Khủng hoảng tâm lý sau chuyển giới – Khoảng tối cuộc đời

Mục lục [Ẩn]

 

   Chịu đau đớn về thể xác để phẫu thuật nhưng người chuyển giới vẫn chưa được là chính mình bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử…Nhiều người bị sốc, rơi vào trầm cảm khi gia đình và xã hội phản ứng tiêu cực với ngoại hình mới của họ.

 

Trầm cảm sau phẫu thuật chuyển giới - Phòng khám Sống Hạnh Phúc

Nhiều người bị trầm cảm sau phẫu thuật chuyển giới

 

Tâm sự của một người chuyển giới

   Khi chào đời, N là một bé trai bụ bẫm đáng yêu…Tuy nhiên, từ khi biết suy nghĩ, biết nhận thức, N đã thích mặc đồ con gái, nuôi tóc dài...

   N phẫu thuật chuyển giới năm 2022, cô phẫu thuật nâng ngực, cắt bỏ cơ quan sinh dục, chịu nhiều đau đớn về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngoài việc trải qua những ca mổ đầy rủi ro, N phải uống thuốc nội tiết tố để cơ thể mềm mại, nữ tính, song việc này khiến cảm xúc, tâm trạng của cô thay đổi, trở nên buồn bã và lo âu nhiều hơn.

   Chịu nỗi đau về thể xác, nhưng sau khi chuyển giới, N lại bẽ bàng với nỗi đau tinh thần, đó là sự miệt thị của những người xung quanh.

   Sau khi chuyển giới và trở về nhà, N cảm thấy lạc lõng, xa cách dù đang ở chính nhà mình. Cú sốc lớn nhất của N là bị bố mẹ từ chối, đuổi ra khỏi nhà khi nhìn thấy diện mạo mới của con. Cô bị xã hội mặc định là gay khiến cô sợ phải tiếp xúc với bên ngoài.  Khi đi xin việc có chỗ còn dọa nạt, xua đuổi “mày cút ngay khỏi chỗ này không tao đánh chết” …

   Công việc bấp bênh, không có thu nhập, cộng với việc bị người thân, bạn bè, xã hội xa lánh khiến N thu mình, buồn chán, bắt đầu xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực, nhiều lần muốn tự sát.

 

Khủng hoảng tâm lý sau chuyển giới

   Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về tỷ lệ gặp vấn đề tâm lý của người chuyển giới sau phẫu thuật, song các chuyên gia nhận định cộng đồng người trẻ chuyển giới có tỷ lệ trầm cảm, nguy cơ tự sát, tự hại, rối loạn lo âu khá cao. Việc không được đáp ứng nhu cầu hỗ trợ về sức khỏe tâm thần càng khiến cuộc khủng hoảng của người chuyển giới tồi tệ hơn.

   Anh Huỳnh Minh Thảo, nhà hoạt động thúc đẩy quyền LGBTQ+ (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender, Queer, Intersex, Asexual và các cộng đồng khác) cho biết, khoảng hơn 50% người chuyển giới gặp các vấn đề sức khỏe, tâm lý sau phẫu thuật. Chúng bao gồm tác động của việc điều trị hormone lên khí sắc, cảm xúc, sự thay đổi về cơ thể, tiến trình chấp nhận danh tính mới, đối thoại với gia đình và người thân, sự hài lòng về nhân dạng, thủ tục giấy tờ.

   Một trong nguyên nhân chính khiến người chuyển giới sau phẫu thuật mắc các vấn đề tâm lý là việc tự ý tiêm hoặc uống hormone để thay đổi nội tiết tố sinh dục đã ảnh hưởng thể chất và tinh thần. Trong khi nhu cầu thăm khám, điều trị, hỗ trợ vấn đề y tế, sức khỏe của cộng đồng LGBTQ+ là rất cao, thì hầu như thiếu vắng các cơ sở y tế và dịch vụ đáp ứng.

   Mặt khác, những người chuyển giới để tìm được người yêu rồi kết hôn là điều vô cùng khó khăn. Phần lớn họ phải tìm tới người đồng tính để chung sống, nương tựa, an ủi…lẫn nhau.

   Nguy hiểm hơn, sau khi chuyển giới, do bị xã hội miệt thị, lạm dụng, một số người không chịu đựng được đã chọn con đường tự vẫn để kết thúc cuộc sống đau khổ, một số khác tìm đến con đường tu hành hoặc sống thu mình….

   Một vấn đề khác khiến các chuyên gia lo ngại là nhiều người chuyển giới đợi đến khi vấn đề của mình mất kiểm soát như có ý nghĩ tự tử mới tìm đến chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần. Trong khi đó, bệnh sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, khi được điều trị sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hiện chưa có dịch vụ tâm lý nào hỗ trợ người chuyển giới trong giai đoạn sớm.

 

Lời kết

 

Luật chuyển giới chưa được ban hành khiến người chuyển giới nói riêng và LGBT vẫn còn nhiều thiệt thòi về mặt chăm sóc sức khỏe

Luật chuyển giới chưa được ban hành khiến người chuyển giới nói riêng và LGBT vẫn còn nhiều thiệt thòi về mặt chăm sóc sức khỏe

 

   Những người chuyển giới khao khát mãnh liệt được cuộc sống bình thường như bao người khác: được kết hôn, sinh con, học hành và chăm sóc sức khỏe… Để đạt được mong muốn của mình, họ đã phải đánh đổi cả mạng sống…

   Tuy nhiên, những điều mong ước ấy không biết bao giờ mới trở thành hiện thực bởi chưa có hành lang pháp lý bảo vệ người chuyển giới. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến họ trở thành một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

   Chính vì vậy, để hỗ trợ người chuyển giới sau phẫu thuật, các chuyên gia khuyến nghị Bộ Y tế cần thay đổi chính sách, thêm sức khỏe tâm thần vào hạng mục của Bảo hiểm Y tế, từ đó giảm chi phí điều trị cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, nhà nước cần sớm ban hành Luật Chuyển giới, để các cơ sở y tế có thể thực hiện việc can thiệp hay phẫu thuật, người bệnh có thêm địa chỉ uy tín thăm khám, thay vì khám chui hay tự điều trị, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: lgbt chuyển giới

Bài viết liên quan

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

Tự kỳ thị đồng tính- Khi người đồng tính tự kỳ thị bản thân mình

Chúng ta thường nghĩ rằng sự kỳ thị đồng tính chỉ có thể diễn ra giữa người dị tính và LGBT. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người đồng tính lại tự có những định kiến về xu hướng tình dục của mình, thậm chí là tự kỳ thị chính bản thân mình.

LGBT và rào cản từ gia đình

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở vị trí là cha, mẹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận con mình đồng tính.

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBT dễ chịu ảnh hưởng hơn bởi các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

Trầm cảm sau sinh và nỗi đau do nhà chồng mang lại

    Ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp cũng là ngày tôi phát hiện ra mình có bầu, đám cưới của chúng tôi đã diễn ra sau đấy không lâu. Nhưng đó mới là lúc bi kịch của cuộc đời tôi bắt đầu.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi