Không thể vượt qua được nỗi đau mất người thân- Nguyên nhân do đâu?

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương - Điều này liệu có đúng? Vết thương, nỗi đau khi một người mẹ mất con, một người vợ mất chồng hay đứa con mất đi cha mẹ của mình… liệu thời gian có thể xóa nhòa?

   Câu trả lời là có nhưng không phải tất cả. Bởi lẽ vẫn có nhiều người cứ chìm đắm mãi trong nỗi đau này, không thể nào vượt qua được.

 

Vượt qua nỗi đau mất người thân bằng cách nào?

Vượt qua nỗi đau mất người thân bằng cách nào?

 

Vì sao không thể vượt qua nỗi đau mất người thân?

    Phải chăng những người không vượt qua được nỗi đau mất người thân là kẻ yếu đuối? Họ đã quá lệ thuộc vào người đã mất nên không thể thoát ra được?

   Thực tế không hẳn là như vậy. Theo các chuyên gia, những lý do khiến một người cứ sống mãi trong đau khổ khi mất đi người thân là:

Sự cô đơn

  Là con người, chúng ta được “lập trình” để gắn bó với người khác. Sự gắn bó giữa những người thân trong gia đình khiến chúng ta cảm thấy an toàn và được kết nối với thế giới.

   Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh em hay những người chăm sóc cho mình. Vì vậy, khi mất đi ai đó mà chúng ta yêu thương, mất đi người mà chúng ta gắn bó thì nỗi đau buồn mà chúng ta chịu đựng là nỗi đau của sự tách rời.

   Người ở lại sẽ cảm thấy cô đơn tột cùng. Đặc biệt là những bà mẹ đơn thân hay cặp vợ chồng già sống nương tựa vào nhau. Khi 1 trong 2 người ra đi thì dường như cả thế giới sụp đổ ngay trước mắt người còn lại.

   Và không một ai có thể thay thế hay lấp đầy ‘thế giới” đó. Họ không thể chia sẻ cùng ai, một mình quằn quại trong sự nhớ nhung khiến nỗi đau cứ kéo dài mãi.

Họ tự tạo ra vỏ bọc để che giấu cảm xúc thật

   Việc sống đúng với cảm xúc thật của mình, thể hiện được cảm xúc thật của mình sẽ giúp người khác biết được bạn đang ở trạng thái tâm lý như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn tìm được giải pháp vượt qua.

Thế nhưng nhiều người thay vì sống với cảm xúc thật của bản thân thì họ lại chọn cách che giấu chúng. Bên ngoài, họ tỏ ra mình ổn, không sao, không muốn chia sẻ cùng ai. Nhưng khi ở 1 mình, họ lại đau khổ, khóc lóc và nhớ thương người đã mất.

   Họ cứ một mình trong đau khổ, theo thời gian, vết thương tâm lý này càng lan rộng, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.

 

Việc che giấu cảm xúc sẽ khiến bạn chìm đắm trong đau khổ

Việc che giấu cảm xúc sẽ khiến bạn chìm đắm trong đau khổ

 

Sống mãi trong mặc cảm tội lỗi

   Việc cứ sống mãi trong mặc cảm tội lỗi sẽ khiến con người ta không thể nào thoát ra được đau khổ. Họ dằn vặt bản thân, cho rằng mình chưa bảo vệ được người thân, còn nhiều điều thiếu sót đối với người đã khuất.

   Cảm giác tội lỗi khiến họ cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, tinh thần bị dày vò và bào mòn. Nếu không thoát ra được thì họ thậm chí có thể sẽ phải đối mặt với chứng trầm cảm.

Lạm dụng rượu bia

   Để quên đi nỗi buồn thực tại, có một số người tìm đến rượu bia. Họ nghĩ rằng say xỉn sẽ giúp họ không còn đau khổ nữa.

   Thế nhưng, Tiến sĩ Norman Haughey, một giáo sư thần kinh học tại Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cảnh báo rằng: rượu làm thay đổi những phản ứng hóa học của não bộ, khiến việc tìm đến rượu “giải sầu” càng làm bạn khó quên đi những kỷ niệm đau thương.

    Và khi càng đau khổ, con người ta lại càng uống nhiều rượu hơn nữa. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

 

Lạm dụng rượu bia để giải sầu

Lạm dụng rượu bia để giải sầu

 

Nỗi đau mất người thân kéo dài gây ra hậu quả gì?

   Chúng ta có thể không bao giờ vượt qua được cái chết của người mình yêu thương. Nhưng khi thời gian trôi đi, việc những cảm xúc khó khăn như buồn bã hay tức giận sẽ dần nguôi ngoai.

   Tuy nhiên, nếu bạn không cảm thấy tốt hơn theo thời gian hoặc cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nỗi đau của bạn đã phát triển thành một vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó có thể là trầm cảm nặng hoặc đau buồn phức tạp. 

Trầm cảm

   Đau buồn và trầm cảm không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt vì chúng có nhiều triệu chứng tương đồng.

   Đau buồn có thể giống như một “tàu lượn siêu tốc” đầy cảm xúc. Bạn có thể đang đau khổ tột cùng nhưng vẫn có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc. Trạng thái này chỉ kéo dài một thời gian rồi sẽ nguôi ngoai.

   Mặt khác, với chứng trầm cảm, cảm giác trống rỗng và tuyệt vọng luôn thường trực. Ngoài ra người bệnh còn có:

  • Cảm giác tội lỗi mãnh liệt.
  • Suy nghĩ tự tử hoặc bận tâm về cái chết.
  • Cảm giác tuyệt vọng hoặc vô giá trị.
  • Chậm nói và cử động cơ thể.
  • Không muốn làm bất kỳ việc gì.
  • Nhìn thấy hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại xung quanh.

 

Nỗi đau mất người thân kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm

Nỗi đau mất người thân kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm

 

Đau buồn phức tạp

   Đau buồn phức tạp giống như bị mắc kẹt trong trạng thái đau buồn dữ dội. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc chấp nhận cái chết trong một thời gian dài sau khi nó xảy ra. Hoặc bạn quá bận tâm về người đã khuất đến mức làm gián đoạn thói quen hàng ngày và làm suy yếu các mối quan hệ khác của bạn.

   Các triệu chứng của đau buồn phức tạp bao gồm:

  • Hình ảnh của người đó luôn tồn tại trong tâm trí bạn.
  • Tưởng tượng rằng người thân của bạn vẫn còn sống.
  • Tìm kiếm người đã khuất ở những nơi quen thuộc.
  • Gặp vấn đề về chấp nhận cái chết.
  • Cảm xúc tê liệt hoặc tách rời.
  • Cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.
  • Thiếu tin tưởng vào người khác.

   Vì vậy, đừng để nỗi đau buồn kéo dài mãi, hay áp dụng các mẹo dưới đây để chiến thắng nó nhé!

 

Làm thế nào để vượt qua nỗi đau mất người thân?

  • Cho phép bản thân được đau buồn: Theo Giáo sĩ Earl A. Grollman “Cách chữa trị duy nhất cho nỗi đau buồn là đau buồn”. Vì vậy, hãy cho phép bản thân bộc lộ sự đau buồn, không nên che giấu.
  • Nếu muốn khóc thì bạn hãy khóc thật to, nỗi buồn sẽ phần nào được vơi đi.
  • Chấp nhận thực tế của sự mất mát.
  • Viết nhật ký cảm xúc.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Đó có thể là một người bạn hay người thân trong gia đình. Điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy được lắng nghe bởi những người mà bạn tâm sự.

    Để tìm hiểu rõ hơn về cách để vượt qua nỗi đau mất người thân, xin mời bạn theo dõi bài viết: Mặc cảm tội lỗi khi mất người thân - Trở ngại lớn cần vượt qua.

Tâm sự, chia sẻ nỗi đau cùng những người biết lắng nghe

Tâm sự, chia sẻ nỗi đau cùng những người biết lắng nghe

 

    Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe bạn, bởi nỗi buồn thường mang lại sự khó chịu. Sự khó chịu đó có thể khiến họ tránh mặt bạn, nói những điều thiếu suy nghĩ hoặc gây tổn thương, hoặc mất kiên nhẫn khi bạn nói về sự mất mát của mình. Hãy liên hệ với với chuyên gia của chúng tôi theo số hotline 0243.760.6666 để được chia sẻ và tìm ra giải pháp khắc phục nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Đặc điểm tâm lý người cao tuổi có thể bạn chưa biết!

Dân gian thường nói “người già với trẻ con là một” để chỉ đặc điểm tâm lý người cao tuổi. Tính tình họ thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và tủi thân.

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Làm cách nào để điều trị trầm cảm sau cai nghiện ma túy?

Cách điều trị trầm cảm sau cai nghiện ma túy là sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi CBT, dùng thuốc, liệu pháp kích thích từ trường TMS và…

Làm thế nào để giới trẻ cân bằng giữa việc học, công việc và cuộc sống cá nhân?

Thế giới luôn vận động và thay đổi từng giờ, từng phút. Muốn không bị bỏ lại, con người buộc mình phải học tập, làm việc không ngừng. Và để thực hiện được điều đó, nhiều khi thứ chúng ta mang ra đánh đổi chính là thời gian cho những nhu cầu hạnh phúc cá nhân của mình.

Người già cô đơn: Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm

Người già cô đơn vì sống một mình, mất kết nối với con cái hoặc con cái bất hiếu… Cảm xúc này là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi