Mục lục [Ẩn]
Tyrosine được xem là một loại acid amin có nhiều vai trò quan trọng với sức khỏe, bao gồm: phát triển cơ bắp, tăng cường khả năng tập trung, khả năng đối phó với tình huống căng thẳng… Vậy cụ thể những lợi ích đó là như thế nào? Có lưu ý gì khi bổ sung tyrosine hay không? Xin mời các bạn cùng theo dõi.
L- Tyrosine có vai trò như thế nào?
Tyrosine là gì?
Cơ thể con người có tổng cộng 20 loại acid amin để tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Trong đó, chúng được chia thành hai nhóm: 9 acid amin thiết yếu và 11 acid amin không thiết yếu. Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất tyrosine từ một loại acid amin khác, đó là phenylalanin. Chính vì vậy mà tyrosine được xếp vào nhóm acid amin không thiết yếu.
Điều đó không có nghĩa là tyrosine không quan trọng bằng những loại acid amin khác. Thực tế, bất kỳ loại acid amin nào cũng rất cần thiết cho việc tổng hợp protein, hình thành khung tế bào, đặc biệt là sự phát triển của cơ bắp. Còn với tyrosine, nó được chứng minh là có rất nhiều tác dụng với cơ thể nói chung. Những vai trò này xuất phát từ việc tyrosine giúp tổng hợp một số chất quan trọng, bao gồm:
- Dopamin: Đây là 1 trong 4 loại hormone hạnh phúc quan trọng của con người. Dopamin giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và nó thôi thúc con người thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó. Chính vì vậy mà dopamin còn có một cái tên khác là “hormone tạo động lực”. Bên cạnh đó, dopamin cũng quan trọng với trí nhớ, khả năng tập trung và vận động.
- Adrenalin và noradrenalin: Khi chúng ta đứng trước một tình huống căng thẳng, não bộ sẽ phát tín hiệu để cơ thể tăng tiết hai loại hormone này. Chúng chịu trách nhiệm cho những phản ứng nhằm chống lại sự căng thẳng, bao gồm “sẵn sàng chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”.
- Hormone tuyến giáp: tyrosine là nguyên liệu cơ bản để tuyến giáp tổng hợp rất nhiều loại hormone chịu trách nhiệm chính cho các quá trình trao đổi chất.
- Melanin: Đây là sắc tố tạo nên màu sắc cho da, tóc và mắt của chúng ta.
Thông qua những hormone này, tyrosine thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng trong điều chỉnh tâm trạng, chống lại căng thẳng, cải thiện trí nhớ…
Những lợi ích đáng chú ý của tyrosine
Chống căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là điều mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải trải qua. Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng suy luận, ghi nhớ, sự tập trung của bạn bằng cách làm suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh.
Tuy nhiên, nếu bạn có đủ tyrosine, bạn có đủ các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như dopamin, adrenalin, noradrenalin. Khi đó, cơ thể bạn phản ứng tốt hơn với các tình huống căng thẳng nhờ khả năng tập trung cao hơn, trí nhớ tốt hơn, sự linh hoạt trong nhận thức giúp bạn phán đoán và đưa ra các quyết định chính xác hơn.
Cải thiện rối loạn lo âu, trầm cảm
Các bệnh tâm thần ảnh hưởng đến 1/6 dân số thế giới. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng rối loạn lo âu, trầm cảm xuất hiện khi có sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin và dopamin.
Đặc biệt, các biểu hiện của sự thiếu hụt dopamin là rất phổ biến như: mức năng lượng thấp, thiếu động lực, mất hứng thú với mọi hoạt động. Chính vì vậy, bổ sung đầy đủ tyrosine giúp bù đắp sự thiếu hụt dopamin trong não. Điều này góp phần cải thiện đáng kể các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm.
Bổ sung tyrosine là rất cần thiết với người bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm
Những lưu ý khi bổ sung L - Tyrosine
Mặc dù là một loại acid amin không thiết yếu, tức là cơ thể có thể tự sản xuất tyrosine từ phenylalanine. Tuy nhiên trong một số trường hợp không có đủ lượng tyrosine cần thiết khiến sức khỏe bị ảnh hưởng thì chúng ta cần bổ sung tyrosine thông qua việc ăn uống.
Tyrosine có thể dễ dàng tìm thấy trong một số loại thực phẩm như:
- Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt dê.
- Hải sản: cá, tôm, cua.
- Trứng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: bơ, phô mai.
“Tyros” trong tiếng Hy Lạp tức là “pho mát” nên loại thực phẩm này rất giàu tyrosine
- Cây họ đậu: đậu nành, đậu đen, đậu lăng.
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
- Trái cây: bơ, chuối.
Với một số trường hợp cần bổ sung L - tyrosine để tổng hợp dopamine như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm thì có thể sử dụng dưới dạng thực phẩm bổ sung. Đặc biệt, để tăng hiệu quả tổng hợp dopamine, người bệnh cần sử dụng kết hợp với vitamin B9, B12 và C. Chính vì vậy, sản phẩm BoniBrain của Mỹ sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc bổ sung L - tyrosine cũng cần lưu ý bởi có thể tương tác với một số thuốc.
L - tyrosine tương tác với những thuốc nào?
Thuốc chống trầm cảm MAOIs
Tyrosine có thể phân hủy thành tyramine - một acid amin có khả năng điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên khi một bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống trầm cảm ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs) kết hợp với việc bổ sung L - tyrosine sẽ khiến tích lũy tyramine và gây tăng huyết áp đến mức nguy hiểm.
Dù vậy người bệnh cũng không cần quá lo lắng bởi hiện nay, MAOIs không phải nhóm thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất. Còn nhiều nhóm thuốc khác không gây tương tác với tyrosine.
Hormone tuyến giáp
Tyrosine là nguyên liệu tổng hợp một số loại hormone tuyến giáp (T3 và T4). Do đó, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp hoặc có tuyến giáp hoạt động quá mức thì cần lưu ý trong việc bổ sung tyrosine.
Levodopa
Đây là một loại thuốc dùng để điều trị Parkinson. Trong cơ thể, levodopa và tyrosine cạnh tranh với nhau để được hấp thu ở ruột. Điều đó gây ảnh hưởng tới hiệu quả của cả hai. Do đó, cần bổ sung hai loại hoạt chất này cách nhau ít nhất một khoảng thời gian là 2 giờ để tránh tương tác.
Như vậy, tyrosine là acid amin có nhiều vai trò với sức khỏe, đặc biệt là điều chỉnh tâm trạng và chống căng thẳng. Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung acid amin này từ các nguồn thực phẩm ăn vào hàng ngày. Tuy nhiên, có một số lưu ý quan trọng trong quá trình bổ sung tyrosine mà chúng ta cần chú ý. Cám ơn các bạn đã đón xem!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập