Hội chứng ám ảnh sợ hãi là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta ai cũng có nỗi sợ của riêng mình. Đó thường chỉ là cảm xúc tạm thời mà con người có thể vượt qua được. Thế nhưng, nếu nỗi sợ đó kéo dài, khiến bạn bị ám ảnh, cuộc sống xáo trộn thì có lẽ bạn đang mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi.

 

Hội chứng ám ảnh sợ hãi là gì?

Hội chứng ám ảnh sợ hãi là gì?

 

Hội chứng ám ảnh sợ hãi là gì?

   Sợ hãi là một trong những cảm xúc cơ bản nhất của con người. Nó là trạng thái căng thẳng khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa vô hình hoặc hữu hình.

   Sợ hãi giúp tăng tính cảnh giác, khiến cơ thể chuẩn bị để đối phó với một vấn đề nào đó.

   Với một nỗi sợ thông thường, khi đã vượt qua được, cảm xúc của chúng ta sẽ bình ổn trở lại. Tuy nhiên nếu nỗi sợ hãi đó kéo dài, khiến bạn luôn nghĩ đến nó, không thể thoát ra được thì có thể bạn đang bị hội chứng ám ảnh sợ hãi.

   Hội chứng ám ảnh sợ hãi hay rối loạn ám ảnh sợ hãi là tình trạng người bệnh xuất hiện cảm giác sợ quá mức về các vật và tình huống hoàn toàn không có tính nguy hiểm.

   Tình trạng này là một rối loạn mãn tính, kéo dài, khác với cảm giác sợ hãi nhất thời, hay những lo âu ngắn hạn. Bởi vậy, hội chứng ám ảnh sợ hãi thường làm suy giảm thể chất, tâm lý và gây xáo trộn cuộc sống của người bệnh.

 

Các loại hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp

Sợ đám đông

   Hội chứng sợ đám đông (hay còn gọi là hội chứng sợ khoảng trống, hội chứng sợ nơi công cộng) là tình trạng một người cảm thấy sợ hãi đến mức phải tránh những địa điểm hay tình huống có thể gây ra trạng thái hoảng loạn, cảm giác mắc kẹt, bối rối hoặc tuyệt vọng.

 

Người bị hội chứng sợ đám đông thường không dám đến nơi nhiều người

Người bị hội chứng sợ đám đông thường không dám đến nơi nhiều người

 

   Họ thường sợ đám đông lớn, sợ mắc kẹt bên ngoài nhà… thậm chí có thể lên cơn hoảng loạn ở nơi mà họ không thể thoát ra.

Ám ảnh xã hội

   Ám ảnh xã hội cũng giống như chứng rối loạn lo âu xã hội.

   Người gặp tình trạng này thường có nỗi lo rất lớn về các tình huống xã hội, có xu hướng tự cô lập bản thân.

   Nỗi ám ảnh xã hội có thể nghiêm trọng đến mức những tương tác đơn giản nhất, chẳng hạn như gọi món tại nhà hàng hoặc trả lời điện thoại… cũng có thể gây hoảng sợ.

Các loại hội chứng ám ảnh sợ hãi khác

  • Hội chứng sợ độ cao.
  • Hội chứng sợ nói trước đám đông.
  • Hội chứng sợ không gian hẹp.
  • Hội chứng sợ máu.
  • Hội chứng sợ bóng tối.

 

Nguyên nhân gây hội chứng ám ảnh sợ hãi

   Nguyên nhân của chứng ám ảnh sợ hãi có thể tới từ các yếu tố như:

  • Trẻ em có người thân bị rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ mắc chứng ám ảnh sợ hãi.
  • Trải qua các sự kiện đe dọa tính mạng như suýt chết đuối, bị chấn thương sọ não…
  • Lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm cũng liên quan đến chứng ám ảnh sợ hãi.

 

Người suýt bị chết đuối có nguy cơ cao mắc chứng ám ảnh sợ hãi

Người suýt bị chết đuối có nguy cơ cao mắc chứng ám ảnh sợ hãi

 

 

Các dấu hiệu nhận biết hội chứng ám ảnh sợ hãi

   Dấu hiệu phổ biến nhất là các cơn hoảng loạn khi đến những nơi hay gặp sự vật gây sợ hãi. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng như:

  • Hồi hộp, tim đập nhanh, tăng huyết áp.
  • Khó thở, cảm giác nghẹt thở.
  • Nói nhanh hoặc không có khả năng nói.
  • Khô miệng.
  • Đau bụng.
  • Buồn nôn.
  • Run rẩy.
  • Đau tức ngực .
  • Ra mồ hôi.

 

Cách chẩn đoán và biện pháp vượt qua hội chứng ám ảnh sợ hãi

   Biện pháp chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ hãi được thực hiện thông qua việc khai thác tiền sử, bệnh sử, đặt câu hỏi phỏng vấn người bệnh khi thăm khám lâm sàng trực tiếp.

   Hiện nay, y học không có bất kỳ xét nghiệm hay các phương tiện nào khác có thể giúp chẩn đoán được hội chứng ám ảnh sợ hãi.

   Để điều trị hội chứng này, bác sĩ thường kết hợp điều trị tâm lý với sử dụng thuốc, cụ thể:

Liệu pháp nhận thức hành vi

   Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất cho chứng ám ảnh sợ hãi.

 

CBT là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng ám ảnh sợ hãi

CBT là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng ám ảnh sợ hãi

 

   Người bệnh sẽ được tưởng tượng trong đầu về các tình huống phải tiếp xúc với sự vật, sự việc gây sợ hãi như sợ máu, sợ đi máy bay, sợ bị tiêm, sợ động vật… Sau đó, chuyên gia tâm lý sẽ xác định và thay đổi những suy nghĩ, phản ứng tiêu cực với tình huống ám ảnh.

   Hiện nay, các nước tiên tiến đã áp dụng kỹ thuật CBT mới, sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp người bệnh tiếp cận nguồn gốc của nỗi ám ảnh một cách an toàn.

   Các buổi trị liệu nên được tiến hành liên tục và sắp xếp gần nhau.

Sử dụng thuốc tây

   Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu cũng cũng sẽ giúp bệnh nhân làm dịu các phản ứng cảm xúc và thể chất đối với nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ, có thể gây suy gan, suy thận. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

   Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả của các thuốc trên cũng như liệu pháp CBT, các chuyên gia tâm lý khuyên người bệnh nên kết hợp thêm BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin. Hai hormone hạnh phúc này này mang đến cảm giác sảng khoái, thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng, lo âu cho người dùng. Đặc biệt, BoniBrain từ thiên nhiên nên không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

     

Cách phòng ngừa hội chứng ám ảnh sợ hãi

   Để giảm thiểu nguy cơ gặp chứng ám ảnh sợ hãi, các bạn nên:

  • Tránh xa những thứ mang lại cảm giác sợ hãi.
  • Hạn chế các tình huống căng thẳng nếu có thể.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục.
  • Thay đổi cách nghĩ theo hướng tích cực, sống vui vẻ hơn.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể nếu gặp phải các sang chấn tâm lý, rối loạn lo âu hay các cơn sợ hãi.

   Cảm xúc sợ hãi là điều tự nhiên của con người. Thế nhưng, nó có thể tiến triển thành hội chứng ám ảnh sợ hãi nếu bạn vượt qua được. Nếu bạn cần tâm sự hay hỗ trợ gì về tâm lý, hãy gọi điện cho chuyên gia tâm lý của chúng tôi theo số hotline 0243.760.6666 nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là gì? Các loại rối loạn lo âu ám ảnh sợ thường gặp

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là 1 trong 5 dạng của rối loạn lo âu. Bệnh đặc trưng bởi nỗi sợ, sự lo lắng quá mức và dai dẳng về những đối tượng và tình huống thông thường.

Rối loạn lo âu là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị?

Chúng tôi biên soạn bài viết này với mục tiêu giúp bạn đọc có được đầy đủ thông tin về chứng rối loạn lo âu. Chỉ với 10 phút theo dõi nội dung sau đây, bạn sẽ biết được rối loạn lo âu là gì, các phân loại của bệnh, triệu chứng, bài test kiểm tra và cách điều trị. Cùng theo dõi ngay nhé!

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy!

Stress kéo dài không chỉ làm tinh thần chúng ta mệt mỏi, suy sụp mà còn gây rối loạn nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì. Đã vậy, tình trạng thừa cân cũng tác động ngược...

Không còn cơn rối loạn lo âu, tôi đã vui vẻ trở lại!

Chú Nguyễn Hữu Trà 66 tuổi, trú tại phòng 2503, chung cư CT7 Booyoung, đường Vũ Trọng Khánh, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi