Mục lục [Ẩn]
Dù dịch Covid đã qua đi nhưng hậu quả của nó vẫn còn đeo bám dai dẳng, nhất là vấn đề về tâm lý. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), COVID-19 khiến 63% người từ 18 đến 24 tuổi mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, triệu chứng và giải pháp khắc phục ra sao?
Trầm cảm hậu Covid nguyên nhân do đâu?
Trầm cảm hậu Covid nguyên nhân do đâu?
Trầm cảm là bệnh mà một người thường xuyên ở trạng thái buồn bã, bi quan, chán nản, lo âu, mất hết hy vọng vào tương lai, không còn hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống.
Trầm cảm hậu Covid là bệnh trầm cảm xuất hiện sau khi người bệnh khỏi Covid-19 trong 3 tháng. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh này bao gồm:
Tác động của virus Corona với hệ thần kinh
Khi nhiễm virus SARS-COV-2, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh các cytokines, chemokines - những yếu tố gây viêm. Bệnh càng nặng, những yếu tố đó càng được sản sinh nhiều. Chúng tác động, gây tổn thương đến hệ thần kinh, khiến người bệnh đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, giảm ham muốn…
Thêm nữa, phản ứng viêm còn phá vỡ hàng rào máu não, tạo điều kiện cho các tế bào gây viêm xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Theo đó, chúng làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu, rối loạn hoạt động trục dưới đồi- tuyến yên. Bệnh trầm cảm hậu Covid bắt đầu từ đây.
Tổn thương tâm lý
Những ám ảnh tâm lý do dịch Covid gây ra như:
- Ám ảnh sợ hãi vì bị Covid tái phát nhiều lần hoặc bị covid nặng, có nhiều biến chứng sau khi đã điều trị khỏi.
- Nỗi ám ảnh về việc phải cách ly, phải sống một mình, phải sát khuẩn khử trùng mọi lúc mọi nơi.
- Nỗi đau mất người thân
- Bị phá sản, thất nghiệp, nợ nần chồng chất…
Covid gây ra nhiều nỗi sợ hãi
Sức khỏe suy giảm sau hậu Covid
Khi bị nhiễm Covid kèm theo các biến chứng nặng, sức khỏe thể chất của người bệnh thường suy giảm nghiêm trọng. Họ không còn duy trì được các sở thích ngày xưa nữa như chạy bộ đường dài, tập tạ…
Di chứng hậu Covid cũng khiến họ tiêu tốn nhiều tiền bạc, cảm thấy bản thân vô dụng, là gánh nặng của gia đình… Những suy nghĩ tiêu cực này cũng góp phần dẫn đến trầm cảm hậu Covid.
Các triệu chứng trầm cảm hậu Covid
- Khí sắc tụt giảm, luôn có tâm trạng trầm buồn, bi quan, tiêu cực.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán nản, kiệt sức, không muốn làm gì.
- Không còn hứng thú với mọi thứ, kể cả sở thích trước đây.
- Thiếu tập trung, tinh thần luôn lơ đãng, suy giảm trí nhớ.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng.
- Chán ăn, ăn uống không ngon dẫn đến cơ thể suy nhược, một số khác ăn nhiều quá mức dẫn tới tăng cân không thể kiểm soát.
- Cô lập bản thân, không muốn giao tiếp với ai.
- Tính tình thay đổi, dễ kích động, dễ khóc.
- Cảm giác bất an, đa nghi với mọi thứ.
- Trở nên căng thẳng khi nhắc đến vấn đề liên quan đến bệnh viện, thở oxy, dịch bệnh…
- Dấu hiệu về thể chất: Đau cơ, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa.
- Suy nghĩ đến tự tử hoặc có hành vi tự sát.
Giải pháp khắc phục trầm cảm hậu Covid
Để điều trị trầm cảm hậu Covid, tùy mức độ bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, bao gồm:
Liệu pháp tâm lý
Trầm cảm hậu Covid mức độ nhẹ và vừa sẽ được điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Thông qua cuộc trò chuyện, nhà trị liệu sẽ biết được các vướng mắc trong tâm trí người bệnh. Từ đó, họ đưa ra liệu pháp phù hợp, thường là liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp thư giãn…
Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ, hành vi tiêu cực và dần thay đổi.
Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, hành vi tiêu cực
Điều trị bằng thuốc
Với trường hợp trầm cảm hậu Covid mức độ nặng, bác sĩ sẽ kê một số thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc…
Mục đích của việc dùng thuốc này là cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, tăng nồng độ serotonin, dopamin cải thiện tâm trạng người bệnh.
Tuy nhiên, các nhóm thuốc này thường kèm theo rất nhiều tác dụng phụ, hại gan thận, thậm chí tăng nguy cơ ý định tự sát. Do đó, quá trình sử dụng của người bệnh cần được kiểm soát nghiêm ngặt.
Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, thiết lập thói quen sống tích cực hơn bằng cách dậy sớm và làm những điều mình thích.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày, tăng cường vitamin C, vitamin E, vitamin A, kẽm, sắt…. Trong đó, bạn nên ưu tiên các nhóm rau xanh, trái cây tươi, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn.
- Học thêm những điều mới để khiến bản thân bận rộn như nấu ăn, đan lát, vẽ tranh, đánh đàn…
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe thể chất. Đồng thời, bạn cũng nên phơi nắng mỗi ngày để cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc như serotonin, dopamin, cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực bằng cách ngồi thiền, yoga, nghe nhạc…
- Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực có liên quan đến Covid 19 trên báo mạng.
- Duy trì giấc ngủ ổn định, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Duy trì mối quan hệ với mọi người, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực với bạn bè, người thân để thư giãn tinh thần.
- Sử dụng BoniBrain giúp cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc. BoniBrain là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Bạn chỉ cần uống 2-4 viên mỗi ngày, chia 2 lần, uống vào buổi trưa và chiều, BoniBrain sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, tạo cảm giác sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc.
Cho đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của chúng ta sau đại dịch Covid đã dần ổn định hơn. Tâm lý chúng ta cũng đã sẵn sàng nếu đại dịch này quay trở lại. Tuy nhiên, đâu đó ngoài kia vẫn còn người bệnh trầm cảm hậu Covid. Nếu thấy bản thân có vấn đề về tâm lý, bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập