Mục lục [Ẩn]
Bên cạnh trí thông minh, mỗi người còn có trí tuệ cảm xúc, được dùng để chỉ khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của chính bạn. Hiểu và biết cách sử dụng trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ bền chặt và đạt được mục tiêu của mình. Vậy, cần làm gì để cải thiện trí tuệ cảm xúc?
Trí tuệ cảm xúc là gì? Cần làm gì để cải thiện trí tuệ cảm xúc?
Trí tuệ cảm xúc là gì?
Trí tuệ cảm xúc còn được gọi là chỉ số cảm xúc hoặc EQ. Chỉ số này cho thấy bạn kiểm soát được cảm xúc của mình theo những cách tích cực, nhằm giảm căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác, vượt qua thử thách và xoa dịu xung đột.
Trí tuệ cảm xúc giúp bạn có được các mối quan hệ khăng khít, và thành công ở nơi làm việc, dễ đạt được các thành tựu của mình. Nó cũng thúc đẩy bạn biến ý định thành hành động, và đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Trí tuệ cảm xúc thường được xác định bởi bốn thuộc tính:
- Tự quản lý: Bạn kiểm soát được cảm xúc và hành vi bốc đồng, định hướng cảm xúc theo cách lành mạnh, thực hiện các cam kết và thích ứng với những sư thay đổi.
- Tự nhận thức: Bạn nhận diện được cảm xúc của mình và cách mà nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Bạn biết điểm mạnh, điểm yếu, và tự tin vào bản thân.
- Nhận thức xã hội: Bạn có sự đồng cảm, hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác, tiếp thu các tín hiệu cảm xúc, cảm thấy thoải mái về mặt xã hội.
- Quản lý mối quan hệ: Bạn biết cách phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt, giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến người khác, làm việc nhóm tốt và quản lý được các xung đột.
Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta làm chủ suy nghĩ, hành vi và thấu hiểu người khác
Cần làm gì để cải thiện trí tuệ cảm xúc?
Trí tuệ cảm xúc có thể giúp bạn giải quyết được các bất đồng trong cuộc sống, đạt được những mục tiêu của mình, xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Để cải thiện trí tuệ cảm xúc, bạn có thể thực hiện theo các cách dưới đây:
Quản lý căng thẳng
Nếu quá căng thẳng, bạn có thể mất kiểm soát cảm xúc và sẽ hành động một cách thiếu chín chắn.
Với khả năng quản lý căng thẳng, bạn có thể học cách tiếp nhận thông tin gây khó chịu mà không để nó lấn át suy nghĩ và khả năng tự kiểm soát của mình. Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát được những cảm xúc và hành vi bốc đồng, quản lý cảm xúc theo những cách lành mạnh.
Nâng cao nhận thức về bản thân
Quản lý căng thẳng là bước đầu tiên để xây dựng trí tuệ cảm xúc. Trong khi đó, khả năng kiểm soát những cảm xúc cốt lõi của bản thân như: tức giận, buồn bã, sợ hãi và vui vẻ, thường phụ thuộc vào những trải nghiệm của bản thân.
Những trải nghiệm này sẽ quyết định việc bạn sẽ thể hiện cảm xúc của mình như thế nào, và ảnh hưởng của cảm xúc đến suy nghĩ, hành động của bạn. Cách giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của mình là nâng cao nhận thức về bản thân thông qua thực hành chánh niệm.
Chánh niệm sẽ giúp bạn tập trung sự chú ý của mình vào thời điểm hiện tại, và không phán xét. Chánh niệm giúp thay đổi cách nhìn về các mối bận tâm và suy nghĩ của bạn, sang việc đánh giá cao cảm giác và cảm xúc của bạn. Chánh niệm cũng giúp bạn bình tĩnh, tập trung, và tự nhận thức rõ hơn. Từ đó, bạn sẽ có một góc nhìn rộng mở hơn về cuộc sống.
Nâng cao nhận thức xã hội
Nhận thức xã hội cho phép bạn nhận ra và hiểu được việc người khác đang cảm thấy như thế nào, trạng thái cảm xúc của họ trong từng thời điểm và điều gì thực sự quan trọng đối với họ.
Để xây dựng nhận thức xã hội, bạn nên chú ý một số những điều sau đây:
- Tập trung vào sự tương tác với mọi người, và gạt bỏ những suy nghĩ không liên quan đến cuộc đối thoại sang một bên.
- Hãy xem cảm xúc của bản thân thay đổi như thế nào khi bị tác động bởi những dòng cảm xúc của người khác.
- Đầu tư thời gian và nỗ lực để thực sự hiểu người khác
Nâng cao nhận thức xã hội giúp bạn cải thiện trí tuệ cảm xúc
Chăm sóc các mối quan hệ
Tương tác với những người khác là cách để bạn nhận biết và hiểu những gì họ đang trải qua. Từ đó, bạn có thể phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc để giúp các mối quan hệ trở nên bền vững và lành mạnh hơn.
- Nâng cao khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Bạn hãy gửi những thông điệp không lời cho người khác về những gì bạn nghĩ và cảm nhận, thông qua nét mặt, ánh mắt,... Điều này sẽ giúp bạn truyền đạt cảm xúc của chính mình, cũng như đọc được cảm xúc của người khác mà không cần dùng lời nói. Nhận ra những thông điệp phi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện các mối quan hệ của bạn.
- Sử dụng sự hài hước và vui vẻ để giảm bớt căng thẳng: Tiếng cười là “liều thuốc giải độc” tự nhiên cho các tình huống căng thẳng. Chúng giảm bớt gánh nặng của bạn và giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát. Tiếng cười cũng giúp bạn bình tĩnh lại, cân bằng và khiến bạn đồng cảm hơn.
- Sử dụng xung đột như cơ hội để gần gũi hơn với người khác: Xung đột và bất đồng là điều không tránh khỏi trong các mối quan hệ. Tất cả mọi người không thể lúc nào cũng có cùng nhu cầu, quan điểm và kỳ vọng.
Tuy nhiên, đây không phải là một điều hoàn toàn xấu. Việc giải quyết xung đột theo những cách lành mạnh, mang tính xây dựng giúp củng cố lòng tin giữa mọi người.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về trí tuệ cảm xúc, cũng như cách cải thiện. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập