Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên

Mục lục [Ẩn]

 

   Tự tử là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở lứa tuổi vị thành niên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên và làm sao để ngăn chặn và giảm thiểu tỷ lệ này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu.

 

Tại sao trẻ vị thành niên lại có suy nghĩ và hành vi tự tử?

Tại sao trẻ vị thành niên lại có suy nghĩ và hành vi tự tử?

 

Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên

   Hiện nay, tự tử đã trở thành nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi trên toàn thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng có độ tuổi tự tử trẻ hóa. Vậy tại sao những đối tượng vị thành niên “ăn chưa no, lo chưa tới” này lại có những suy nghĩ và hành vi tự tử?

   Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp tự sát đều liên quan đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn căng thẳng sau sang chấn hoặc bị lạm dụng các chất kích thích…

   Tâm lý của trẻ vị thành niên còn rất yếu, chưa đủ trưởng thành để đối mặt với nhiều áp lực. Do đó, nếu các em chịu những tác động từ bên ngoài thì dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý, đặc biệt là làm ra các hành vi bồng bột gây hại cho chính bản thân mình. Các nguyên nhân gây ra các vấn đề tâm lý ở trẻ vị thành niên, dẫn đến những suy nghĩ và hành vi tự tử của các em là:

Tiền sử gia đình

   Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên có thể do tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình của trẻ có người thân như cha mẹ, anh chị em,... đã từng có hành vi tự tử (kể cả thành công hay thất bại) thì sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến tâm lý của trẻ.

   Ngoài ra, trẻ có người thân trong gia đình từng bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi thì cũng có nguy cơ bị các vấn đề tâm lý cao, từ đó dẫn đến hành động tự tử.

Do gia đình không hạnh phúc

   Gia đình rất quan trọng trong việc xây dựng tính cách và tâm lý của trẻ. Trong nhiều gia đình, cha mẹ áp đặt cho con những kỳ vọng rất cao, luôn ràng buộc con quá mức, luôn bắt ép con phải làm theo sắp xếp của gia đình sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực, dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý.

   Đặc biệt, tâm lý trẻ vị thành niên cực kỳ phức tạp, khó nắm bắt, luôn muốn nổi loạn nên nếu phụ huynh không khéo léo, không biết cách dung hòa với con mà luôn bắt con làm theo ý mình, cho là mình đúng sẽ đẩy các mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng xa cách. Điều này rất dễ dẫn đến trẻ gặp các vấn đề tâm lý nhưng lại không biết chia sẻ cùng ai.

 

Nếu cha mẹ không dung hòa rất dễ khiến cha mẹ và con cái xa cách.

Nếu cha mẹ không dung hòa rất dễ khiến cha mẹ và con cái xa cách.

 

 Thậm chí, đã có những trường hợp trẻ gửi “tín hiệu cầu cứu” đến phụ huynh nhưng lại bị phớt lờ, bỏ qua. Điều này sẽ càng khiến trẻ cảm thấy cô đơn, không được ai quan tâm, yêu thương từ đó dẫn đến các hành vi dại dột.

   Ngoài ra, gia đình không hạnh phúc như cha mẹ ly hôn hoặc trẻ bị bạo lực cả về thể chất lẫn tinh thần cũng là nguyên nhân làm xuất hiện hành vi tự sát ở thanh thiếu niên.

>>> Xem thêm: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ

Áp lực học tập

   Hiện nay, chương trình học của trẻ ngày càng nặng nề. Nhà trường và phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà không chú trọng đến tâm lý của trẻ. Việc học tập quá nhiều khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, sức khỏe suy giảm và tăng nguy cơ trầm cảm.

   Áp lực học tập còn đến từ kỳ vọng quá cao của gia đình. Nếu kết quả học tập không được như mong muốn, họ tỏ ra thất vọng, mắng mỏ con một cách thậm tệ. Điều này khiến trẻ luôn nghĩ rằng mình là người kém cỏi, thất bại, là gánh nặng của gia đình. Và thế là trẻ càng căng thẳng, lo lắng khi học tập, đặc biệt là khi đối diện với các kỳ thi.

>>> Xem thêm: Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bạo lực học đường

   Bạo lực học đường là một vấn đề đã bị lên án nhiều, đã được các trường học chú trọng hơn nhưng lại không ngừng tiếp diễn. Bạo lực học đường để lại cho các em những tổn thương không thể xóa nhòa cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong nhiều trường hợp, các em sợ hãi không dám lên tiếng hoặc đã lên tiếng nhưng lại không được giúp đỡ. Điều này khiến các em cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, mệt mỏi và bị cô lập nên đã chọn cách tự tử để giải thoát bản thân.

   Như trường hợp của em N.T.Y.N - một nữ sinh lớp 10 trường chuyên tại Nghệ An quyết định quyên sinh vào hồi tháng 4/2023. Được biết, em N bị đánh, bị ngược đãi và áp đảo tâm lý ở trường. Em vốn có học lực giỏi nhưng bỗng dưng bỏ học và nói với mẹ rằng “con sợ đi học, sợ đến trường”. Do đó, người mẹ đã đến trường để xin chuyển lớp nhưng nhà trường không đồng ý. Khi bố mẹ vắng nhà, em N đã dại dột quyên sinh.

>>> Xem thêm: Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

Do tình cảm

   Tình yêu tuổi mới lớn thì thường đầy ắp cảm xúc, thậm chí có phần dữ dội và mãnh liệt hơn các lứa tuổi khác. Do đó, những tranh chấp tình cảm ở lứa tuổi này rất dễ dẫn tới các hành vi bồng bột. Ví dụ: Sau khi chia tay không êm đẹp, các em chọn cách dọa tự tử hoặc tự tử thật để níu kéo.

   Một trường hợp khác có thể xảy ra thì các cặp đôi bị gia đình ngăn cấm nên nảy sinh ý nghĩ tự tử để làm “minh chứng tình yêu”.

 

Trẻ vị thành niên rất dễ có nguy cơ tự tử do tranh chấp tình cảm.

Trẻ vị thành niên rất dễ có nguy cơ tự tử do tranh chấp tình cảm.

 

Tự tử do bắt chước

   Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục Hà Nội, trong số các vụ tự tử thành công ở trẻ, có tới 11% trẻ có hành vi bắt chước từ các vụ tự tử trước đó.

 

Một số yếu tố nguy cơ khác khác

   Hầu hết trường hợp tự tử đều đã được lên kế hoạch, chuẩn bị từ rất lâu trước đó. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn trẻ tự tử do bị kích động đột ngột, hành vi tự sát này là bốc đồng nhưng lại để lại những hậu quả nặng nề.

   Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác cũng có thể là yếu tố làm xuất hiện hành vi tự sát ở thanh thiếu niên bao gồm

  • Bệnh nan y hoặc bị tai nạn đột ngột dẫn đến bị khiếm khuyết một phần cơ thể.
  • Nợ quá nhiều tiền mà không có khả năng chi trả.
  • Mới trải qua các cú sốc đột ngột vượt ngoài khả năng chịu đựng.

 

Phòng ngừa nguy cơ tự sát ở trẻ vị thành niên

   Để giúp trẻ vượt qua các khủng hoảng tâm lý, ngăn ngừa nguy cơ tự sát, phụ huynh nên chú ý:

  • Tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ cả ở gia đình và nhà trường. Cần tạo sự gần gũi, gắn bó giữa bố mẹ, giáo viên với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học hành, trong các mối quan hệ xã hội.
  • Không áp đặt thành tích học tập cho trẻ, không nên đặt kỳ vọng quá cao ở trẻ, để tránh trẻ quá căng thẳng, stress.
  • Cần phân bổ thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ một cách hợp lý. Gia đình và nhà trường nên tổ chức các buổi du lịch dã ngoại thường xuyên hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí, thể thao, hoạt động thiện nguyện,…
  • Dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.
  • Trò chuyện chân thành, cởi mở với trẻ, làm bạn với trẻ, tìm hiểu, chia sẻ, giải quyết về những bức xúc, khó khăn, nỗi uất ức của trẻ,
  • Cho trẻ cảm giác được che chở, bảo vệ, hỗ trợ để trẻ không còn cảm thấy cô đơn.

>>> Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có suy nghĩ muốn tự tử?

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân trẻ vị thành niên có suy nghĩ và hành vi tự tử. Tình trạng tự tử ở trẻ vị thành niên đang ở mức báo động và cần sự quan tâm rất lớn từ gia đình và cộng đồng. Nếu có điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: tự tử

Bài viết liên quan

Từ vụ ba bố con tử vong dưới sông ở Hưng Yên: Thấu hiểu để tránh hậu quả đáng tiếc

Từ vụ ba bố con tử vong dưới sông ở Hưng Yên: Thấu hiểu để tránh hậu quả đáng tiếc.

Đối diện và vượt qua nỗi đau mất người thân do tự tử

Cách để đối diện và vượt qua nỗi đau mất người thân do tự tử là để bản thân được cảm nhận sự đau buồn, tìm kiếm sự hỗ trợ và…

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có suy nghĩ muốn tự tử?

Tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng nghiêm trọng, là vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10 - 24 tuổi.

Nguyên nhân và biểu hiện ở một người có ý định tự tử

Trước khi một người thực hiện hành vi tự tử, thì chắc chắn người đó đã có ý nghĩ về hành động này rất nhiều lần. Khi phát hiện sớm biểu hiện, bạn sẽ có cơ hội ngăn chặn họ biến điều đó thành hành động...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi