Làm sao để ngừng tự chỉ trích bản thân?

Mục lục [Ẩn]

 

     Có bao giờ bạn tự nói với bản thân mình rằng “Tôi không thể làm được điều này”, “Tôi là một kẻ kém cỏi” hay tự nhìn vào gương và thấy mình thật xấu xí, khó coi? Nếu câu trả lời là có thì khả năng rất cao bạn là kiểu người thường hay chỉ trích bản thân mình. Thói quen tự chỉ trích bản thân nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc và cả cuộc sống của bạn. Vậy làm sao để ngừng tự chỉ trích bản thân? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

 

Làm sao để ngừng tự chỉ trích bản thân?

Làm sao để ngừng tự chỉ trích bản thân?

 

Bạn có đang tự chỉ trích bản thân quá mức không?

   Sự tự chỉ trích là hành vi một người tự đánh giá tiêu cực về bản thân mình, tự chỉ ra những “lỗi” hay “lỗ hổng” ở bản thân.

   Hầu như ai cũng mong muốn bản thân mình ngày càng hoàn thiện hơn. Để làm được như vậy, việc tự phân tích những điều mình tốt và chưa tốt là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người lại đang biến nó thành sự tự chỉ trích bản thân một cách quá mức.

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây thì bạn đang tự chỉ trích bản thân mình quá mức:

  • Bạn đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống tiêu cực: Bạn cảm thấy mình phải chịu trách nhiệm khi có điều tồi tệ xảy ra ngay cả khi điều tồi tệ đó vượt quá khả năng kiểm soát của bạn. Ví dụ: Bạn tự đổ lỗi cho bản thân vì đã lên kế hoạch tổ chức sự kiện vào một ngày mưa.
  • Đánh giá thấp toàn bộ con người của mình thay vì chỉ tự phê bình một hành động sai lầm: Thay vì nói “Đây là phương án sai lầm, tôi sẽ khắc phục bằng cách…” thì bạn lại tự chỉ trích rằng “Tôi thật kém cỏi, tôi không làm được điều gì nên hồn”.
  • Bạn không dám mạo hiểm: Bởi bạn nghĩ rằng đằng nào cũng thất bại mà thôi.
  • Bạn thường tránh bày tỏ ý kiến của riêng mình: Bạn sợ mình nói những điều ngu ngốc và mọi người sẽ chê cười bạn.
  • Bạn thường xuyên tự so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mình kém cỏi.
  • Bạn không bao giờ hài lòng với những gì mình làm được: Dù bạn đạt được thành tích gì đi chăng nữa thì bạn vẫn luôn tự hỏi “Sao mình không thể làm được tốt hơn?”. Ví dụ, một người được điểm A lại tự chỉ trích bản thân mình vì không được điểm A+.
  • Bạn không ngừng nghĩ về những sai lầm trong quá khứ: Bạn dành rất nhiều thời gian và công sức vào việc tự phê bình vì những sai lầm trong quá khứ.
  • Bạn không dễ dàng tha thứ cho bản thân và người khác: Sự tự phê bình khiến bạn chìm đắm trong mặc cảm tội lỗi và không thể tự tha thứ bản thân. Sự khắt khe với bản thân khiến bạn cũng khắt khe với cả những người khác nữa.
  • Bạn không dám nhận những lời khen dành cho mình: Bạn cảm thấy mình không xứng đáng với những lời khen đó.
  • Bạn phản ứng thái quá trước những đánh giá của người khác: Cho dù những lời phản hồi này chính đáng và mang tính chất xây dựng chứ không phải chê trách.
  • Bạn có suy nghĩ tự làm hại bản thân: Một số người có suy nghĩ tự làm hại bản thân để giải tỏa nỗi đau tinh thần, trong đó có sự tự phê bình.

 

Người tự chỉ trích quá mức thường tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống.

Người tự chỉ trích quá mức thường tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống.

 

Tại sao bạn lại thường tự chỉ trích bản thân?

   Những nguyên nhân thường gặp khiến bạn thường xuyên tự chỉ trích bản thân là:

Do kết cấu bẩm sinh của não bộ

   Hạch hạnh nhân trong não con người có vai trò nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa và nguy hiểm. Đồng thời, nó cũng gửi những tín hiệu khi chúng ta mắc sai lầm. Chính những tín hiệu này đã gây nên cảm giác hoang mang, căng thẳng và khiến bạn không thể ngừng dằn vặt chính mình.

Do những trải nghiệm trong quá trình trưởng thành

   Nhiều gia đình có bố mẹ nghiêm khắc và đặt yêu cầu rất cao vào con mình. Họ không ngừng tìm ra lỗi sai của con, kỷ luật một cách thái quá nếu lỡ mắc sai lầm. Họ quá cầu toàn và luôn muốn con đạt những thành tích cao hơn, cao hơn và cao hơn nữa.  Họ để lại cho con mình niềm tin rằng: “Nếu chúng ta càng khắc nghiệt với bản thân mình thì chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn”. Điều này đã khiến con chịu áp lực nặng nề và hình thành khuynh hướng tự chỉ trích bản thân.

>>> Xem thêm: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ

 

Sự tự chỉ trích bản thân quá mức có thể bắt nguồn từ gia đình.

Sự tự chỉ trích bản thân quá mức có thể bắt nguồn từ gia đình.

 

Do những sang chấn thời thơ ấu

   Ngoài ra, những tổn thương thời thơ ấu cũng dẫn đến việc tự chỉ trích. Đó có thể là việc bị lạm dụng tình dục, thể chất hoặc cảm xúc, khiến cho những đứa trẻ đó cảm thấy hổ thẹn hay nhục nhã. Mà sự hổ thẹn chính là cốt lõi của sự tự chỉ trích nên mỗi lần những đứa trẻ bị chấn thương tâm lý như vậy, chúng sẽ lại càng cảm thấy nhục nhã và đâm ra tự chỉ trích bản thân mình nhiều hơn.

 

Thói quen tự chỉ trích bản thân gây bất lợi cho bạn như thế nào?

   Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta đều khó tránh khỏi những lúc tự vấn bản thân và cảm thấy mình đầy sai lầm, khuyết điểm. Nhưng nếu bạn tự chỉ trích bản thân một cách thái quá sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi sau:

  • Hạ thấp lòng tự trọng: Những lời tự chỉ trích sẽ trở thành ám thị tâm lý, khiến bạn tự ti, nhút nhát, sợ hãi với mọi vấn đề xảy đến. Không ít người rõ ràng rất có năng lực nhưng sau một hoặc vài lần thất bại họ không ngừng tự chỉ trích bản thân và cho rằng  mình là kẻ bất tài và kém cỏi. Điều này khiến họ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để thành công.
  • Nó khiến bạn trở thành người hay so sánh với người khác theo chiều hướng tiêu cực, luôn hoài nghi bản thân, dễ phản ứng cực đoan gây hỏng việc. Thế là bạn lại càng lún sâu vào cái vòng luẩn quẩn độc hại do chính mình tạo nên.

   Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua sai lầm của mình. Bạn cần học cách đánh giá lại những việc đã xảy ra, thừa nhận sai sót của mình một cách khách quan nhất.

 

Làm sao để có thể ngừng tự chỉ trích bản thân?

Hãy để lý trí của bạn cầm lái

   Nếu bạn để cảm xúc kiểm soát suy nghĩ của mình thì bạn đã xong! Khi bạn gặp khó khăn hay thất bại, cảm xúc của bạn sẽ nói với bạn rằng bạn là kẻ kém cỏi, bạn không làm giỏi bất cứ điều gì.

   Ví dụ: Khi bạn đang gặp khó khăn trong sự nghiệp thì người bạn của bạn đã khởi nghiệp thành công và có một mức thu nhập khổng lồ. Lúc này, nếu bạn để cảm xúc lấn át lý trí thì áp lực đồng trang lứa sẽ khiến bạn cảm thấy bản thân vô cùng kém cỏi, bạn không là gì so với bạn của mình.

   Nhưng nếu bạn để lý trí của mình cầm lái thì câu chuyện sẽ khác. Bạn sẽ tự nhủ rằng công ty của mình đang đạt được những thành công nhất định và ngay cả khi công ty này không thành công, bạn vẫn đang phát triển những kỹ năng và mối quan hệ có giá trị

Suy nghĩ và nói chuyện tích cực

   Con người có xu hướng dễ tập trung vào sai lầm và thất bại của mình, thậm chí dùng nó để phủ nhận những thành tựu mình đạt được. Nhận thức sai lệch này dễ khiến bạn lún sâu vào tâm lý tự trách và luôn suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

   Bạn hãy khắc phục lại nó bằng cách dành những lời khen cho bản thân mình. Ví dụ vào cuối ngày, bạn lập danh sách 5 việc mình làm tốt trong ngày dù là nhỏ nhất. Hãy viết tất cả ra giấy và đọc cho chính mình nghe bất cứ khi nào bạn tự chỉ trích để nhắc nhở bản thân rằng bạn tuyệt vời đến thế nào.

>>> Xem thêm: 10 nhận thức sai lầm khiến bạn lo lắng và trầm cảm

Đừng quá khó khăn với chính mình

   Một số người có xu hướng hà khắc với chính bản thân mình hơn là với người khác. Vì vậy, hãy nhớ một quy tắc: Bạn phải là người yêu thương chính mình nhất. Những hành động hay lời nói nào bạn cảm thấy sẽ làm tổn thương người khác thì bạn không nên nói với chính mình.

 

 Yêu thương bản thân nhiều hơn giúp bạn tránh xa những lời tự chỉ trích.

Yêu thương bản thân nhiều hơn giúp bạn tránh xa những lời tự chỉ trích.

 

   Ngoài ra, bạn hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe và tinh thần của bạn thân mình. Cho mình thời gian nghỉ ngơi nếu thấy quá mệt mỏi, làm những việc mình yêu thích. Những điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, việc yêu thương bản thân sẽ giúp bạn tránh xa những lời tự chỉ trích.

Đến gặp chuyên gia tâm lý

   Nếu bạn không thể nào dừng lại những lời tự chỉ trích dù đã áp dụng những biện pháp trên thì bạn nên đến gặp các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên và các biện pháp hữu ích để vượt qua điều này.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các biện pháp để ngừng tự chỉ trích bản thân. Nếu bạn có những dấu hiệu được nêu lên trong bài viết này, chúng tôi mong rằng những lời khuyên bên trên sẽ giúp các bạn bớt khắt khe hơn với chính mình và yêu thương bản thân nhiều hơn. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hội chứng con vịt: Áp lực của sự hoàn hảo

Hội chứng con vịt: Áp lực của sự hoàn hảo

Tại sao chúng ta phải yêu bản thân?

Chúng ta vẫn thường được dạy phải biết yêu thương, quan tâm người khác nhưng lại ít được dạy phải biết yêu thương bản thân mình. Nhưng nếu bạn không yêu chính mình thì cũng rất khó thực sự yêu thương người khác

10 dấu hiệu của người có lòng tự trọng thấp

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Đây là một đức tính không thể thiếu của mỗi người. Tuy vậy, có những người có lòng tự trọng cao, nhưng cũng có những người có lòng tự trọng thấp.

Áp lực đồng trang lứa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách vượt qua

Áp lực đồng trang lứa là tình trạng  một ai đó áp lực khi không đạt được thành công giống bạn bè đồng trang lứa.

Áp lực khi đi họp lớp - Nguyên nhân và cách đối phó

Có nhiều nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy áp lực khi đi họp lớp, như: Áp lực đồng trang lứa, sợ bạn bè soi mói…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi