LGBT và rào cản từ gia đình

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã có nhiều cái nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở vị trí là cha, mẹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận con mình đồng tính. Gia đình đang là rào cản trên con đường sống thật với bản thân mình của nhiều người thuộc cộng đồng LGBT.

 

Nhiều người thuộc cộng đồng LGBT bị gia đình ngăn cấm.

Nhiều người thuộc cộng đồng LGBT bị gia đình ngăn cấm.

 

Nhiều trường hợp bị bạo lực gia đình khi come out

   Trong nghiên cứu “Có phải bởi vì tôi là LGBT” của Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường iSee trên 2.363 người thuộc 63 tỉnh thành Việt Nam đã cho kết quả: “Gia đình là một trong những môi trường xảy ra nhiều sự phân biệt đối xử với người LGBT nhất”.

   Cụ thể, có 62,9% người thuộc cộng đồng LGBT bị gia đình ép buộc thay đổi ngoại hình, cử chỉ và 60,2% bị la mắng và gây áp lực. Đây là những hành vi bạo lực gia đình phổ biến nhất mà người thuộc cộng đồng LGBT gặp phải khi come out. Ngoài ra, các hành vi bạo lực khác như bị nhốt, cầm giữ, ép buộc hay gợi ý rời khỏi gia đình, bị đánh đập chiếm khoảng 13-14% tổng số người tham gia khảo sát.

    Các hành vi phân biệt đối xử khác mà người tham gia khảo sát báo cáo còn có: bị soi mói từ phía họ hàng, bị hàng xóm lấy ra làm ví dụ để răn đe con cái họ, cấm đi học và chơi với tất cả bạn bè, tạo sức ép lên công việc, đe dọa sẽ tới trường học và nơi làm việc nếu còn tiếp tục yêu người cùng giới…

   Như trường hợp của bạn L (20 tuổi, trú tại Bắc Giang). L là con của một gia đình gia giáo. Bạn yêu cô bạn thân được 2 năm thì bị người cô phát hiện, cô ấy bảo sẽ không nói với ba mẹ bạn nhưng bắt bạn phải chia tay và "thay đổi". Bạn đã cố gắng nhưng không làm được. Sau đó thì mọi chuyện cũng vỡ lở. Khi biết bạn yêu một cô gái, mẹ đòi chết, bố nói: "Con bé hàng xóm dù có thai khi mới 15 tuổi, còn tốt đẹp hơn thứ mày đi quen một pêđê không ra gì". Lời nói của bố như một mũi dao đâm vào trái tim bạn, khiến bạn cảm thấy vô cùng đau khổ và mệt mỏi. Bạn đau lòng vì không ai hiểu và chấp nhận con người thật của mình. Khi tâm sự, chúng tôi nhận thấy bạn đã có nhiều dấu hiệu của trầm cảm và có những suy nghĩ làm hại bản thân mình.

     Theo chuyên gia, các hành vi này chủ yếu hướng tới việc cố gắng thay đổi xu hướng tính dục và bản dạng giới của người LGBT bằng các biện pháp y học, tâm linh hay lối sinh hoạt và ngăn cản các mối quan hệ tình cảm của họ.

      Sự phân biệt đối xử bắt nguồn từ gia đình có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ nhất đến những người thuộc cộng đồng LGBT. Bởi gia đình luôn được coi là điểm tựa và bến đỗ tinh thần của mỗi người. Những người thuộc cộng đồng LGBT luôn mong muốn nhận được sự chấp thuận và ủng hộ từ gia đình. Nếu không được như vậy, họ rất dễ cảm thấy mình cô độc, chơi vơi khi không ai hiểu mình, không có ai chấp nhận mình, thậm chí là xấu hổ, tội lỗi với người thân vì mình lại “khác thường” như vậy. Những cảm xúc này chất chồng lại khiến họ rất dễ gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... Thậm chí, đã có nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi những cặp LGBT bị gia đình ngăn cấm.

 

Nhiều người thuộc cộng đồng LGBT bị bạo lực gia đình khi công khai.

Nhiều người thuộc cộng đồng LGBT bị bạo lực gia đình khi công khai.

 

>>> Xem thêm: Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT.

 

Tại sao cha mẹ lại có những phản ứng như vậy khi con cái come out?

Theo các chuyên gia tâm lý, có 3 nguyên nhân chính khiến cha mẹ thường phản ứng mạnh mẽ khi con cái tiết lộ giới tính thật của mình, là:

  • Nền văn hóa: Việt Nam ta chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Á Đông. Ở nền văn hóa này, các bậc phụ huynh có xu hướng tin rằng tâm sinh lý của con đều tuân theo giới tính sinh học. Ngoài ra, các giá trị gia đình được đề cao đồng thời có quan điểm “con cái phải phục tùng ý muốn của cha mẹ”. Nhiều bố mẹ cho rằng việc ngăn cản con cái “đồng tính” là họ đang yêu thương, dành những điều tốt đẹp cho con cái. Tuy nhiên, họ không biết rằng những việc họ làm đã khiến con mình bị tổn thương nghiêm trọng đến chừng nào.
  • Sự khác biệt thời đại: Ở thời cha mẹ, phương tiện thông tin đại chúng chưa đa dạng. Phụ huynh khó chấp nhận sự thay đổi mới mẻ của con cái. Mâu thuẫn, xung đột xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
  • Hệ thống giáo dục: Hệ thống giáo dục hiện nay vẫn thiếu vắng chương trình dạy về giới tính một cách toàn diện. Bộ môn cũ chỉ đề cập đến sự thay đổi cơ quan sinh dục tuổi dậy thì, nhưng chưa tiếp cận đầy đủ kiến thức về giới. Trong khi đó, những thông tin sai lệch, độc hại về giới tính lại dễ dàng len lỏi khi công nghệ và mạng xã hội bùng nổ. Điều này không chỉ khiến cha mẹ hoang mang, mà còn khiến họ nảy sinh tâm lý cực đoan như cấm đoán, ép buộc, thậm chí tìm kiếm cách “chạy chữa” nếu biết con mình thuộc cộng đồng LGBTQ+.

 

Cha mẹ và con cái nên làm gì để thấu hiểu nhau hơn?

Với con cái

   Bạn có quyền lựa chọn có hoặc không công khai xu hướng tính dục của mình. Tuy nhiên, nếu bạn còn đang sống phụ thuộc vào gia đình và nhận thấy cha mẹ mình sẽ khó tiếp nhận, bạn nên lường trước những khả năng có thể xảy ra sau khi công khai.

   Trước khi công khai, bạn có thể thử đặt vấn đề với người thân như: “Cha mẹ nghĩ thế nào về cộng đồng LGBT? Con có một vài người bạn thuộc cộng đồng này, họ rất dễ thương, một số bạn còn rất giỏi nữa”. Phản ứng sau đó của cha mẹ sẽ giúp bạn trẻ tính toán được mình nên bộc lộ như thế nào.

   Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị sẵn tâm thế cho những trường hợp không thuận lợi và tự đưa ra các phương án giải quyết trước đó. Họ có thể nhờ sự trợ giúp từ những người cởi mở hơn, có tiếng nói hơn với cha mẹ như họ hàng, thầy cô… Những “đồng minh” này sẽ giúp tăng khả năng thuyết phục.

   Bên cạnh đó, nếu việc công khai không được thuận lợi thì bạn vẫn nên tôn trọng và thông cảm. Bởi khoảng cách thế hệ không thể xóa bỏ trong phút chốc, việc bạn cố gắng tranh luận và xù lông nhím với cha mẹ sẽ chỉ khiến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm mà thôi.

   Một số phụ huynh không phải không chấp nhận xu hướng tính dục của con, mà họ không tin rằng con mình đủ trưởng thành và đủ nghiêm túc với tuyên bố ấy. Do đó, thay vì nói suông thì bạn nên nghiêm túc chứng minh cho cha mẹ thấy bản thân mình có đủ năng lực để tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình như nghiêm túc đầu tư vào năng lực, công việc, tình cảm. Những hành động thiết thực này sẽ giúp cha mẹ vững tin và ủng hộ con cái.

Với cha mẹ

   Ở góc độ ngược lại, cha mẹ cũng cần sự thấu hiểu con mình. Sự phản đối gay gắt hay chối bỏ của phụ huynh có thể là đòn giáng nặng nề vào những đứa con đã và đang phải gồng gánh áp lực từ xã hội.

    Nếu biết con mình thuộc cộng đồng LGBT, cha mẹ cần đối thoại thẳng thắn, tôn trọng, hỗ trợ về tâm lý cho con. Họ cũng cần phân tích cho con những khó khăn khi lựa chọn công bố xu hướng tính dục khác với số đông và chuẩn bị để cùng con đối mặt.

   Đặc biệt, khi con come out ở lứa tuổi nhỏ hoặc dậy thì, vai trò của cha mẹ lại càng lớn hơn. Phụ huynh cần nâng đỡ, hướng dẫn để con có thể hiểu chính xác về chính bản thân và xu hướng tính dục của mình.

   Việc come out chưa bao giờ dễ dàng. Thay vì không chấp nhận và giám sát, cấm đoán con, cha mẹ nên cố gắng vượt qua định kiến, để tạo cho con một môi trường "an toàn về tinh thần". Nếu thấy con có các biểu hiện bất thường trong cuộc sống, bạn nên tới gặp các chuyên gia về giới để được hỗ trợ tư vấn cho bản thân cha mẹ và con cái, tránh để lâu sẽ ảnh hướng đến tâm lý của con và cha mẹ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tự kỳ thị đồng tính- Khi người đồng tính tự kỳ thị bản thân mình

Chúng ta thường nghĩ rằng sự kỳ thị đồng tính chỉ có thể diễn ra giữa người dị tính và LGBT. Tuy nhiên trên thực tế, không ít người đồng tính lại tự có những định kiến về xu hướng tình dục của mình, thậm chí là tự kỳ thị chính bản thân mình.

Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cộng đồng LGBT dễ chịu ảnh hưởng hơn bởi các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Tỷ lệ trầm cảm ở đồng tính nam cao gấp 3 lần: Nguyên nhân và giải pháp

Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với người đồng tính nam trên 16 tuổi từ tháng 2-8/2021 đến phòng khám của bệnh viện, cho thấy 14,2% mắc trầm cảm, trong đó 2,7% ở mức độ nặng.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh với học sinh LGBT

Bạo lực học đường là một vấn nạn phổ biến, đặc biệt với những học sinh thuộc cộng đồng LGBT.

Khủng hoảng tâm lý sau chuyển giới – Khoảng tối cuộc đời

Chịu đau đớn về thể xác để phẫu thuật nhưng người chuyển giới vẫn chưa được là chính mình bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử…Nhiều người bị sốc, rơi vào trầm cảm khi gia đình và xã hội phản ứng tiêu cực với ngoại hình mới của họ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi