Mục lục [Ẩn]
Trầm cảm là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mãi đắm chìm trong suy nghĩ lệch lạc, thậm chí là tự sát. Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm vì vấn đề tâm lý. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin chi tiết về cách điều trị trầm cảm mới nhất.
Các cách điều trị trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?
Trầm cảm (Depression) là bệnh lý rối loạn tâm trạng thường gặp, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.
Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, cụ thể:
- Suy giảm miễn dịch: Các triệu chứng chán nản, ủ rũ, buồn bã của bệnh trầm cảm kích thích cơ thể sản sinh các hormone stress là cortisol, adrenalin. Chúng làm rối loạn hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn. Khả năng hồi phục sức khỏe cũng kém hơn so với người bình thường.
- Ảnh hưởng đến công việc, học tập: Người bị trầm cảm thường khó tập trung, khả năng ghi nhớ kém. Điều này làm giảm kết quả học tập, năng suất làm việc của họ.
- Mất ngủ kéo dài: Trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Người trầm cảm thường khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng vì các suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện. Ngược lại, mất ngủ càng khiến họ mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần, làm bệnh trầm cảm càng tồi tệ hơn.
- Tự làm hại bản thân: Những người bệnh trầm cảm thường luôn phải đối mặt với nỗi lo lắng, bất an, căng thẳng… Để thoát khỏi những cảm xúc này, nhiều người thường tự làm hại bản thân, làm sụt giảm sức khỏe thể chất.
- Tự sát: Người bệnh trầm cảm lâu năm luôn trong trạng thái chán chường, mệt mỏi, tuyệt vọng. Họ thường suy nghĩ về cái chết và muốn thực hiện hành vi tự tử để giải thoát cho bản thân.
Để tránh những hệ lụy trên xảy ra, tốt nhất bạn nên điều trị sớm căn bệnh trầm cảm.
Các cách điều trị trầm cảm
Các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay bao gồm:
Điều trị bằng thuốc tây y
Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc chống trầm cảm phù hợp.
Các thuốc điều trị trầm cảm có những loại nào?
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị trầm cảm bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Nortriptyline, imipramine, amitriptyline…
- Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc – SSRIs : Fluoxetine, paroxetine.
- Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine - SNRIs: Venlafaxine, duloxetine.
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và chặn thụ thể 5-HT2 (SARIs): Efazodone (Serzone) và trazodone.
- Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine – Dopamine: Bupropion.
- Thuốc ức chế Monoamine oxidase (Maoi)
Khi sử dụng các thuốc trên, người bệnh dễ gặp nhiều tác dụng phụ như buồn ngủ vào ban ngày, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón, khô miệng, bị kích động, căng thẳng, giảm chức năng tình dục… Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý giảm liều, ngừng thuốc đột ngột.
Trị liệu tâm lý
Đặc điểm của phương pháp này là chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện trực tiếp với người bệnh, từ đó nắm được triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ gây trầm cảm của họ. Qua đó giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân, đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
Một số liệu pháp trị liệu tâm lý được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Liệu pháp nhận thức hành vi CBT
- Liệu pháp phân tâm học
- Liệu pháp tâm động học
Phương pháp sốc điện
Cách điều trị trầm cảm bằng sốc điện thường được áp dụng với trường hợp bệnh nặng kéo dài lâu năm và không ứng tốt với các phương pháp khác.
Phương pháp sốc điện
Sốc điện (Electroconvulsive Therapy – ECT) là phương pháp đưa một dòng xung điện ngoại lai, cộng hưởng với dòng điện não, làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh ở thùy trán hoặc thùy thái dương. Từ đó, dòng điện tạo ra cơn co giật kiểu động kinh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê ngắn đủ để xóa đi toàn bộ những rối loạn tâm thần trong quá trình bị bệnh.
Sau khi điều trị sốc điện xong, các chức năng tâm thần bình thường của người bệnh sẽ dần được phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều phản ứng phụ như đau đầu, mất trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài, tăng đường huyết, huyết áp, rối loạn nhịp tim…
Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (rTMS)
Cơ chế của liệu pháp rTMS là sử dụng các từ tính sóng ngắn xuyên qua xương sọ để kích thích tế bào, nhằm thay đổi chức năng dẫn truyền thần kinh của não bộ từ bên ngoài, không cần xâm lấn.
Các xung từ ngắn, cường độ mạnh được lặp lại liên tục để kích hoạt các vùng não ít hoạt động trở nên linh hoạt hơn, từ đó giúp cải thiện bệnh.
Biện pháp này không xâm lấn, không cần phẫu thuật nên người bệnh không cần gây mê hoặc dùng đến thuốc an thần.
Tuy nhiên, rTMS chống chỉ định với bệnh động kinh, co giật, có cấy ghép kim loại hay thiết bị điện tử trong người, các trường hợp nghiện ma túy.
Vượt qua trầm cảm không dùng thuốc bằng cách nào?
Vượt qua trầm cảm bằng biện pháp không dùng thuốc
Cách điều trị trầm cảm bằng thuốc tây và các kỹ thuật can thiệp ngoại khoa thường có nhiều điểm bất lợi. Bởi vậy, bạn nên kết hợp áp dụng các biện pháp dưới đây để sớm cải thiện bệnh:
- Viết nhật ký, trải lòng tâm sự ra những trang giấy trắng.
- Trò chuyện, chia sẻ với người bạn có thể tin tưởng, kết nối lại các mối quan hệ xã hội.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, phơi nắng.
- Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ: BoniBrain là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, các axit amin và vi chất trong tự nhiên, rất an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc tây. Chúng giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là dopamine và serotonin, giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mang lại cảm giác sảng khoái, hạnh phúc cho người bệnh.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm rõ hơn về cách điều trị trầm cảm. Nếu cần chia sẻ hay tư vấn thêm, mời bạn liên hệ số chuyên gia tâm lý 0243.760.6666 (giờ hành chính). Cảm ơn các bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập