Nhiều người thành công đang phải vật lộn với chứng “trầm cảm ẩn”

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm có thể xảy ra với tất cả mọi người, mọi độ tuổi, mọi nền văn hóa, và mọi nền tảng kinh tế. Chẳng ai miễn nhiễm với nó, kể cả những người tưởng như đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể trong cuộc sống.

 

Nhiều người thành công đang phải vật lộn với chứng “trầm cảm ẩn”.

Nhiều người thành công đang phải vật lộn với chứng “trầm cảm ẩn”.

 

Nhiều người thành công đang mắc trầm cảm “ẩn”

   Trong xã hội hiện đại ngày nay, trầm cảm là một căn bệnh đáng lo ngại. Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm chỉ gặp ở những người có cuộc sống khó khăn, nhiều trắc trở. Còn những người thành công, có cuộc sống hơn hẳn thì dường như chẳng có lý do gì để họ bị trầm cảm cả. Tuy nhiên, điều này là không đúng, đã có rất nhiều người thành công đang vật lộn trong âm thầm với căn bệnh trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm “ẩn”.

    Như trường hợp của anh Đạt (40 tuổi, Hà Nội). Trở thành giám đốc một sàn giao dịch bất động sản, thu nhập tiền tỷ ở tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống của anh Đạt là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, mỗi sáng anh lại thức giấc với cảm giác trống rỗng.

   Anh cho biết:"Tôi nhốt mình trong phòng tắm và tát liên tục vào mặt để tỉnh táo hơn, sau đó khoác lên người bộ vest lịch lãm, gặp đối tác, nhân viên, trở thành một người hoàn hảo vào ngày hôm đó".

   Mặc dù luôn bận rộn với các lịch trình, ra khỏi nhà lúc 6h, trở về khi tối khuya trong cảm giác mệt mỏi, rã rời nhưng anh Đạt vẫn không thể chợp mắt vào buổi đêm. Anh thường xuyên suy nghĩ mông lung, cảm thấy chán chường, mệt mỏi nhưng buộc phải gạt đi những cảm xúc yếu đuối, chán nản ấy để đóng vai một giám đốc tự tin, giàu năng lượng.

   Sự thành công trong sự nghiệp với khối tài sản lớn không mang lại sự thỏa mãn và vui vẻ, ngược lại, anh hay tự chỉ trích bản thân, cảm thấy thiếu năng lượng, trống rỗng. Thậm chí, anh thường xuyên cáu gắt và xa lánh vợ con, dù con đang ở độ tuổi cần được bố mẹ gần gũi.

   Trên thực tế, sự thành công, giàu có hay nổi tiếng lại là áp lực lớn với cuộc sống của một người. Đặc biệt, vỏ bọc của sự thành công cũng khiến nhiều người dường như có tất cả trong tay lại đơn độc trong thế giới của riêng mình. Khi bị căng thẳng, stress, họ không biết phải chia sẻ với ai, làm sao để nhận được sự giúp đỡ, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra “trầm cảm ẩn”.

 

Trầm cảm ẩn là gì?

   Trầm cảm ẩn (Masked Depression) còn được gọi là trầm cảm che giấu. Đây là một dạng bệnh lâm sàng của chứng rối loạn trầm cảm. Người mắc phải tình trạng này mang tất cả những dấu hiệu trầm cảm, tuy nhiên, chúng không được bộc lộ ra ngoài. Người bệnh luôn có xu hướng che giấu, không muốn tin, cũng như thừa nhận tình trạng của mình.

   Một số dấu hiệu trầm cảm ẩn có thể kể đến như:

  • Thói quen sinh hoạt, ăn ngủ thay đổi bất thường.
  • Luôn giữ vẻ mặt vui vẻ.
  • Tỏ ra mình là người nhiều năng lượng.
  • Nói về các triết lý.
  • Có hành vi tự hại.
  • Cố chấp không thừa nhận mình mắc bệnh.
  • Các dấu hiệu khác: Người bệnh trầm cảm ẩn cũng có thể gặp phải các vấn đề thể chất như: Đau nhức, đau mỏi xương khớp mà không rõ nguyên nhân vì sao, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tiêu hóa kém,...

 

Các phương pháp điều trị trầm cảm ẩn

   Nhìn chung, các phương pháp được sử dụng để điều trị trầm cảm ẩn cũng tương tự như các loại trầm cảm khác. Chỉ có điều, người bệnh trầm cảm ẩn thường cố gắng che giấu, không thừa nhận mình mắc bệnh. Điều này có thể gây ra một số trở ngại trước khi tiến hành điều trị.

    Chính vì vậy, người bệnh cần được thăm khám, cũng như thuyết phục họ chấp nhận vấn đề của bản thân. Khi họ đã sẵn sàng, việc điều trị trầm cảm ẩn sẽ thuận lợi hơn nhiều. Theo đó, một số biện pháp được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm ẩn có thể kể đến như:

Trị liệu tâm lý

   Trị liệu tâm lý luôn là phương pháp cơ bản được dùng để điều trị các loại trầm cảm nói chung. Đây là biện pháp được khuyến khích sử dụng vì có hiệu quả cao và an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ. Thông qua trò chuyện, các chuyên gia tâm lý sẽ nắm bắt các suy nghĩ sai lệch của người bệnh - nguyên nhân thường gặp dẫn đến căn bệnh trầm cảm và giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc tiêu cực của bản thân theo hướng tích cực hơn. Người bệnh cũng được hướng dẫn các biện pháp lành mạnh để đối phó với căng thẳng, stress hiệu quả.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

   Nếu trầm cảm gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, các bác sĩ sẽ xem xét chỉ định thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều. Đặc biệt, người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc đột ngột.

Duy trì lối sống lành mạnh

   Người bệnh trầm cảm ẩn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh và khoa học. Điều này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Những điều mà người bệnh nên làm có thể kể đến như:

  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây tươi, thịt, cá, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh.

   Cùng với các biện pháp trên, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thảo dược như BoniBrain. Đây là sản phẩm có khả năng kích thích cơ thể sản xuất serotonin và dopamin, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, tâm trạng trở nên vui vẻ, phấn chấn, hạnh phúc, có thêm động lực sống hơn.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Trầm cảm là một căn bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ ai, trong đó có những người đang rất thành công. Với người trầm cảm ẩn, việc thừa nhận và nói ra những cảm xúc rất quan trọng, thậm chí có thể đề nghị người thân, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ. Mọi người không nên giấu bệnh cũng như tỏ ra mạnh mẽ, giàu năng lượng trong khi nội tâm tan vỡ.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Người trầm cảm bị chán ăn - Nguyên nhân và cách cải thiện

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích nguyên nhân và cách cải thiện hiện tượng chán ăn ở người bệnh trầm cảm. Cùng theo dõi ngay nhé!

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị?

Nên làm gì khi cảm thấy vô dụng, vô giá trị? Nếu vậy, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và tồi tệ đó nhé!

Những cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng” khi con cái không còn ở bên

Cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng” là chấp nhận thực tế, duy trì kết nối xã hội, chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống với bạn đời, và...

Những nghề nghiệp dễ gây trầm cảm có thể bạn chưa biết!

Trầm cảm là căn bệnh tâm lý diễn tiến âm thầm và gây hậu quả đáng tiếc nếu không chữa trị kịp thời. Bên cạnh yếu tố di truyền, đặc điểm tính cách thì nghề nghiệp cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này.

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần

Vỡ mộng xuất ngoại, nhiều người bị trầm cảm, rối loạn tâm thần
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi