Nomophobia: Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh

Mục lục [Ẩn]

 

 

 

   Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rầm rộ. Điện thoại trở thành công cụ quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nhờ nó mà chúng ta có thể liên lạc với nhau dù cách xa ngàn dặm. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển đó là tình trạng “lệ thuộc” vào điện thoại. Nhiều người cảm thấy lo lắng, hoảng loạn khi không có nó. Đó chính là Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh.

 

Nomophobia là gì?

Nomophobia là gì?

 

Nomophobia là gì?

   Nomophobia hay hội chứng sợ thiếu điện thoại là tình trạng mà một người sợ hãi quá mức vô lý khi không có điện thoại bên cạnh. Đây là một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, biểu hiện tương đồng với các rối loạn lo âu khác như sợ độ cao, sợ không gian hẹp

   Điều đáng ngại là công nghệ thông tin càng phát triển, số người bị Nomophobia càng tăng cao. Một khảo sát của Bưu điện vương quốc Anh năm 2010 cho thấy: 53% người dùng smartphone có biểu hiện lo lắng khi điện thoại hết pin, hết tiền, mất điện thoại hoặc điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng. Trong đó, khoảng 47% nữ giới và 58% nam giới có biểu hiện sợ hãi, lo lắng thái quá khi điện thoại tắt nguồn.

   Họ luôn căng thẳng, kích động trước các tình huống bao gồm:

  • Không có điện thoại bên cạnh, không thể cầm điện thoại
  • Có điện thoại nhưng không thể sử dụng do hết tiền, hết pin, ngoài vùng phủ sóng,…
  • Không thể kiểm tra điện thoại vì đang thi cử, có cuộc họp quan trọng.
  • Đang ở những nơi cấm dùng điện thoại di động

   Bên cạnh đó, người bị Nomophobia cũng xuất hiện một số dấu hiệu thể chất như run rẩy, vã mồ hôi tim đập nhanh, chóng mặt, khó thở, tức ngực, ngất xỉu…

   Ngoài ra, bạn sẽ thấy họ luôn có hành vi để đảm bảo sử dụng được điện thoại khi cần, chẳng hạn như:

  • Giữ điện thoại bên mình 24/7 kể cả khi tắm và đi vệ sinh.
  • Luôn có sẵn cục sạc và sạc dự phòng để tránh tình trạng điện thoại hết pin.
  • Dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại trong ngày.
  • Kiểm tra thường xuyên để chắc chắn có đem theo điện thoại trong túi, balo,…

 

 Nguyên nhân nào gây hội chứng Nomophobia?

Nguyên nhân nào gây hội chứng Nomophobia?

 

Nguyên nhân nào gây hội chứng Nomophobia?

   Những yếu tố được cho là góp phần dẫn đến hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia bao gồm:

  • Phụ thuộc vào công nghệ: Hiện nay, điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc đơn thuần mà còn là nơi lưu trữ thông tin, dữ kiện và nhiều tính năng khác. Chỉ cần có điện thoại kết nối mạng trong tay, bạn sẽ biết được các thông tin, tình hình hiện tại của thế giới, tra cứu, ghi chép các vấn đề cần thiết, giao dịch hay giải trí thoải mái… Bởi vậy mà nhiều người trở nên phụ thuộc vào nó, dần phát triển thành hội chứng Nomophobia.
  • Sợ bị cô lập: Từ khi có điện thoại, việc liên lạc, trao đổi giữa người với người chủ yếu đều qua phương tiện này. Dần dần, việc giao tiếp thực tế ít đi, con người chỉ quan tâm các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp dành hàng giờ đồng hồ để kết bạn, nói chuyện, cập nhật thông tin của người khác trên mạng. Do đó, khi không có điện thoại thông minh bên cạnh, họ sẽ cảm thấy lo sợ bị mọi người lãng quên, cô lập.
  • Ảnh hưởng từ gia đình, người thân: Nếu sống trong môi trường có người nghiện sử dụng điện thoại, những thành viên khác, nhất là trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng và thực hiện theo hành vi đó.
  • Sang chấn tâm lý liên quan đến điện thoại: Hội chứng Nomophobia còn bắt nguồn từ những sang chấn tâm lý liên quan đến điện thoại như không nghe điện thoại khi người thân gặp tai nạn nghiêm trọng…

 

Hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia có nguy hiểm không?

 

Hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia có nguy hiểm không?

   Một số hệ lụy xảy ra do hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia bao gồm:

Gián tiếp gây mất ngủ

   Tâm lý lo sợ, bất an khi không có điện thoại bên cạnh khiến người dùng liên tục cầm và sử dụng nó. Việc sử dụng thiết bị điện tử vào buổi tối là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Bởi lẽ, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại đánh lừa não bộ lầm tưởng đang là ban ngày. Từ đó, bạn không có cảm giác buồn ngủ, khó vào giấc, ngủ không sâu giấc.

   Một số trường hợp còn mất ngủ vì điện thoại kết nối mạng và để chuông qua đêm. Khi có thông báo tin nhắn hay email, tiếng chuông kêu lên, họ lại tỉnh dậy kiểm tra, làm giấc ngủ gián đoạn.

   Mất ngủ kéo dài sẽ làm suy kiệt thể lực và sức khỏe tinh thần. Đồng thời, hệ lụy này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm

Tâm lý căng thẳng kéo dài

   Nomophobia khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng về chiếc điện thoại. Họ trở nên hoảng loạn nếu nó không dùng được hoặc để quên đâu đó… Những trạng thái tiêu cực này kéo dài sẽ làm suy kiệt sức khỏe tinh thần, tăng nguy cơ phát triển thành các rối loạn lo âu khác.

Ảnh hưởng đến công việc, học tập

   Việc luôn để ý đến điện thoại sẽ làm bạn khó tập trung và hoàn thành các công việc khác. Có trường hợp, họ dành quá nhiều thời gian vào điện thoại, bỏ bê học hành, công việc. Theo đó, kết quả học tập sụt giảm, hiệu suất công việc không cao.

 

 Nomophobia gây ảnh hưởng đến công việc

 Nomophobia gây ảnh hưởng đến công việc

 

Dễ làm rạn nứt các mối quan hệ

   Xu hướng của người mắc hội chứng Nomophobia là chỉ tập trung vào những mối quan hệ “ảo” trên các mạng xã hội. Họ dường như không còn quan tâm đến đời sống thực tại, không để tâm đến những người xung quanh. Họ giam mình trong nhà với chiếc điện thoại hàng giờ hoặc từ ngày này qua ngày khác mà không gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này khiến họ mất dần sự tương tác với xã hội. các mối quan hệ đời sống cũng sẽ nhạt dần và rạn nứt.

Mất dần khả năng giao tiếp

   Thực tế, những người mắc hội chứng Nomophobia thường cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện qua điện thoại. Theo thời gian, họ dần mất đi khả năng giao tiếp ngoài đời thực, không biết cách trao đổi thông tin, trò chuyện, chia sẻ trực tiếp với những người xung quanh.

Các hệ lụy khác

    Việc sử dụng điện thoại liên tục còn kéo theo các nguy cơ khác như hội chứng sợ bị bỏ lỡ FOMO, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội… 

   Như vậy, Nomophobia không gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại có vô vàn hệ lụy khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Theo đó, bạn nên khắc phục hội chứng này càng sớm càng tốt. 

 

Làm sao để khắc phục hội chứng sợ điện thoại Nomophobia?

Làm sao để khắc phục hội chứng sợ điện thoại Nomophobia?

 

Biện pháp khắc phục hội chứng sợ thiếu điện thoại Nomophobia

   Các phương pháp khắc phục hội chứng Nomophobia gồm có:

  • Liệu pháp tâm lý: Các chuyên gia sẽ giúp bạn được nhìn nhận rõ hơn về vấn đề mà bản thân đang gặp phải, hiểu rõ về những suy nghĩ, hành vi chưa phù hợp của mình để điều chỉnh theo hướng thích hợp nhất. Liệu pháp tâm lý thường được áp dụng cho người bị Nomophobia là liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp tiếp xúc.
  • Dùng thuốc tây: Trường hợp người bệnh có triệu chứng thể chất nghiêm trọng sẽ được cân nhắc sử dụng một số loại thuốc an thần, thuốc chẹn beta… hỗ trợ thêm.
  • Biện pháp cải thiện tại nhà: Bên cạnh trị liệu cùng với chuyên gia, bạn nên chủ động vượt qua hội chứng Nomophobia bằng cách:
  • Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại: Tự quy định bản thân về thời gian dùng điện thoại trong ngày và quyết tâm thực hiện bằng được. Bạn không cần bỏ điện thoại ngay lập tức mà hãy giảm dần thời gian sử dụng mỗi ngày.
  • Tham gia các hoạt động thực tế chẳng hạn như tập thể dục thể thao, đi chơi với bạn bè, đi du lịch, học nấu ăn hay bất kỳ hoạt động nào bạn thích, miễn là tránh xa được điện thoại.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về Nomophobia - hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh. Tuy nó không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu chẳng may mắc phải hội chứng này, bạn hãy khắc phục sớm nhé! 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu hội chứng sợ gọi điện thoại

Tìm hiểu hội chứng sợ gọi điện thoại.

Hội chứng sợ tình dục: Nguyên nhân và cách điều trị

Người mắc hội chứng sợ tình dục rất khổ sở, xuất hiện nhiều mâu thuẫn với người vợ/chồng, gia đình không hạnh phúc. Vậy đây là hội chứng như thế nào?

Hội chứng sợ đau: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nếu bạn lo lắng, hoảng sợ quá mức về những cơn đau, thậm chí chỉ tưởng tượng thôi cũng đã làm bạn sợ hãi thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ đau.

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào? Đâu là phương pháp tối ưu?

Để điều trị rối loạn lo âu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc không dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy!

Stress kéo dài không chỉ làm tinh thần chúng ta mệt mỏi, suy sụp mà còn gây rối loạn nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì. Đã vậy, tình trạng thừa cân cũng tác động ngược...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi