Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới

Mục lục [Ẩn]

 

    Bắt đầu công việc mới có thể mang lại nhiều cảm xúc phức tạp, vừa phấn khích, vừa lo lắng và hồi hộp. Trong nhiều trường hợp, niềm hứng khởi ban đầu nhanh chóng biến thành căng thẳng tột độ, khiến bạn không thể thoải mái bắt đầu công việc mới. Cho dù bạn có chuyển việc bao nhiêu lần thì cảm giác đó vẫn cứ đeo bám bạn.

 

 Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới.

Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới.

 

Nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng khi bắt đầu công việc mới

Não cảnh giác hơn trước yếu tố khó đoán

  Khi bắt đầu công việc mới, bạn không thể đoán trước phong cách làm việc của sếp và đồng nghiệp, văn hóa công ty, tính chất công việc,... khiến não của bạn trở nên cảnh giác. Đây thực chất là bản năng tự vệ của con người từ thời xa xưa, khó đoán đồng nghĩa với nguy hiểm tiềm tàng. Do đó, bạn sẽ thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi bắt đầu một công việc mới.

    Ngoài ra, theo các chuyên gia thần kinh, não thường ghi nhận  ngày đầu tiên đi làm là tình huống khiến bạn dễ bị phán xét. Do đó, lượng hormone cortisol tăng cao, thùy trước trán bị ức chế. Đây là vùng có chức năng ghi nhớ trong não. Đó là nguyên nhân bạn trở nên hay quên và mất tập trung khi đi làm ở công ty mới.

Lạ lẫm trong công việc

   Khi làm những công việc cũ, bạn có thể làm việc theo thói quen mà không cần phải dùng quá nhiều nơron thần kinh trong công việc. Bạn biết rằng bạn phải làm gì đầu tiên và những việc gì tiếp theo. Tuy nhiên, khi bắt đầu công việc mới thì những thói quen này chưa được hình thành, bạn cần liên tục tập trung để học hỏi những quy định mới, ghi nhớ những công việc mới và những gương mặt mới. Những điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá tải, từ đó gây ra căng thẳng.

    Khi chuyển sang một công việc mới, do lạ lẫm nên bạn có thể chưa đạt được yêu cầu hoặc là có những sai lầm không đáng có. Điều này có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng mỗi khi đi làm.

 

Làm gì để vượt qua căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới?

Hiểu rõ về vai trò của mình

   Trong những ngày đầu làm việc, bạn thường cảm thấy lo lắng và vô định, không biết phải bắt đầu từ đâu. Việc nắm rõ được vai trò của mình sẽ giúp bạn tránh được những cảm xúc này. Bạn hãy tự hỏi bản thân rằng mình được tuyển vào đây với mục đích gì, nhớ lại mô tả công việc để xác định đâu là những việc mình cần phải làm, hỏi quản lý trực tiếp và đồng nghiệp để nắm rõ được phạm vi công việc của bản thân.

Đừng ngại đặt câu hỏi

   Nhiều người mới đi làm không dám đặt câu hỏi cho đồng nghiệp hoặc quản lý trực tiếp vì sợ  bị đánh giá thấp về kỹ năng và nghiệp vụ. Điều này khiến họ  luôn cảm thấy tự ti và tự áp lực lên chính bản thân mình.

   Nhà tuyển dụng đã lựa chọn bạn giữa nhiều ứng viên khác đã chứng tỏ bạn có những tố chất mà họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có một cách vận hành, một văn hóa khác nhau, khoảng thời gian đầu chính là lúc bạn học hỏi và làm quen công việc. Do đó, bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho người hướng dẫn và đồng nghiệp để bắt đầu công việc mới thật suôn sẻ.

 

Đừng ngại ngần đặt câu hỏi với đồng nghiệp.

Đừng ngại ngần đặt câu hỏi với đồng nghiệp.

 

Làm quen với đồng nghiệp

   Bắt đầu một công việc mới, bạn hãy xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những đồng nghiệp trong công ty, đặc biệt là những người trực tiếp làm việc với bạn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, đỡ căng thẳng hơn khi có một điểm tựa tinh thần ở nơi làm việc, họ sẽ giúp bạn làm quen với văn hóa công ty tốt hơn, giúp bạn kết nối với các đồng nghiệp khác và hỗ trợ bạn khi bạn còn bỡ ngỡ với công việc mới.

Quản lý thời gian hiệu quả

   Để giảm áp lực công việc, bạn cần phải quản lý và sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hiệu quả. Để làm được điều này, bạn hãy lên danh sách tất cả các công việc cần làm và phân bổ thời gian hoàn thành chúng thật hợp lý.

    Ngoài thời gian làm việc, bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, làm những việc mình yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng tốt hơn, hạn chế kiệt sức trong công việc.

Tạo thói quen ở chỗ làm mới

   Để giúp giảm căng thẳng, bạn nên nhanh chóng làm quen với công ty mới. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể tham khảo:

  • Tới nơi làm việc mới trước ngày bắt đầu đi làm để quen đường, hạn chế đi muộn. Việc đi muộn ngay ngày đầu vừa khiến bạn thêm lo lắng, vừa dễ để lại ấn tượng xấu.
  • Bố trí góc làm việc gần giống công ty cũ: Điều này sẽ giúp bạn không mất nhiều thời gian để làm quen vị trí của các tài liệu và dụng cụ  của mình và sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc.

Cho phép bản thân sai

   Bạn đang trong giai đoạn làm quen công việc mới, vì vậy mắc sai lầm là điều dễ hiểu. Mỗi lần như vậy, bạn bình tĩnh nhờ đồng nghiệp hướng dẫn và ghi chép kỹ lại để không tái diễn. Nên nhớ rằng giai đoạn này chỉ là tạm thời, và bạn sẽ sớm quen việc sau vài tuần.

   Trên đây là một số biện pháp giúp bạn tránh được căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới. Lo lắng khi bắt đầu công việc mới là điều dễ thông cảm. Đừng hoang mang hay thất vọng khi mình không thể nhanh chóng bắt kịp. Bạn chỉ cần tìm ra được vấn đề đang mắc phải là có thể giải quyết được chúng thật dễ dàng. Hãy luôn sẵn sàng tinh thần để đối mặt với nỗi sợ hãi và thách thức từ công việc nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: stress Căng thẳng

Bài viết liên quan

Cùng bị căng thẳng mà sao mỗi người mỗi khác? 4 Kiểu phản ứng thường gặp

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có phản ứng rất khác nhau trước căng thẳng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng  của sự việc và tính cách của mỗi người. Dưới đây là 4 phản ứng trước căng thẳng thường gặp, mời bạn theo dõi!

Các mẹo giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh

Nếu bạn đang phải chăm sóc người bệnh, hãy đọc bài viết dưới đây để biết các cách giảm căng thẳng, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.

Kiểm soát 4 loại căng thẳng thường gặp trong cuộc sống

Căng thẳng là  tình trạng hầu hết mọi người đều trải qua khi gặp các vấn đề rắc rối trong đời sống, công việc. Dưới đây là 4 loại căng thẳng thường gặp và cách kiểm soát từng loại, mời bạn theo dõi!

Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ).

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi