Mục lục [Ẩn]
Kết hôn là một bước ngoặt quan trọng với cuộc đời của mỗi con người. Trái ngược với giai đoạn yêu đương đầy ngọt ngào, cuộc sống sau ngưỡng cửa hôn nhân ẩn chứa rất nhiều khó khăn, thách thức khiến nhiều cặp vợ chồng mới cưới không khỏi vỡ mộng, thậm chí là trầm cảm sau khi kết hôn.
Tại sao nhiều người bị trầm cảm sau khi kết hôn?
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm sau khi kết hôn
Cuộc sống hôn nhân không như tưởng tượng
Trước khi kết hôn, nhiều người thường tưởng tượng cuộc sống hôn nhân đầy màu hồng khi được ở cùng với người mình yêu bấy lâu nay: Cùng nhau thức dậy, cùng nấu ăn, kiếm tiền, lúc rảnh rỗi thì đưa nhau đi chơi. Tuy nhiên, cuộc sống hôn nhân lại thường không như tưởng tượng của họ. Quá trình chuyển đổi từ trạng thái “độc thân” sang “đã kết hôn” không hề đơn giản đối với hầu hết mọi người.
Cuộc sống hôn nhân khiến họ phải vác trên vai nhiều trách nhiệm mới. Nếu như trước kia, khi đi làm về, bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn ở nhà hoặc đi chơi, hẹn hò với bạn bè, mệt mỏi thì không cần phải nấu cơm thì sau khi kết hôn, vì trách nhiệm với gia đình, con cái nên dù mệt mỏi thì bạn vẫn phải cố gắng nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, những cuộc hẹn hò với bạn bè bị hạn chế tối đa. Đặc biệt với những bạn nữ phải sống chung với gia đình nhà chồng thì cuộc sống tại đó có thể khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, kiệt sức.
Thất vọng khi phát hiện con người thật của người kia
Khi đang yêu nhau, chúng ta thường có xu hướng thể hiện những điều tốt đẹp nhất cho nửa kia. Điều này khiến cho nhiều người thường nghĩ rằng người yêu, vợ/ chồng chưa cưới của mình là một con người hoàn hảo, lý tưởng. Tuy nhiên, khi lấy nhau về, sống chung với nhau thì bao nhiêu thói hư tật xấu lộ ra hết, khiến họ cảm thấy thất vọng, như trường hợp của bạn Vân (26 tuổi, Bắc Giang).
Vân vốn là một cô gái xinh đẹp nên được nhiều chàng trai săn đuổi. Cuối cùng, cô nhận lời kết hôn của người chồng hiện tại vì thấy anh là người đàn ông khéo léo, biết quan tâm, chiều chuộng. Anh luôn bên cạnh những lúc cô cần, lúc Vân bận, anh luôn chủ động giúp đỡ, anh còn hứa với cô sau khi kết hôn thì cả hai sẽ chia sẻ việc nhà. Tuy nhiên, sau khi kết hôn thì thái độ của chồng lại thay đổi 360 độ khiến cô choáng váng. Anh không còn chiều chuộng, quan tâm hay chăm sóc vợ. Ngược lại, anh trở nên gia trưởng, độc đoán. Khi cả hai đi làm về, anh nằm trườn ra ghế chơi điện thoại để mặc Vân một mình quay cuồng với đống việc nhà, cũng không hề có ý định chia sẻ việc nhà với vợ. Khi Vân nhắc đến, anh còn gắt gỏng “Lấy em về để em hầu anh chứ không phải anh hầu em!”. Nghe vậy, Vân không tin vào tai mình, cảm giác mình bị lừa một vố đau điếng. Cô chia sẻ “ “Trước khi cưới, anh ta lãng mạn, chiều chuộng tôi bao nhiêu thì bây giờ, gia trưởng, độc đoán bấy nhiêu. Còn nữa, cả gia đình anh ta không xem tôi ra gì, xúm nhau hiếp đáp”.
Có nhiều xung đột và mâu thuẫn
Xung đột và mâu thuẫn giữa người vợ với người chồng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng trầm cảm sau hôn nhân. Đặc biệt là khi tình trạng này thường xuyên diễn ra với mức độ ngày càng tồi tệ. Sau khi kết hôn, cả hai sẽ cùng bàn tính cho cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, rất nhiều cặp đôi sau khi bàn bạc thì lại có nhiều quan điểm khác biệt như:
Mâu thuẫn vợ chồng là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau kết hôn.
- Việc sống chung với gia đình nhà chồng hay ở riêng?
- Ai là người quản lý chi tiêu?
- Phân chia công việc nhà.
- Thời điểm sinh con,…
Những vấn đề này tưởng chừng rất nhỏ lại có vai trò to lớn trong cuộc sống hôn nhân. Nếu không thể đi đến quyết định chung thì rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn gia đình.
>>> Xem thêm: Cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng, giảm nguy cơ hôn nhân đổ vỡ.
Đặc biệt, những xung đột này có thể dẫn đến bạo lực gia đình. Không ít những người vợ thường xuyên bị chồng chửi bới, thậm chí là đánh đập, hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó có thể gây ra các tổn thương và sang chấn tâm lý. Điều này không chỉ dẫn đến sự phát triển của bệnh lý trầm cảm mà còn làm tăng nguy cơ gặp phải các bệnh tâm lý, tâm thần khác.
>>> Xem thêm: Bạo lực gia đình phá hủy sức khỏe tinh thần thế nào?
Ngoài ra không thể không kể tới những mâu thuẫn giữa vợ/ chồng với gia đình của người kia, trong đó mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu có lẽ là mâu thuẫn thường gặp nhất. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người bị trầm cảm sau khi kết hôn.
Không thể cân bằng cuộc sống gia đình và công việc
Nhiều người sau khi kết hôn đã cảm thấy rằng họ không thể cân bằng giữa nhiệm vụ gia đình và công việc của họ. Quá nhiều công việc khiến họ rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Trong một thời gian dài, điều này sẽ khiến họ dễ gặp các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress, bất lực, chán nản, bi quan và hay suy nghĩ tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm và rối loạn lo âu.
Áp lực tài chính
Nhiều người thường nghĩ rằng cuộc sống kết hôn chỉ đơn giản là 1 + 1 = 2, các khoản tài chính cũng vậy. Tuy nhiên trên thực tế, cuộc sống hôn nhân có nhiều thứ phải chi tiêu hơn bạn nghĩ. Ngoài những khoản ăn, uống chi tiêu thông thường, các cặp vợ chồng mới cưới còn phải lo lắng cho tiền làm đám cưới, sau đó là thai sản, nuôi con, mua nhà, biếu gia đình hai bên ... Với giá cả ngày càng tăng hiện nay, nếu không có tài chính vững vàng, cuộc hôn nhân đó có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên khía cạnh tiền bạc. Áp lực này khiến cuộc sống hôn nhân của họ không còn màu hồng như trong tưởng tượng.
Cách vượt qua trầm cảm sau khi kết hôn
Dưới đây là một số cách hữu hiệu giúp bạn không phải đối mặt với các vấn đề tiêu cực về tâm lý sau khi kết hôn:
Học cách cân bằng lại cuộc sống
Điều quan trọng là bạn cần phải học cách cân bằng lại cuộc sống càng sớm càng tốt. Đầu tiên, bạn cần lên kế hoạch thực hiện các công việc cần thiết hằng ngày. Đồng thời phân bổ thời gian hợp lý, giữa làm việc, nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân, gia đình.
Bạn nên tranh thủ thời gian khi chưa có con cái, chưa phải vướng bận để dành thời gian chăm sóc bản thân và thực hiện các sở thích cá nhân nhiều hơn. Còn khi đã có con thì bạn cũng nên chia sẻ việc chăm sóc con cái và làm việc nhà với người thân để không phải một mình ôm đồm quá nhiều công việc.
Chia sẻ với đối phương
Đây cách đơn giản ᴠà cũng là quan trọng nhất khi gặp phải những mâu thuẫn, khúc mắc trong hôn nhân. Hôn nhân là vấn đề của hai người, muốn cuộc hôn nhân được viên mãn thì cả người vợ và người chồng đều cần cùng nhau vun vén.
Nếu có bất kỳ một khúc mắc gì, thaу ᴠì bạn cứ im lặng ᴠà ѕuу nghĩ tiêu cực, cho rằng người kia không còn yêu thương mình, bạn nên thẳng thắn chia ѕẻ, nói những ѕuу nghĩ của mình.
Thẳng thắn chia ѕẻ ѕẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn ᴠà cùng nhau nỗ lực ᴠượt qua những khó khăn. Đây chính là liều thuốc хoa dịu những cảm хúc tiêu cực ᴠà giúp ổn định tâm lý sau khi kết hôn.
Tự chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
Trầm cảm sau hôn nhân khiến cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất bị suy kiệt rõ rệt. Do đó, bạn cần biết cách tự chăm sóc bản thân để sớm hồi phục sức khỏe và giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn. Hơn nữa việc chăm sóc tốt cho bản thân còn giúp làm giảm khả năng tái phát bệnh trong tương lai.
Chế độ chăm sóc dành cho người mắc chứng trầm cảm sau khi kết hôn:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để duy trì sức khỏe.
- Tuyệt đối không lạm dụng rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích để giải tỏa căng thẳng sau kết hôn.
- Chú ý hoạt động thể chất mỗi ngày, nên ngồi thiền và tập yoga. Tập thể dục sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng trầm cảm sau hôn nhân.
- Ngủ đủ giấc.
- Tránh xa những nguồn thông tin tiêu cực.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ.
BoniBrain của Mỹ.
Tâm lý trị liệu
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị ưu tiên với chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm sau khi kết hôn nói riêng. Các chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu các triệu chứng cũng như gốc rễ của vấn đề khiến bạn rơi vào chứng trầm cảm sau hôn nhân. Từ đó giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp để cải thiện tâm trạng và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Sử dụng thuốc
Trong một số trường hợp, chứng trầm cảm sau khi kết hôn có thể tiến triển nặng nề và không đáp ứng với việc chăm sóc tại nhà hay tâm lý trị liệu. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và làm giảm các vấn đề rủi ro xảy ra.
Trên đây là một số thông tin về trầm cảm sau kết hôn. Trầm cảm sau khi kết hôn là tình trạng cần được quan tâm đúng mức để tránh những hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống hôn nhân. Nếu các biện pháp tại nhà không thể giúp điều chỉnh cảm xúc, bạn cần sớm tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập