Bạo hành tâm lý trong tình yêu là gì? Làm sao để ứng phó?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạo hành luôn là một chủ đề được quan tâm khi tìm hiểu về những bất cập trong mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là tình yêu. Bạo hành tâm lý trong tình yêu gặp ở cả mối quan hệ yêu đương hay đã kết hôn, xảy ra ở mọi lứa tuổi, tầng lớp.

 

Bạo hành tâm lý

Bạo hành tâm lý

 

Thế nào là bạo hành tâm lý trong tình yêu?

   Bạo hành tâm lý là một hình thức bạo lực bằng cách tấn công tinh thần của nạn nhân thông qua những hành vi như công kích cá nhân, cô lập, miệt thị, đổ lỗi, thao túng,... Bạo hành tâm lý không sử dụng vũ lực để gây thương tích hay thực hiện các hành vi hành hạ, tra tấn về mặt thể xác nhưng những tổn thương nó để lại thì không hề thua kém.

   Bạo hành tâm lý trong tình yêu là việc một trong hai người đang trong một mối quan hệ lãng mạn nhưng lại có các hành vi tấn công tinh thần của người kia. Bạo hành tâm lý trong tình yêu xảy ra trong cả mối quan hệ yêu đương hay đã kết hôn, người bạo hành tâm lý người khác có thể ở bất kỳ giới tính, lứa tuổi hay tầng lớp nào.  Ai cũng có thể là kẻ bạo hành hoặc người bị bạo hành tâm lý, chỉ khác nhau về mức độ và hình thức thực hiện.

 

Những biểu hiện của bạo hành tâm lý trong tình yêu

   Dưới đây là 7 dấu hiệu bạo hành tâm lý trong tình yêu để bất cứ ai đều có thể nhận thức và phòng tránh kịp thời:

Cô lập nạn nhân với những mối quan hệ khác

   Mối quan hệ tình cảm chỉ là một trong rất nhiều mối quan hệ của một người. Tuy nhiên, với một số người thì họ không muốn người kia có bất kỳ mối quan hệ nào khác ngoài họ, sự tồn tại của những mối quan hệ khác bị coi là mối đe dọa.

   Do đó, họ có những thái độ và hành vi quyết liệt, ngăn cản đối tượng phát triển các mối quan hệ xã hội khác. Ví dụ: Họ có những hành vi ghen tuông vô cớ, tỏ thái độ khó chịu khi bạn gặp gỡ bạn bè hoặc người thân.

Dọa nạt nhưng sau đó lại quay ra xin lỗi

   Đầu tiên, kẻ bạo hành sẽ dọa nạt để nhanh chóng đạt được mục đích mà họ muốn. Sau đó, để duy trì vòng lặp có lợi cho mình, họ sẽ lập tức nài nỉ nạn nhân tha thứ và hành xử đúng mực nhằm lấy lại niềm tin. Nạn nhân của bạo hành tâm lý dạng này rất khó thoát ra khỏi vòng lặp này do họ ở thế bị động.

   Ví dụ: Một người liên tục dọa chia tay khi người kia không đáp ứng nhu cầu của mình là mua một chiếc điện thoại vì đang thiếu tiền. Nhưng khi họ đã đạt được mục đích (đã được mua điện thoại) hoặc thấy người kia có phản ứng khó chịu, họ sẽ liên tục nài nỉ xin người tha thứ và đối xử một cách ngọt ngào.

Kiểm soát quá mức

   Kẻ bạo hành bị ám ảnh kiểm soát đến mức can thiệp vào những khía cạnh thuộc quyền riêng tư của nạn nhân, từ việc đối phương mặc gì đến việc hoạt động trên mạng xã hội, đi đâu, đi với ai. Mọi hành động của bạn từ việc sáng ra đường lúc mấy giờ, gặp những ai, nói những gì với bạn bè và người quen, hoạt động hàng ngày ra sao,… đều nằm trong sự kiểm soát của đối phương.

   Ví dụ: Việc kiểm soát quá mức có thể bắt đầu từ ngoại hình như “Đi làm mà sao em phải trang điểm, ăn diện quá thế” hoặc thậm chí theo dõi quá trình di chuyển của đối tượng bị kiểm soát hàng ngày, ép người kia phải chia sẻ định vị.

Ép buộc đối phương làm những điều khiến họ không muốn

   Kẻ bạo hành liên tục gây sức ép tâm lý, hạ thấp sự tự tin của người kia để khiến nạn nhân mặc cảm và nghe theo sự điều khiển của họ. Họ chẳng hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của người kia.

   Ví dụ: Họ liên tục miệt thị ngoại hình của đối phương và buộc người kia phải ăn mặc, thay đổi ngoại hình theo ý muốn của họ mà hoàn toàn phớt lờ cảm giác của đối phương.

 

Kẻ bạo hành luôn ép buộc để đối phương làm theo ý muốn của mình.

Kẻ bạo hành luôn ép buộc để đối phương làm theo ý muốn của mình.

 

Bóp méo hiện thực và lờ đi sự đồng thuận của đối phương

   Họ cố tình bóp méo sự thực bằng cách lừa dối, kiểm soát nhằm ép buộc người kia phải đồng thuận với yêu cầu của họ.

   Ví dụ: Các câu nói như “Em nhìn xung quanh xem có ai như em không?”, “Người bình thường không ai như vậy”, “Tất cả mọi người đều như thế này, mỗi em là khác”... để khiến bạn thực sự tin rằng mình đã làm quá lên và chấp nhận yêu cầu bất hợp lý từ họ.

Luôn có thói quen đổ lỗi

   Những người này luôn có xu hướng đổ lỗi tất cả những thất bại và vấn đề màhọ gặp phải đều là do người kia. Ví dụ: Họ trách móc vì bạn nên cuộc sống mới thảm hại như bây giờ hoặc vì hy sinh cho bạn nên sự nghiệp/ ước mơ phải dang dở,…

    Nếu không thể đổ lỗi cho người yêu thì họ sẽ tìm cách đổ lỗi cho cảm xúc, hoàn cảnh.

Khiến người kia cảm thấy tội lỗi bằng cách lợi dụng tình yêu của họ

   Kẻ bạo hành lợi dụng tình yêu của đối phương để bắt họ giải quyết các vấn đề đáng lẽ là mình phải tự đối mặt. Nạn nhân thì lại ngộ nhận rằng “đã yêu thì phải hy sinh cho người kia”, điều này khiến họ luôn cảm thấy mặc cảm, tội lỗi khi không đáp ứng được yêu cầu vô lý đó.

   Ví dụ: Trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, nếu có mâu thuẫn thì đáng lẽ người chồng phải là cầu nối bước ra để gắn kết, hòa giải. Tuy nhiên, nhiều người cứ mặc định rằng người vợ nếu yêu chồng thì phải biết nhường nhịn, chịu đựng, nếu không làm được thì là “không yêu chồng”. Đây là một hiện tượng rất phổ biến nhưng lại ít người để ý và nhận ra nó.

   Bạo hành tâm lý trong tình yêu khiến nạn nhân cảm thân tự ti và mất niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu bị bạo lực tâm lý trong thời gian dài, họ dễ có những dấu hiệu bất ổn về tinh thần, thường xuyên rơi vào trạng thái thấp thỏm lo sợ.  Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

Làm sao để vượt qua bạo hành tâm lý trong tình yêu?

Nếu bạn thấy mối quan hệ của mình đang có những dấu hiệu như trên, rất có thể bạn đang bị bạo hành tâm lý trong tình yêu. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Đừng tự trách móc bản thân: Bị bạo hành không phải là lỗi của bạn. Đương nhiên, trong tình yêu ai cũng có lúc sai lầm nhưng nếu là một mối quan hệ lành mạnh thì cả hai sẽ cùng nhau chia sẻ và cải thiện chứ không phải bạo hành tinh thần người kia.

>>> Xem thêm: Làm sao để ngừng tự chỉ trích bản thân?

  • Yêu thương bản thân nhiều hơn: Bạn cần phải học cách yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Chỉ có vậy, bạn mới không cảm thấy tự ti, thất vọng, mặc cảm và bị đối phương bắt lấy nhược điểm và không theo những yêu cầu vô lý từ đối phương.
  • Chia sẻ với người thân và bạn bè: Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè những tổn thương bạn gặp phải trong suốt thời gian qua, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, người ngoài cuộc cũng sẽ có những góc nhìn khác hơn về mối quan hệ. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên đúng đắn và hữu ích.
  • Chấm dứt mối quan hệ: Đây là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi một mối quan hệ không lành mạnh. Bạn có quyền được yêu thương, tôn trọng và được chăm sóc chứ không phải chịu đựng những hành động tổn thương và kiểm soát.
  • Trị liệu tâm lý: Bạo hành tâm lý trong tình yêu để lại rất nhiều sự tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Trị liệu tâm lý là cách bạn có thể chữa lành những tổn thương, đau khổ  và có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống và tình yêu.

 

Hãy trị liệu tâm lý nếu bạn cảm thấy mình khó vượt qua tổn thương.

Hãy trị liệu tâm lý nếu bạn cảm thấy mình khó vượt qua tổn thương.

 

   Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu của bạo hành tâm lý trong tình yêu. Nếu bạn đang là nạn nhân trong chính mối quan hệ của mình thì hãy thoát ra trước khi quá trễ để tránh những tổn thương không đáng. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Sống chung với mẹ chồng: Nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ bị trầm cảm

Sống chung với mẹ chồng là một thử thách cực kỳ lớn mà nhiều phụ nữ phải trải qua. Nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng trầm cảm,...

Che giấu cảm xúc: Nên hay không?

Che giấu cảm xúc: Nên hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Bạo hành lạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Bạo hành lạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục ra sao?

Bố mẹ khinh thường con cái: Nguyên nhân, hệ lụy và cách vượt qua

Nhiều trường hợp bố mẹ khinh thường con cái từ nhỏ, khiến người con bị tổn thương, mặc cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý trong tương lai. 

Trầm cảm vì chồng thường xuyên quên “góp gạo”

Nhiều người vợ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí là gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu vì không nhận được sự đỡ đần kinh tế từ chồng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi