Mục lục [Ẩn]
Trong giai đoạn dậy thì, các bạn thanh thiếu niên sẽ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý. Những thay đổi trong giai đoạn này có thể tạo điều kiện để chứng trầm cảm phát triển.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em sau này. Vậy, cha mẹ sẽ cần lưu ý những điều gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này nhé!
Trầm cảm ở tuổi dậy thì - Những điều mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là tình trạng các triệu chứng của trầm cảm xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Theo ước tính, tỷ lệ mắc trầm cảm ở trẻ em nói chung rơi vào khoảng 2%. Tuy nhiên, trong độ tuổi dậy thì (10 - 14 tuổi), tỷ lệ này tăng lên thành 5 - 8%.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì được bắt gặp ở cả các bạn nam lẫn các bạn nữ. Trong đó, tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bạn nữ có tỷ lệ cao hơn so với các bạn nam. Trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, cũng như làm tăng nguy cơ tự sát trong độ tuổi này. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi bất thường ở các con.
Cha mẹ hãy lưu ý đến các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì
Điều đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý đến là các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì. Điều này sẽ giúp cha mẹ có thể phát hiện sớm, từ đó giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, và trẻ phục hồi được nhanh chóng hơn. Các biểu hiện trầm cảm ở tuổi dậy sẽ có điểm khác nhau mỗi em, có thể kể đến như:
- Khí sắc kém, luôn cảm thấy chán nản, suy sụp, thiếu sức sống, không có năng lượng để làm việc gì cả.
- Cảm thấy tuyệt vọng, bi quan, không còn niềm tin vào tương lai và cuộc sống.
- Tự cô lập bản thân, nhốt mình trong phòng nhiều hơn, ít tham gia các hoạt động xã hội.
- Không còn cảm thấy hứng thú đối với bất cứ hoạt động nào, kể cả vui chơi, giải trí, hay những việc đã từng yêu thích trước kia.
- Khó tập trung hơn, hầu như không thể hoàn thành tốt được việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
- Dễ kích động, cáu gắt một cách vô cớ, không thể khống chế và kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
- Cảm giác bản thân vô dụng, thấy tội lỗi và tự giày vò chính mình.
- Nhạy cảm hơn, cảm thấy bị xem thường, xúc phạm khi người khác phê bình, góp ý.
- Chống đối, nổi loạn, không muốn tiếp nhận hay lắng nghe bất kì ý kiến nào từ những người xung quanh.
- Bỏ ăn, mất cảm giác ngon miệng, hoặc có thể ăn nhiều hơn mức bình thường.
- Mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn, có thể lên đến 10 tiếng mỗi ngày.
- Thực hiện các hành vi gây tổn hại đến bản thân như: Tự giật tóc, cấu véo, rạch tay chân,... hay nguy hiểm hơn là tự sát.
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì thường có biểu hiện buồn bã, tự cô lập bản thân
Cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến các con bị trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định được nguyên nhân cụ thể sẽ giúp cho quá trình điều trị trầm cảm đạt hiệu quả cao hơn. Một số yếu tố có thể gây trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:
- Khủng hoảng tuổi dậy thì do nội tiết tố thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến tính cách, hành vi, cảm xúc và khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn.
- Thiếu sự đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu từ người thân.
- Áp lực học hành, áp lực thi cử, học tập nhiều, vất vả.
- Gia đình không hạnh phúc, bố mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn.
- Bị bạo lực học đường, bạn bè cô lập, xa lánh, bắt nạt.
- Bị miệt thị ngoại hình.
- Nghiện game online, nghiện sử dụng mạng xã hội.
- Có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, ít tham gia các hoạt động tập thể.
Cha mẹ nên làm gì khi con có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì?
Những việc mà cha mẹ cần làm khi con bị trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể kể đến như:
Can thiệp vào nguyên nhân dẫn tới bệnh của con nếu cần
Cha mẹ cần đồng hành cùng con, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân dẫn tới trầm cảm tuổi dậy thì của con để có giải pháp can thiệp nguyên nhân kịp thời. Ví dụ như nguyên nhân đó là do bắt nạt học đường, bị cô lập, nghiện game, cha mẹ cãi nhau… thì cần giải quyết triệt để những nguyên nhân này.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Cha mẹ có thể giúp các em cải thiện dần dần bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống đầy đủ, và nghỉ ngơi nhiều hơn. Cụ thể:
- Lựa chọn những thực phẩm giàu acid amin, khoáng chất, vitamin. Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước ngọt,...
- Cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, ăn đúng giờ và không để trẻ bỏ bữa. Nếu trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng thì có thể chia nhỏ từng bữa ăn, động viên các con ăn, không nên thúc ép ăn hết một lúc.
- Mỗi ngày nên vận động, tập thể dục khoảng 30 phút. Nếu có thể, cha mẹ nên cho con học yoga và thiền. Các bộ môn này sẽ giúp các em thư giãn và giảm bớt áp lực. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời.
- Chú ý đến giấc ngủ của trẻ, hãy để các em ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên nhắc trẻ ngủ sớm, không để các em thức khuya.
- Giảm bớt việc học tập nếu lịch học của trẻ đang quá dày đặc, để các em có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các con, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ nhiều hơn. Đồng thời, cha mẹ không nên đặt nhiều kỳ vọng, mục tiêu quá lớn đối với trẻ.
- Cha mẹ nên trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản cho trẻ về những thay đổi trong độ tuổi dậy thì. Cha mẹ nên động viên trẻ rằng, những sự thay đổi này là tự nhiên, không có gì phải xấu hổ, lo sợ, hay tự trách móc bản thân.
Cha mẹ nên dành thời gian để tâm sự cùng trẻ
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp hiệu quả và an toàn để giúp giải quyết những vấn đề tâm lý với trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì. Các em sẽ được nói chuyện với các chuyên gia tâm lý, từ đó nhận ra những suy nghĩ tiêu cực của mình là không đúng, từ đó thay đổi theo hướng phù hợp hơn. Biện pháp đang được áp dụng nhiều nhất hiện nay chính là liệu pháp nhận thức - hành vi CBT.
Cho trẻ sử dụng sản phẩm BoniBrain
BoniBrain là sản phẩm chứa đầy đủ các nhóm thành phần giúp tăng tiết hai hormone là Serotonin và Dopamin. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, và giúp tinh thần vui vẻ, sảng khoái, hạnh phúc hơn.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập