Bạn có cảm thấy mình như một kẻ giả mạo?

 

   Bạn có bao giờ nghĩ rằng thực ra bạn không giỏi đến thế, và không xứng đáng với mọi lời khen bạn nhận được? Bạn có lo sợ người khác phát hiện ra rằng mình chỉ là một “kẻ mạo danh”? Những suy nghĩ này chính là biểu hiện của Imposter Syndrome (Hội chứng kẻ mạo danh).

 

Bạn có cảm thấy mình như một kẻ giả mạo?

Bạn có cảm thấy mình như một kẻ giả mạo?

 

Hội chứng kẻ giả mạo là gì?

   Hội chứng kẻ mạo danh (Impostor syndrome) là một hiện tượng tâm lý xảy ra khi một người cho rằng bản thân không xứng đáng với thành công mình đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác “phát hiện” ra mình không tài giỏi đến mức đấy. Những người mắc hội chứng kẻ mạo danh dù thành công đến đâu vẫn cho rằng mình là kẻ bất tài, những gì họ đạt được đều là do may mắn. Ngược lại, nếu như có thất bại, họ sẽ coi đấy là bằng chứng để càng khẳng định chắc chắn hơn sự kém cỏi của mình.

   Hội chứng kẻ mạo danh không phải là sự khiêm tốn thông thường. Hội chứng này khiến những người mắc phải lao mình vào công việc mà không dám nhận công lao xứng đáng. Họ bị ám ảnh bởi tiểu tiết, và không bao giờ hài lòng với bản thân.

   Có ba đặc điểm cơ bản để nhận biết một người đang mắc phải hội chứng kẻ mạo danh là:

  • Phản ứng tiêu cực đối với những phản hồi tích cực về bản thân
  • Mang nỗi sợ bị vạch trần là “lừa đảo”
  • Có xu hướng liên tục hạ thấp những thành tích của bản thân, cho rằng nó chưa đạt “tiêu chuẩn”

   Hội chứng này được đặt tên bởi hai nhà tâm lý học Pauline Clance và Suzanne Imes năm 1978. Trong nghiên cứu của mình, họ phát hiện ra nhiều phụ nữ thành đạt thực sự tin rằng mình không xứng đáng. Những nghiên cứu sau đấy cho thấy rằng hội chứng này cũng ảnh hưởng đến nam giới không thua kém gì phụ nữ.

 

Có những loại hội chứng kẻ mạo danh nào?

Hội chứng kẻ mạo danh có thể được chia thành 5 loại cơ bản:

Người cầu toàn

   Người cầu toàn thường đặt ra những tiêu chuẩn cực cao khó có thể đạt được. Khi họ không thể đạt được những mục tiêu mà bản thân họ đặt ra, họ sẽ trở nên nghi ngờ về năng lực của mình, nghĩ rằng mình kém cỏi. Ngay cả khi họ thành công, họ cũng hiếm khi hài lòng bởi họ nghĩ rằng mình còn có thể làm tốt hơn thế.

Người “ôm đồm” nhiều công việc

   Những kẻ mạo danh này đo lường năng lực bản thân dựa trên những vai trò mà họ đảm nhận. Khi đó, một sự thất bại trong bất kỳ vai trò nào cũng khiến họ cảm thấy hoài nghi về bản thân.

Thiên tài bẩm sinh

   Những người sở hữu năng lực này đánh giá năng lực của mình dựa trên khả năng thực hiện công việc thay vì nỗ lực. Do đó, khi họ mất quá nhiều thời gian, công sức để có thể hoàn thành một công việc nào đó họ thường cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.

Chuyên gia

   Những người này thường đánh giá bản thân mình dựa trên những gì họ biết và có thể làm. Họ lo sợ khi ai đó phát hiện ra rằng họ không có kiến thức hoặc kinh nghiệm ở 1 khía cạnh nào đó.

Người độc tấu

   Những kẻ giả mạo này thường né tránh sự giúp đỡ của người khác. Họ nghĩ rằng, họ phải làm và tự mình giải quyết công việc. Khi đó, sự “cầu cứu” hoặc nhận sự giúp đỡ của ai đó cho thấy sự thất bại của bản thân.

 

5 loại của hội chứng kẻ mạo danh.

5 loại của hội chứng kẻ mạo danh.

 

Ảnh hưởng của hội chứng kẻ mạo danh đến con người như thế nào?

Tác động tiêu cực

   Hội chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người ở những cấp độ khác nhau. Cùng tìm hiểu những tác động tiêu cực mà người mắc hội chứng này phải gánh chịu nhé.

  • Xấu hổ và lo lắng: Họ thường xấu hổ về những điều mà họ đạt được, và lo sợ khi sự việc này bị bại lộ. Điều này tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần của họ.
  • Kìm hãm sự phát triển: Người thường xuyên nghi ngờ về năng lực của bản thân, từ đó dẫn đến việc bỏ qua cơ hội để phát triển.
  • Kiệt sức và gây stress: Người vật lộn với hội chứng này thường có mức độ hài lòng với hiệu suất công việc thấp hơn. Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như kiệt sức, stress, trầm cảm, ..

 

Làm sao để vượt qua sự nghi ngờ bản thân?

Ngưng so sánh bản thân mình

  Ngưng so sánh bản thân mình với bất kỳ ai là điều quan trọng để vượt qua hội chứng này. Việc theo dõi hay nhìn thấy ai đó thành công có thể trở thành động lực để bạn cố gắng nhưng cũng có thể khiến cho việc nghi ngờ bản thân trở nên tồi tệ hơn.

   Khi đó, thay vì suy nghĩ so sánh thì hãy suy nghĩ “tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được thành công”.

Ghi nhận những thành công của bản thân

   Những người mắc hội chứng kẻ mạo danh thường tỏ ra miễn cưỡng khi ai đó nhắc đến rằng thành công họ có được là do năng lực thực tế của họ. Hãy học cách dành thời gian để xác định cụ thể thành công của bạn là do những kỹ năng nào và bạn có thể xây dựng, phát triển thêm trong tương lai.

Nói chuyện với chính mình một cách tử tế

  Hãy tập thói quen tự nói chuyện với chính mình bằng những lời động viên tích cực. Hãy nghĩ về những thứ bạn đã đạt được, và tại sao chúng lại quan trọng.

 Tìm kiếm sự hỗ trợ

   Trò chuyện với một người bạn thân thiết, một đồng nghiệp đáng tin cậy, người cố vấn có thể đem lại rất nhiều điều hữu ích. Bạn sẽ nhận ra rằng một số đồng nghiệp của bạn cũng đã từng gặp những khó khăn tương tự và sự hỗ trợ về mặt tinh thần sẽ giúp cả hai bên có cách đối diện với khó khăn hiệu quả hơn. 

 

 Nói chuyện với bạn bè để được hỗ trợ.

Nói chuyện với bạn bè để được hỗ trợ.

 

   Bạn cũng có thể tìm kiếm đến sự hỗ trợ của bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn để tìm kiếm một lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của mình.

   Trên đây là những chia sẻ về hội chứng kẻ mạo danh – imposter syndrome.  Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng kẻ mạo danh là gì, cũng như cách để đối phó với hội chứng này.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi