý bản thân thì sẽ có những người thật sự yêu thương và trân trọng bạn. 

 

Tìm những hình mẫu để có thêm hy vọng

    Bạn có ngưỡng mộ ai không? Hãy tự hỏi, nếu người đó rơi vào hoàn cảnh giống như bạn, họ sẽ làm gì? Điều đó sẽ khiến bạn có động lực để vượt qua khó khăn.

   Tương tự, hãy nhìn vào những người đã nỗ lực vượt qua hoàn cảnh giống mình. Đó chính là nguồn động lực tuyệt vời. Ví dụ, một người đang rơi vào tuyệt vọng vì bị tai nạn và liệt cả hai chân. Nhưng khi nhìn vào những người cũng bị tương tự, thậm chí mất cả hai tay (như Nick Vujicic), vẫn có cuộc sống tốt đẹp, khi đó họ sẽ có hy vọng và trở nên lạc quan hơn, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không sống trong đau khổ và tuyệt vọng nữa.

 

Người đàn ông không tay, không chân nhưng vẫn có cuộc sống viên mãn

Người đàn ông không tay, không chân nhưng vẫn có cuộc sống viên mãn

 

Hãy biết rằng, ông trời không cho ai mọi thứ và cũng không lấy đi của ai tất cả

    Nếu bạn bị phá sản, bạn vẫn còn sức khỏe và người thân bên cạnh. Nếu chồng bạn ngoại tình và đòi ly hôn, bạn vẫn còn đứa con, bạn bè và những người thân yêu. Đó sẽ là động lực giúp bạn vượt qua khó khăn và cảm giác tuyệt vọng, sống tích cực và có hy vọng hơn. 

Dùng BoniBrain để trở nên hạnh phúc hơn

   BoniBrain là sản phẩm của Mỹ, giúp cơ thể tăng tiết hai loại hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin.

   Trong đó,  serotonin và dopamin là hai chất giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, căng thẳng, buồn rầu, giúp con người khi đứng trước 1 sự việc sẽ có những suy nghĩ tích cực, lạc quan, vui vẻ hơn. Đặc biệt, dopamin là hormon tạo động lực, giúp con người tràn đầy năng lượng, có cảm giác hưng phấn, thích thú.

   Sản phẩm này sẽ giúp cải thiện các vấn đề trên tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… 

   Bạn uống BoniBrain với liều 2-4 viên/ngày, sau 1-2 tuần, tâm trạng sẽ có những cải thiện rõ rệt. Sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất khi dùng đều đặn đủ liệu trình 3 tháng.

    Như vậy, cảm giác tuyệt vọng khiến chúng ta không còn động lực để vượt qua những khó khăn đang gặp phải, thậm chí là thúc đẩy hành vi tự tử. Khi thực hiện các phương pháp trên, bạn sẽ dần lấy lại được hy vọng, cải thiện tâm trạng và có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

Chị Quách Thị Hồng Ánh, 34 tuổi trú tại số 41A/1F khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Khi biết tin bản thân mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, người bệnh thường bị sốc tâm lý. Họ trở nên lo lắng, sợ hãi, dần rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng, trầm cảm.

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Đây có thể là hiện tượng bình thường bởi sau một ngày hoạt động vất vả, cơ thể đã tiêu tốn rất nhiều sức lực.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi