Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Mỗi chúng ta đều có nhiều kỷ niệm khác nhau trong quá khứ, vui có, buồn có. Trong đó, có một số chuyện tiêu cực sẽ luôn ám ảnh chúng ta dù cho có muốn quên đi cũng không được. Ở một số người, những ám ảnh này sẽ lấn át cảm xúc tích cực.

   Họ có thể chìm đắm mãi trong sự đau khổ, dần trở nên kiệt quệ và dẫn đến trầm cảm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ nhé!

 

Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ?

Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ?

 

Ám ảnh sợ quá khứ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người như thế nào?

   Nếu như những vết thương trên cơ thể sẽ để lại sẹo, thì những vết thương tinh thần có thể để lại sự ám ảnh. Đối với một số người, những sự kiện gây sang chấn tâm lý trong quá khứ có thể gây ra những nỗi đau kéo dài đến hiện tại.

   Những người bị ám ảnh sợ quá khứ thường có biểu hiện bất an, bồn chồn, sợ hãi, thậm chí là hoảng loạn khi có ai đó nhắc lại sự kiện tồi tệ đã xảy ra, hoặc khi đối diện với các tình huống tương tự. Vì thế, họ cũng thường xuyên né tránh những thứ có thể gợi nhớ lại quá khứ.

   Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của họ trong hiện tại. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Người từng suýt bị đuối nước trong quá khứ sẽ trở nên sợ phải làm các công việc liên quan đến nước, sợ đến những nơi có nhiều nước như: Ao hồ, sông suối, biển,... Người bị ám ảnh bởi các đám cháy sẽ hình thành tâm lý sợ lửa,...
  • Người từng bị bỏ rơi trong quá khứ sẽ khó chấp nhận, dè chừng khi bước vào một mối quan hệ gắn bó với người khác.
  • Người bị ám ảnh bởi việc ly hôn có thể nghĩ rằng mình không thể có được một gia đình hạnh phúc.

   Những người bị ám ảnh sợ quá khứ có thể trở nên sống khép kín, khó bộc lộ cảm xúc, không muốn chia sẻ với ai. Họ cũng sẽ trở nên tự ti, buồn bã, bi quan, suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống.

   Họ cũng là những người có nguy cơ cao lạm dụng chất kích thích, nhằm đối phó với tình trạng căng thẳng, stress. Tất cả những điều này biến họ trở thành mục tiêu của các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Ám ảnh từ quá khứ khiến nhiều người sống khép mình và suy nghĩ tiêu cực

Ám ảnh từ quá khứ khiến nhiều người sống khép mình và suy nghĩ tiêu cực

 

Làm cách nào để vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ?

   Ám ảnh sợ quá khứ là “sợi dây xích” kìm hãm bạn đến với cuộc sống hạnh phúc, và khiến bạn bị nhấn chìm trong cảm xúc tiêu cực. Thoát ra khỏi những ám ảnh này không phải là điều dễ dàng, bạn sẽ cần có một quyết tâm lớn và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.

    Một số cách sẽ giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh sợ quá khứ có thể kể đến như:

Học cách chấp nhận và buông bỏ quá khứ

   Bạn hoàn toàn không có bất cứ cách gì để đảo ngược, thay đổi những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định mình sẽ sống ra sao trong hiện tại và tương lai. Nếu cứ sống mãi trong quá khứ đau buồn, bạn sẽ để vuột mất cơ hội có được hạnh phúc thực sự.

    Vì vậy, điều đầu tiên mà bạn cần làm là chấp nhận những việc đã xảy ra trong quá khứ, và buông bỏ chúng. Bạn hãy suy nghĩ một cách lạc quan rằng, chúng sẽ là những kinh nghiệm quý giá để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu chúng không xảy ra, bạn sẽ không biết mình còn thiếu sót những gì để cải thiện.

Tha thứ cho bản thân

   Khi đối diện với những điều tiêu cực, bạn có thể đổ lỗi cho bản thân mình. Bạn có thể hình thành lối suy nghĩ như: “Vì mình mà mọi chuyện mới thành ra như thế”, hay “Giá như lúc đó mình tốt hơn thì mọi chuyện đã khác”,...

    Tâm lý này xuất hiện là một điều khá tự nhiên, nhưng nó có cần thiết trong thời điểm hiện tại hay không? Mặc cảm tội lỗi rõ ràng không khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, còn tha thứ cho bản thân mình thì hoàn toàn có thể. Vậy, tại sao bạn không thử bao dung hơn với bản thân mình?

 

Bạn nên tha thứ cho bản thân mình

Bạn nên tha thứ cho bản thân mình

 

Làm bản thân bận rộn hơn

   Trở nên bận rộn hơn là cách khá tốt để đối phó với những cảm xúc và suy nghĩ chồng chéo, rối bời, và hạn chế việc nghĩ đến những nỗi buồn. Tuy nhiên, bạn không nên làm việc một cách không ngừng nghỉ, vì nó chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.

   Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào làm những công việc yêu thích, trải nghiệm những điều mới mẻ, hay những điều mang đến niềm vui cho người khác. Niềm vui từ công việc sẽ khiến cho tâm trạng của bạn ổn định hơn rất nhiều.

   Nếu những ám ảnh trong quá khứ lại xuất hiện trong đầu, thì bạn hãy nhớ đến những điều tốt đẹp này, và nghĩ rằng cuộc sống của mình đang rất ổn. Vì thế, bạn đừng để những suy nghĩ này phá hủy tất cả những thành quả mà bạn đã đạt được.

Chia sẻ với những người xung quanh

   Bên cạnh bạn luôn có những người yêu thương và chia sẻ những khó khăn với bạn. Bạn không nhất thiết phải một mình vượt qua sự ám ảnh, mà hãy tâm sự với họ. Là những người ngoài cuộc, họ sẽ có những suy nghĩ thấu đáo hơn, giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn, cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi trút bỏ được tảng đá đè nặng trong lòng.

 

Chia sẻ với người khác là cách để vượt qua ám ảnh sợ quá khứ

Chia sẻ với người khác là cách để vượt qua ám ảnh sợ quá khứ

 

Tìm đến chuyên gia tâm lý

   Bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Họ là những người có kinh nghiệm và nhiều cách thức để giải quyết tận gốc những về vấn đề tâm lý. Họ sẽ có biện pháp giúp bạn đối diện và vượt qua nỗi ám ảnh quá khứ một cách khoa học và hiệu quả nhất. Một phương pháp thường được áp dụng có thể kể đến là liệu pháp nhận thức - hành vi CBT.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách vượt qua ám ảnh sợ quá khứ. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân…

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Mối liên hệ giữa trầm cảm và sự giận dữ

Vợ không muốn “gần gũi” - Tưởng tình cảm phai nhạt hóa ra do trầm cảm

Vợ không muốn “gần gũi” - Tưởng tình cảm phai nhạt hóa ra do trầm cảm

Tìm hiểu các cấp độ bệnh trầm cảm và cách điều trị

Trầm cảm nhẹ, vừa, nặng… đều là các cấp độ bệnh trầm cảm. Mỗi cấp độ đều có cách điều trị khác nhau

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngoài những nguyên nhân gây trầm cảm như tổn thương thời thơ ấu, sốc tâm lý do mất người thân, chồng ngoại tình… căn bệnh này còn xảy ra do sự thay đổi của các mùa trong năm.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi