Mục lục [Ẩn]
Hội chứng tự hại đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Bởi đây là những đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm sống, khi có những vấn đề tâm lý, họ chọn cách tự gây tổn thương, tự hủy hoại cơ thể để trốn tránh hoặc giải tỏa cảm xúc của mình. Điều nguy hiểm là, nhiều người mắc hội chứng tự hại lại không thể tự chữa lành. Lúc này, họ rất cần được giúp đỡ để thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực đó.
Nhiều người mắc hội chứng tự hại không thể tự chữa lành
Nhiều người mắc chứng tự hại không thể chữa lành nếu không được giúp đỡ
Hội chứng tự hại (self - harm) hay tự ngược đãi bản thân là 1 chứng rối loạn tâm thần. Người bệnh sẽ có những hành vi tự gây tổn thương (cả về thể chất và tinh thần), cố ý hay không cố ý.
Hội chứng tự hại bắt nguồn từ việc người bệnh bị căng thẳng và có cảm xúc tiêu cực tột độ mà họ không thể kiểm soát được. Nó thường xuất phát từ việc bệnh nhân có tiền sử chấn thương tâm lý, có lòng tự trọng thấp, bị lạm dụng, bạo lực học đường, mâu thuẫn gia đình…
Khi có những cảm xúc tiêu cực tột độ, họ dùng cách tự hại bản thân như rạch da, cào rách da, tự bỏ đói, đập đầu vào tường… Họ thực hiện điều này như 1 cơ chế đối phó để giảm bớt sự căng thẳng, thất vọng, tức giận, để lấn át những đau đớn về tinh thần không thể giải tỏa.
Những hành vi tự hại có thể mang lại cho người bệnh cảm giác như được xoa dịu, khiến họ bình tĩnh và thoải mái trong thời gian ngắn. Nhưng sau đó, họ sẽ thường có cảm giác xấu hổ, tội lỗi, đau đớn. Lúc này, bệnh nhân sẽ có hành động chối bỏ, cố che giấu hành vi của mình bằng cách mặc quần áo để che đi vết thương hoặc đưa ra lời giải thích thích hợp cho vết thương khi được ai đó hỏi đến.
Đáng báo động là độ tuổi mắc hội chứng tự hại thường là thanh thiếu niên, những người chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm sống, tâm lý chưa hoàn thiện. Các em thường có xu hướng sống khép mình, không chia sẻ về tình trạng bản thân với ai.
Lúc này, nếu người lớn không nhận ra và có phương pháp giúp đỡ thì các em sẽ không thể tự mình vượt qua, không thể tự chữa lành. Thậm chí, đến 1 lúc nào đấy mà các hành vi tự hại không thể khiến các em cảm thấy thư giãn được nữa thì bệnh nhân sẽ lựa chọn phương án tự sát để giải thoát bản thân.
Khi những đau đớn về thể xác không còn tác dụng, bệnh nhân có thể tìm đến cái chết để giải thoát bản thân
Nhìn chung, hội chứng tự hại là cực kỳ nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về những tác động tiêu cực của nó, xin mời bạn theo dõi bài viết: Hội chứng tự hại bản thân nguy hiểm như thế nào?
Các bước để giúp đỡ 1 người mắc hội chứng tự hại
Khi nhận thấy 1 người có dấu hiệu tự làm hại bản thân, bạn nên thực hiện các bước sau đây để giúp chữa lành:
- Không phán xét, lên án hay đổ lỗi cho bệnh nhân mà hãy nhẹ nhàng và đề nghị được giúp đỡ, hỗ trợ họ.
- Nếu bệnh nhân là trẻ vị thành niên, hãy nói về tình trạng của trẻ với cha mẹ hoặc người giám hộ của họ.
- Kiểm tra những vết thương trên người của họ. Điều này phù hợp nếu bạn là cha, mẹ của bệnh nhân, hoặc bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế khác.
- Đặt ra các câu hỏi để hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải.
- Hỏi người bệnh xem mình có thể làm những gì để giúp đỡ họ.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý.
- Cùng người bệnh lập 1 kế hoạch để ngăn cản kịp thời khi họ có ý muốn hoặc có dấu hiệu của hành động tự hại.
- Đề xuất cho họ những hoạt động an toàn và lành mạnh hơn để thay thế cho hành vi gây hại.
- Để bệnh nhân tránh xa các vật dụng mà họ có thể dùng để tự hại bản thân như dao cạo râu, bút…
Với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự hại, thời gian đầu thường họ sẽ khó chấp nhận điều này và cho rằng con của mình vẫn ổn. Nhưng nếu muốn trẻ vị thành niên vượt qua được hội chứng tự hại, vai trò hỗ trợ của gia đình là điều vô cùng quan trọng. Cha mẹ sẽ cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để biết mình cần làm gì để hỗ trợ con, để con có sự tư vấn tâm lý tốt, điều hướng cảm xúc, giúp đi đúng hướng, tránh lệch lạc.
Bệnh nhân mắc hội chứng tự hại cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý
8 cách giúp bạn ngừng làm hại bản thân
Nếu bạn là bệnh nhân đang mắc chứng tự hại bản thân, hãy thực hiện các cách sau đây để có thể thoát khỏi nó:
Quyết định ngừng làm hại bản thân
Để thoát khỏi hội chứng tự hại, trước hết bạn cần sẵn sàng để dừng lại. Đây là bước đầu tiên bạn cần làm nếu muốn chấm dứt những hành động khiến bản thân đau đớn và lâm vào nguy hiểm.
Chia sẻ với người mà bạn tin tưởng
Đó có thể là giáo viên, người bạn thân thiết, cha mẹ, 1 thành viên khác trong gia đình mà bạn có thể tin tưởng.
Khi nói được hết những gì mình đang suy nghĩ và đang phải chịu đựng, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều, đồng thời bạn cũng sẽ được giúp đỡ để có thể thoát khỏi hội chứng tự hại.
Xây dựng cơ chế đối phó lành mạnh
Bạn cần xác định và nhận biết được khi nào sẽ xuất hiện sự thôi thúc hành động tự hại mãnh liệt và khó kiểm soát nhất.
Bước tiếp theo, bạn cần chuẩn bị và lập kế hoạch, cơ chế đối phó khi xuất hiện tình trạng đó. Ví dụ, như khi cảm thấy tiêu cực, muốn tự làm đau mình thì bạn có thể thực hiện bài tập hít thở sâu, hoặc đeo giày vào và đi ra ngoài đi dạo, tập thể dục, gặp gỡ bạn bè.
Có các cách để tự thưởng cho bản thân
Mỗi 1 lần bạn vượt qua được cảm giác thôi thúc hành động tự hại, bạn hãy tự thưởng cho mình 1 phần quà để ăn mừng chiến thắng đó.
Giải quyết nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tự làm hại bản thân
Trầm cảm hoặc lo lắng thường là một phần nguyên nhân cơ bản của việc tự làm hại bản thân hoặc có ý định tự tử. Điều trị tâm lý, kết nối với những người hỗ trợ, người thông thái để được đưa ra lời khuyên hợp lý để giải tỏa chứng trầm cảm, lo lắng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ sản sinh hormon hạnh phúc Serotonin và Dopamine, từ đó giúp giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, giúp bạn bình tĩnh hơn, hạnh phúc, tăng năng lượng. Việc dùng sản phẩm này đúng cách sẽ hỗ trợ giúp bạn thoát khỏi sự hành hạ của chứng lo âu, trầm cảm hiệu quả.
Loại bỏ tất cả các vật dụng mà trước đó bạn sử dụng để tự gây tổn thương
Đây là 1 cách rất đơn giản nhưng rất hiệu quả. Khi có tinh thần tỉnh táo và đủ bình tĩnh, bạn hãy xác định tất cả những vật dụng mà bạn có thể dùng nó để gây hại cho mình như dao lam, kéo… hoặc trước đó bạn hay dùng móng tay để cào cấu bản thân thì hãy cắt tỉa móng 1 cách thật ngắn và gọn gàng.
Hãy làm cho bản thân luôn bận rộn
Hãy tìm một việc gì đó để làm, khiến đôi tay và tâm trí của bạn luôn bận rộn. Điều đó sẽ giúp bạn phân tâm khỏi sự thôi thúc tự làm hại bản thân.
Viết nhật ký
Viết là một cách khác giúp bạn thể hiện những cảm xúc hỗn độn của mình 1 cách rõ ràng và “gọn gàng hơn”. Bạn hãy viết tất cả những suy nghĩ và những khó khăn mà mình đang gặp phải vào nhật ký. Đây vừa là 1 cách thay thế tốt cho hành vi tự hại, vừa giúp bạn phát triển cảm xúc theo cách an toàn và không phán xét, dẫn đến khả năng tự chữa lành tốt hơn.
Viết nhật ký sẽ giúp bạn chữa lành tốt hơn
Như vậy, một người đang mắc hội chứng tự hại thường sẽ không thể tự chữa lành. Lúc này, sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, nhà trường và các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng để họ có thể thoát ra được, dần trở lại với cuộc sống bình thường, vui vẻ và hạnh phúc.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập