Nghiện game online: Triệu chứng, tác hại và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Đa phần, giới trẻ chơi game online để giải trí, thư giãn tinh thần sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Thế nhưng, chính việc đó lại có nguy cơ dẫn đến nghiện ngập nếu bạn không kiểm soát thời gian chơi. Vậy cụ thể, nghiện game online là gì? Triệu chứng, tác hại và cách khắc phục ra sao?

 

Nghiện game online là gì?

Nghiện game online là gì?

 

Nghiện game online là gì?

   Game online tên gọi chung để nói về các trò chơi trực tuyến. Nghiện game online là tình trạng mà một người không kiểm soát được cảm giác thèm chơi game, họ chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và luôn ưu tiên việc này trong cuộc sống.

   Thực tế, bộ môn game online ra đời với mục đích giải trí, giúp con người thoải mái tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày dài học tập và làm việc vất vả. Thế nhưng, khi bạn không kiểm soát được thời gian chơi, bạn sẽ dần bị lệ thuộc vào nó, dẫn đến nghiện.

   Những người mắc phải chứng nghiện game online luôn muốn được chơi game. Họ chơi liên tục, quên ăn, quên ngủ để thỏa mãn cơn nghiện của bản thân.

   Nếu thắng cuộc chơi, người nghiện game sẽ cảm thấy phấn khích và vui vẻ. Ngược lại khi thua, họ sẽ trở nên cáu gắt, kích động, thậm chí gây ra các hành vi bạo lực nguy hiểm.

 

Các triệu chứng cảnh báo tình trạng nghiện game online

   Triệu chứng nghiện game online bao gồm hai nhóm dưới đây:

Triệu chứng nghiện game giống nghiện ma túy

  • Thèm chơi game quá mức: Luôn quan tâm, trò chuyện về game, không hứng thú với những việc khác.
  • Chơi game liên tục không nghỉ.
  • Không kiểm soát được ham muốn chơi game và thời gian chơi.
  • Không quan tâm đến những việc khác: Từ việc vệ sinh cá nhân, ăn uống, học tập, công việc đến các mối quan hệ xã hội, họ đều bỏ bê.

 

Người nghiện game online chỉ ưu tiên cho chơi game, không quan tâm đến những việc khác

Người nghiện game online chỉ ưu tiên cho chơi game, không quan tâm đến những việc khác

 

  • Chơi game để che dấu cảm xúc: Khi có cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ chìm đắm vào thế giới ảo trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
  • Nói dối gia đình về thời gian chơi game.
  • Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game.
  • Dễ kích động, không thể kiểm soát được cảm xúc khi chơi game.

Triệu chứng trầm cảm

  • Khí sắc trầm buồn: Nét mặt đơn điệu, buồn bã, ủ rũ.
  • Mất hứng thú với mọi thứ, kể cả những việc yêu thích trước đây. Giới trẻ nghiện game online thường không quan tâm đến việc học, trốn học để chơi.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ban đầu, người nghiện game thường thức khuya, thậm chí thâu đêm để chơi game. Hôm sau, họ ngủ mê mệt cả ngày. Theo đó, giấc ngủ dần rối loạn, dễ gây mất ngủ.
  • Chán ăn, không có cảm giác thèm ăn, họ chỉ ăn cho qua bữa nên thường sụt cân rất nhanh.
  • Người mệt mỏi, kiệt sức, hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi: Người nghiện game vẫn biết việc chơi game là không tốt nhưng họ không thể ngừng lại, thậm chí càng chơi nhiều hơn để xua tan cảm giác vô dụng, tội lỗi.
  • Khó tập trung, suy nghĩ và quyết định mọi việc.

 

Người nghiện game online thường khó tập trung, suy nghĩ vấn đề nào đó

Người nghiện game online thường khó tập trung, suy nghĩ vấn đề nào đó

 

Nguyên nhân nào gây nghiện game online?

   Phần lớn, đối tượng nghiện game online là giới trẻ. Những nguyên nhân khiến chúng sa đà vào các trò chơi trực tuyến bao gồm:

  • Cảm giác phấn kích, thỏa mãn khi chơi game: Sự hấp dẫn, kịch tính của việc chơi game khiến não bộ tiết ra hormone hạnh phúc dopamin. Nó làm bạn cảm thấy hưng phấn, thích thú. Đặc biệt, khi chiến thắng cuộc chơi, cảm giác hưng phấn đó lại càng tăng cao. Chính cảm xúc này thôi thúc người chơi muốn chơi thêm nhiều trận game nữa, khó lòng dừng lại được.
  • Khao khát thể hiện bản thân: Họ muốn được chinh phục, chiến thắng, hạ gục những đối thủ đáng gờm trong trò chơi.
  • Nhu cầu muốn được làm chủ bản thân: Nhiều cha mẹ quá nghiêm khắc, kiểm soát con cái, khiến trẻ cảm thấy mất tự do. Vì vậy, chúng sa vào game để có thể thoải mái làm những điều mà mình yêu thích.
  • Thiếu sự quan tâm của gia đình: Gia đình không ủng hộ sở thích cá nhân; cha mẹ bỏ rơi, không quan tâm, chăm sóc con cái đều khiến trẻ chán nản và tìm đến game online.

 

Tác hại của việc nghiện game online

Ảnh hưởng đến công việc, học tập

   Người nghiện game thưởng chỉ ưu tiên việc chơi game và bỏ bê các công việc khác. Theo đó, kết quả học tập hay hiệu suất làm việc đều sụt giảm.

   Ngoài ra, chơi game quá nhiều cũng làm giảm khả năng tập trung, trí nhớ, chậm tiếp thu kiến thức khiến trẻ càng chán học hơn.

Chậm phát triển thể chất

   Giới trẻ nghiện game online thường ăn uống, ngủ nghỉ thất thường. Điều đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất. Trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, cân nặng và chiều cao đều thấp hơn so với tuổi.

 

Trẻ nghiện game online có thời gian ngủ không khoa học

Trẻ nghiện game online có thời gian ngủ không khoa học

 

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách

   Giai đoạn vị thành niên là thời điểm con trẻ có sự phát triển rõ rệt về thể chất và nhân cách. Khoảng thời gian từ 10 – 18 tuổi là giai đoạn con trẻ hình thành tính cách thông qua những tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội.

   Tuy nhiên khi nghiện game online, cuộc sống của trẻ chỉ xoay quanh nội dung của các trò chơi trực tuyến. Chúng thường không có nhu cầu tương tác với mọi người.

   Mặt khác, hầu hết các trò chơi trực tuyến gây nghiện đều có nội dung bạo lực. Việc tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực thường xuyên sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý xem nhẹ những hành vi này ở ngoài đời thực. Chúng dễ kích động, hình thành các hành vi hung hăng, ngông cuồng.

   Một số trường hợp quá khích, do thắng thua trong các trò chơi mà sinh ra lòng hận thù, đố kỵ lẫn nhau. Khi thua cuộc, họ sẽ cố gắng chơi liên tục để “phục thù”. Thậm chí có trường hợp còn ẩu đả, đâm chém lẫn nhau ngoài đời thực.

   Ngoài ra, để có tiền phục vụ cho game online, các đối tượng chưa có khả năng tự chủ về kinh tế như học sinh, sinh viên sẽ bắt đầu nói dối bố mẹ, lừa gạt bạn bè, thậm chí trộm cắp tiền để chơi game.

Tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm lý

   Người nghiện game thường suy nghĩ liên tục đến nội dung trò chơi. Tình trạng này khiến hệ thần kinh bị kích thích, căng thẳng trong thời gian dài.

   Thêm nữa, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ít giao tiếp xã hội cũng là nguyên nhân hình thành các vấn đề về tâm lý. Theo thời gian, đối tượng nghiện game online còn có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn hoang tưởng, loạn thần,….

 

Làm thế nào khi nghiện game online?

Làm thế nào khi nghiện game online?

 

Cách khắc phục nghiện game online

   Nguyên tắc để điều trị chứng nghiện game online hiện nay bao gồm:

  • Ngừng việc chơi game mỗi ngày để hạn chế các ám ảnh từ game ra ngoài đời thực.
  • Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần để cắt các cơn nghiện game.
  • Điều trị để chống tình trạng nghiện game tái phát, kết hợp cả việc điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý xã hội.

   Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp khác nhau. Thông thường ở giai đoạn đầu, bác sĩ đề nghị điều trị nội trú để tách người bệnh khỏi các thiết bị thông minh, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng không hợp tác, bỏ trốn, lén chơi game. Lúc này, họ sẽ được kê các thuốc tây kết hợp với liệu pháp tâm lý.

   Sau khi ra viện, gia đình nên:

  • Theo dõi sát sao quá trình sử dụng thuốc của người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Các thuốc an thần, chống trầm cảm thường gây nhiều tác dụng phụ, dễ khiến giới trẻ kích động. Bởi vậy, phụ huynh nên cho con sử dụng kết hợp thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ với các thuốc tây y.

   BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, thư giãn tinh thần, giúp người bệnh tìm lại được nhiều niềm vui lành mạnh khác ngoài game.

   Sau khi sử dụng sản phẩm kết hợp với thuốc tây được một thời gian, trẻ đã ổn định tâm lý, cha mẹ có thể xin ý kiến bác sĩ giảm liều thuốc tây để hạn chế tác dụng phụ.  

  • Hạn chế tối đa các tình huống mà người bệnh có thể tiếp xúc với game, giữ kín mật khẩu internet.
  • Khuyến khích người bệnh tăng cường các hoạt động thể chất, văn hóa, tham gia các bộ môn thể thao lành mạnh như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, đánh cầu lông, đá banh...
  • Đi du lịch, nghỉ dưỡng hoặc lao động ngoài trời…
  • Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần trao đổi với chuyên gia để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

   Nghiện game online có thể hủy hoại cuộc sống của người nghiện nếu không được điều trị kịp thời. Một khi rơi vào tình trạng đó, họ sẽ rất khó tự mình thoát ra được. Vì vậy, người thân trong gia đình cần quan tâm, chia sẻ, đồng hành với người bệnh để giúp họ cai nghiện thành công.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: nghiện game

Bài viết liên quan

Tổng hợp các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ và cách phòng ngừa

Sự hấp dẫn của trò chơi trực tuyến, muốn thể hiện bản thân… là nguyên nhân khiến trẻ nghiện game.

Nghiện game gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, thể chất và cuộc sống

Nghiện game gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, thể chất và cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Những hậu họa khôn lường đến từ trầm cảm do nghiện game online

Trầm cảm do nghiện game online có thể gây ra hậu họa khôn lường như: ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ, rối loạn hành vi, thậm chí là tự sát.

Chuyên gia cảnh báo: Tác hại của nghiện game online không thua gì nghiện ma túy

Mới đây, tại tọa đàm “Nghiện game online - hậu quả khôn lường”, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao, ông Đặng Lê Anh cho hay, tác hại của nghiện game online không thua gì nghiện ma túy.

Giải pháp cứu con thoát khỏi nghiện game online

Chị Nguyễn Thanh Mai (45 tuổi, số đt 0904735000 trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội – mẹ cháu Hoàng Văn Tiến, 19 tuổi)
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi