Mục lục [Ẩn]
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nỗi đau mất người thân do Covid 19 lớn hơn so với các nguyên nhân tử vong tự nhiên khác. Vì vậy, cho dù đại dịch này đã được khống chế, nhưng những người ở lại vẫn gánh chịu hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra, đó là những mất mát, tổn thương về tinh thần, dẫn tới chứng rối loạn lo âu, trầm cảm nghiêm trọng.
Trầm cảm vì mất người thân do Covid-19
Mất người thân trong đại dịch Covid-19 khiến nhiều người lâm vào trầm cảm
Mất người thân là nỗi đau vô cùng lớn đối với bất kỳ ai, cho dù người thân của họ tử vong do bất kỳ nguyên nhân gì.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện năm 2021 bởi khoa Tâm lý học Lâm sàng và Tâm thần học Thực nghiệm, Đại học Groningen, Hà Lan cho thấy: Mất người thân do COVID-19 gây triệu chứng rối loạn đau buồn kéo dài (PGD) và rối loạn mất người thân phức tạp kéo dài (PCBD) với mức độ cao hơn so với khi mất người thân do những nguyên nhân tự nhiên khác (tai nạn, bệnh mạn tính, bệnh nan y…). Điều đó khiến tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở những người có người thân (bạn đời, bố mẹ, con cái, anh chị em…) tử vong do Covid-19 tăng lên.
Tính đến ngày 2.8.2023, đã có 6.953.743 ca tử vong liên quan đến Covid-19. Số người chết tăng vọt vào những năm 2020-2021. Cùng với sự ra đi đó thì những người ở lại đã phải sống trong cảnh mất mát, đau buồn kéo dài, thậm chí là mắc phải các chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm.
Trường hợp của chị Bùi Thị Hoa, 48 tuổi, ở Tp Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Năm 2021, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở thành phố nơi gia đình chị đang sinh sống, việc chứng kiến nhà nhà, người người đi cách ly, còn có cả người mất nữa khiến chị lâm vào sợ hãi. Đến khi chồng chị bị nhiễm bệnh và qua đời thì chị bị sụp đổ hoàn toàn, rơi vào đau buồn tột độ trong thời gian dài. Cho đến khi đại dịch được khống chế, mọi thứ dần trở lại như quỹ đạo của nó. Nhưng chị thì không thể. Áp lực cơm, áo, gạo tiền, nỗi đau mất chồng… tất cả khiến chị dần bị rối loạn lo âu, trầm cảm.
Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 4 năm 2022 cho thấy, có ít nhất 8,8 triệu cá nhân đã mất những thành viên thân thiết trong gia đình vì COVID-19. Và trong số đó, chắc chắn rằng có rất nhiều người giống như chị Hoa, không thể vực dậy tinh thần để vượt qua sự đau thương và mất mát, và cuối cùng là rơi vào những ngày đau khổ, mệt mỏi vì các chứng rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm.
Tại sao mất người thân do Covid -19 lại gây nỗi đau lớn đến vậy?
Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số nguyên nhân giải thích tại sao mất người thân do Covid-19 gây ra cảm giác tồi tệ hơn so với khi mất người thân do những nguyên nhân tự nhiên khác (tai nạn, bệnh mạn tính, bệnh ác tính...), đó là:
Chính sách cách ly và thiếu hỗ trợ y tế trong đại dịch
Chính sách giãn cách xã hội khiến nhiều người thân trong gia đình không được ở cùng nhau, đặc biệt là khi nhiễm bệnh. Người bệnh cần được cách ly ở khu vực riêng, chỉ nhân viên y tế được tiếp xúc, người thân không ở bên cạnh để chăm sóc.
Tình trạng chung trong đại dịch đó là người ở nhà sống trong lo lắng, mong mỏi tin tức từ người thân đang mắc bệnh và điều trị ở khu cách ly. Những thông tin ít ỏi, thậm chí là không có tin tức gì khiến họ dần bị bào mòn trong sợ hãi, hy vọng. Rồi họ toàn sụp đổ khi người ta mang về 1 lọ tro cốt, thông báo người thân của họ đã tử vong.
Nhiều cái chết trong đại dịch Covid-19 khiến người ở lại trở nên đau thương hơn khi họ đã cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế trong vô vọng. Chúng ta đều biết, khi dịch bùng phát mạnh, hệ thống y tế trở nên quá tải, và rất nhiều người đã tử vong do không được điều trị. Sự bất lực, cầu cứu trong tuyệt vọng khiến những ai bị mất đi người thân trong đại dịch do không được hỗ trợ y tế kịp thời trở nên u uất, tội lỗi vì mình không làm được gì cho người thân của mình… từ đó rơi vào trầm cảm.
Một lý do khác đó là khi người thân qua đời trong đại dịch Covid-19, người ở lại không được nhìn mặt người ra đi lần cuối, không được chăm sóc và thực hiện được tang lễ chu đáo cho họ. Điều này cũng khiến người sống sót cảm thấy đau khổ và tội lỗi, góp phần khiến họ lâm vào trầm cảm.
Tại sao mất người thân do Covid -19 lại gây nỗi đau lớn đến vậy?
Những người sống sót vốn đã mắc chứng rối loạn tâm thần do tác động của Covid-19
Sự đau thương trước cái chết của người thân có thể đặc biệt nặng nề đối với một người vốn đã có những vấn đề trên sức khỏe tâm thần. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều người bị rối loạn tâm thần do nhiều nguyên nhân như:
- Nỗi lo bị mắc bệnh, lo sợ nếu mình nhiễm virus sẽ lây cho những người xung quanh.
- Covid-19 gây tổn thương não, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần.
- Sợ bị kỳ thị khi nhiễm virus.
- Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong và sau dịch Covid-19. Dù trong dịch hay khi đại dịch đã được kiểm soát nhưng nhiều người phải đối mặt với áp lực tiền bạc do thất nghiệp, giảm thu nhập…
- Cách ly khiến việc giao tiếp giữa người với người bị hạn chế dẫn đến sự căng thẳng, u uất kéo dài.
Những yếu tố này khiến con người gặp phải những vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm. Khi một người thân nào đó của họ bị tử vong do Covid-19, nó như châm ngòi cho những cảm xúc tiêu cực bên trong, khiến họ có thể hoàn toàn sụp đổ, đau khổ và tuyệt vọng.
Nhiều người bị rối loạn tâm thần do Covid-19
Làm sao để vượt qua tâm bệnh khi mất người thân do đại dịch Covid-19?
Khi đã mắc các chứng rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, bạn cần biết rằng bệnh này sẽ không thể tự khỏi, vì vậy bạn cần tìm đến những sự giúp đỡ chuyên nghiệp, bao gồm dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ (nếu có), gặp chuyên gia tâm lý và thực hiện các biện pháp tự nhiên khác:
- Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu khác nhau. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý tăng, giảm liều hay đổi thuốc khác.
- Gặp chuyên gia tâm lý, bạn sẽ được trò chuyện, tìm ra những suy nghĩ tiêu cực (mặc cảm tội lỗi, kìm nén và che dấu nỗi đau, tức giận, tưởng tượng đến việc giá như mình đã làm khác đi…), được điều chỉnh và đưa ra lời khuyên để có suy nghĩ và hành vi tích cực hơn, hướng tới sự chữa lành.
- Sử dụng những liệu pháp tự nhiên khác như dùng BoniBrain, tắm nắng, tập thể dục, thiền… Trong đó, BoniBrain sẽ giúp bạn tăng tiết hai hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Điều này giúp bạn điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn, hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm hiệu quả.
Sản phẩm BoniBrain
Chúng tôi hiểu rằng, mất người thân do Covid-19 gây ra nỗi đau vô cùng lớn đối với người ở lại. Vậy nhưng, chúng ta vẫn cần tiếp tục sống tiếp vì bản thân, vì những người thân khác, để người đã khuất có thể thanh thản ra đi. Hãy thực hiện các biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn ngay từ bây giờ để có thể thoát khỏi những cảm xúc tồi tệ mình đang trải qua nhé!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập