Mục lục [Ẩn]
Chúng ta thường run khi đứng trước một sân khấu lớn, khi bị thầy cô gọi lên bảng kiểm tra mà chưa học bài… Đó là cảm xúc rất đỗi bình thường của con người. Tuy nhiên, kể cả những tình huống hằng ngày như ăn cơm nơi công cộng, nói chuyện qua điện thoại… cũng làm bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng quá mức thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội.
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội là như thế nào?
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội là như thế nào?
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội (Social Anxiety Disorder) hay rối loạn lo âu xã hội là một dạng rối loạn lo âu. Nó đặc trưng bởi tình trạng một người sợ hãi, căng thẳng quá mức trước những tình huống xã hội có mức độ không tương xứng, chẳng hạn như: Bắt chuyện với người lạ, nói chuyện qua điện thoại, đi vệ sinh công cộng,…
Tình trạng này thường khởi phát sớm trong giai đoạn từ 11 – 19 tuổi. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Họ luôn có suy nghĩ mọi người đang chú ý, đánh giá và bình phẩm về bản thân mình. Thêm nữa, họ còn tự nghĩ ra các hậu quả xấu nhất nếu như tham gia vào các tình huống giao tiếp.
Bởi vậy, người bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội thường né tránh các tình huống trong cộng đồng. Điều này trực tiếp cản trở quá trình học tập, làm việc.
Thông thường, trẻ mắc chứng bệnh này thường phải học tập ở môi trường đặc biệt để tránh sợ hãi khi đối mặt với đám đông. Theo đó, chúng thiếu các kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận,…
Bên cạnh đó, người sợ giao tiếp xã hội cũng bị giới hạn nghề nghiệp do không thể làm các công việc phải gặp gỡ với nhiều người. Họ thường lựa chọn ngành nghề có thể làm việc tại nhà, trao đổi chủ yếu qua email, tin nhắn.
Đặc biệt, đối tượng này còn dễ bị stress do luôn tự dằn vặt, đánh giá bản thân sau mỗi cuộc hội thoại với người khác. Nỗi sợ về việc người khác nhìn thấu sự lo lắng của bản thân cũng khiến người bệnh trở nên đau khổ, buồn bã, chán nản,… Để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực, một số người tìm đến bia rượu, chất gây nghiện và tự cô lập bản thân. Nếu không nhận biết sớm và can thiệp kịp thời, họ chán nản, tuyệt vọng quá mức sẽ xuất hiện ý nghĩ tự hại, thậm chí là tự sát.
Hội chứng sợ giao tiếp xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ
7 Dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Những dấu hiệu nhận biết người bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội bao gồm:
Luôn xấu hổ về bản thân
Đây là dấu hiệu rất thường gặp ở người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội. Họ luôn có cảm giác xấu hổ khi bước vào đám đông, giao tiếp với người lạ, ăn uống ở nơi công cộng,… Cảm xúc xấu hổ bắt nguồn từ việc họ cho rằng những người xung quanh đang chú ý và bình phẩm về họ.
Vì luôn xấu hổ về bản thân nên người sợ giao tiếp xã hội thường sống khép kín, cô lập, ít khi trò chuyện với người lạ và hầu như không có bạn bè. Hơn nữa, họ cũng rất ít khi giao tiếp bằng mắt, luôn né tránh ánh mắt của người khác.
Luôn sợ người khác biết bản thân đang lo lắng
Người sợ giao tiếp xã hội luôn sợ người khác biết bản thân đang lo lắng. Vì vậy trong các cuộc trò chuyện, họ thường lựa chọn cách im lặng và chỉ nói khi cần thiết. Đặc biệt, họ hay chú ý đến những người xung quanh để xem ánh mắt của họ có đang hướng về mình không.
Khi nhận thấy ánh mắt phán xét của người khác, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, căng thẳng… Thậm chí, một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đỏ bừng mắt, tay run rẩy, choáng váng, khó thở,… ngất xỉu.
Luôn sợ người khác biết bản thân đang lo lắng
Né tránh các tình huống xã hội
Người sợ giao tiếp xã hội luôn né tránh các tình huống xã hội như phát biểu trước đám đông, trò chuyện với người lạ, hẹn hò, ăn uống ở nơi công cộng,…
Với trường hợp còn đi học, trẻ nhỏ có thể bày tỏ với bố mẹ việc sợ đến trường. Người lớn mắc phải chứng bệnh này thường lựa chọn các công việc không phải giao tiếp và gặp gỡ. Họ ưu tiên làm việc tại nhà để hạn chế tối đa các tình huống xã hội.
Lo lắng về những sự kiện chưa từng xảy ra
Dấu hiệu tiếp theo nhận biết người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội là tình trạng lo lắng về sự việc chưa xảy ra. Chẳng hạn như: Họ tưởng tượng bản thân lên phát biểu hoặc biểu diễn ở các sân khấu lớn nhưng không thực hiện tốt. Kết quả là bị mọi người bình phẩm, chỉ trích và chê cười.
Đôi khi, người bệnh tự nhận thấy sự vô lý về mặt cảm xúc và suy nghĩ của bản thân nhưng không thể kiểm soát được.
Tự chỉ trích kỹ năng xã hội của bản thân
Người sợ giao tiếp xã hội thường dành nhiều thời gian để nhớ lại các cuộc trò chuyện với người khác. Hình ảnh đó được tua đi tua lại với mục đích đánh giá, chỉ trích những kỹ năng xã hội của chính họ.
Họ luôn tìm ra những sai sót và tự chỉ trích bản thân. Thậm chí, một số người còn tự phán xét một cách khắc nghiệt. Cuối cùng, họ tự chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực do chính bản thân tạo ra. Theo thời gian, chính cảm xúc này khiến họ có nguy cơ rơi vào trầm cảm.
Dự đoán hậu quả tiêu cực cho các tình huống xã hội
Khi phải đối mặt với những tình huống trong cộng đồng, người sợ giao tiếp xã hội luôn dự đoán hậu quả tiêu cực nhất. Ví dụ: Nếu thầy cô gọi lên bảng phát biểu, người bệnh sẽ có ý nghĩ bản thân chắc chắn gặp phải tình trạng lúng túng, nói vấp, nội dung bài phát biểu không xuất sắc,… Sau đó, cả lớp sẽ chê cười và cho rằng bản thân là kẻ vô dụng, kém cỏi.
Người bị hội chứng sợ xã hội luôn dự đoán hậu quả tiêu cực nhất
Xuất hiện triệu chứng thể chất khi đối mặt với nỗi sợ
Khi đối mặt với nỗi sợ (giao tiếp với người lạ, phải nói chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông,…), bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng thể chất như:
- Đỏ bừng mặt
- Tay chân run rẩy, lạnh cóng
- Cảm thấy nghẹn thở, thở nông…
- Lo lắng, bất an
- Buồn nôn
- Đổ mồ hôi, tim đập nhanh
- Căng cơ
- Khó chịu ở vùng thượng vị
- Choáng váng
- Hoa mắt
- Ngất xỉu
- Trẻ nhỏ thường có phản ứng quấy khóc và la hét
Có thể thấy, dấu hiệu nhận biết người bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội rất đa dạng. Nếu không khắc phục sớm, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là trẻ nhỏ. Vậy phải làm gì để cải thiện tình trạng này?
Cách vượt qua hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Để vượt qua hội chứng sợ giao tiếp xã hội, ngoài việc sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, bạn nên áp dụng thêm những biện pháp sau:
- Tập giao tiếp trước gương: Khi bạn phải phát biểu trước đám đông, bạn có thể tập nói trước gương để lời nói trôi chảy, mạch lạc. Bạn nhớ dùng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn các triệu chứng thể chất bùng phát.
Bạn có thể tập nói trước gương để lời nói trôi chảy, tự tin hơn
- Làm quen những người mắc bệnh sợ giao tiếp xã hội: Người mắc chứng ngại giao tiếp xã hội rất sợ việc phải kết bạn và giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, nỗi sợ sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn biết họ cũng giống như mình. Ngoài ra, việc trò chuyện với những người ngại giao tiếp xã hội cũng sẽ giúp bệnh nhân có thêm kinh nghiệm trong việc khống chế nỗi sợ và trở nên tự tin hơn.
- Ngồi thiền: Đây là cách giúp người bệnh tâm lý nói chung và người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội nói riêng ổn định tinh thần. Khi bạn ngồi thiền, tập trung vào hơi thở, cơ thể sẽ được thư giãn, thả lỏng. Tình trạng căng thẳng sẽ được giảm bớt.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội nên duy trì lối sống khoa học bằng cách ăn uống điều độ, bổ sung các loại rau củ quả tươi, đa dạng, tập thể dục, phơi nắng mỗi ngày, ngủ đủ giấc, tránh xa rượu bia, chất kích thích.
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ: Đây là sản phẩm giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, mang lại cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tràn đầy năng lượng và động lực cho bạn.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết dấu hiệu nhận biết người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội. Nếu còn băn khoăn gì khác hay cần tư vấn về tâm lý, mời bạn liên hệ số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập