Top 8 quan điểm sai lầm về tự hại

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều người cho rằng người tự hại không biết đau, họ làm vậy để gây sự chú ý hoặc tự hại chỉ gặp ở người trẻ… Thế nhưng thực tế, những quan điểm đó về chứng tự hại liệu có đúng không? Bài viết dưới đây sẽ hé lộ đáp án chính xác nhất!

 

Những quan điểm sai lầm về tự hại là gì?

Những quan điểm sai lầm về tự hại là gì?

 

Hành vi tự hại là gì?

   Theo Liên minh Bệnh Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NAMI), một người được cho là mắc chứng tự hại (self-harm) khi họ cố ý gây thương tích cho bản thân bằng một hay nhiều cách khác nhau: Tự cắt rạch, đốt, cấu hoặc bấu véo chính cơ thể của mình.

   Hành vi tự hại xảy ra khi một người cố gắng điều tiết cảm xúc tiêu cực. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ dẫn đến rối loạn sức khoẻ tâm thần, rối loạn ăn uống và lạm dụng chất gây nghiện.

   Trong xã hội hiện nay có rất nhiều những quan niệm sai lầm về hành vi tự hại được truyền bá rộng rãi, khiến nhiều người không nắm bắt được thông tin chính xác. Những quan điểm sai lầm thường gặp nhất sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

 

Top 8 quan điểm sai lầm về tự hại

Không có cách nào chữa được tự hại

   Thực tế: Các phương pháp trị liệu tâm lý có thể điều trị hiệu quả vấn đề tự hại.

   Trong quá trình điều trị, người tự hại sẽ được học những phương pháp lành mạnh hơn để ứng phó với cảm xúc tiêu cực.

   Mặt khác, việc trị liệu cũng giúp giải quyết các vấn đề xuất hiện từ trước đó như rối loạn ăn uống, sang chấn tâm lý… góp phần dẫn đến tự hại.

   Theo NAMI, trị liệu tâm lý là phương pháp không thể thiếu được trong việc điều trị hành vi này. Khi cần thiết, người tự hại còn phải sử dụng thêm thuốc để chữa các chứng bệnh đi kèm như trầm cảm.

   Các chuyên gia đã chỉ ra một số liệu pháp có hiệu quả cao trong việc điều trị tự hại, chẳng hạn như liệu pháp hành vi biện chứng (dialectical behavior therapy), trị liệu nhận thức - hành vi (cognitive behavioral therapy) hay liệu pháp thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc (mentalization-based therapy)...

   Để tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp điều trị hành vi tự làm hại bản thân, xin mời các bạn theo dõi bài viết: [Lưu ý] Nhiều người mắc chứng tự hại không thể tự chữa lành.

Cắt rạch cơ thể là hình thức tự hại duy nhất.

   Sự thật: Cắt rạch cơ thể là một hình thức tự hại phổ biến. Tuy nhiên thực tế vẫn có các hình thức tự hại khác.

 

Ngoài rạch tay còn có nhiều cách tự hại khác nhau

Ngoài rạch tay còn có nhiều cách tự hại khác nhau

 

   Ngoài cắt rạch cơ thể, người tự hại còn có các hành vi gây tổn thương cơ thể như:

  • Tự bứt tóc
  • Tự đốt, làm bỏng cơ thể bằng cách châm thuốc lá vào da
  • Cào cấu cơ thể hay thậm chí đập đầu vào những thứ xung quanh
  • Uống thuốc hay chất lỏng độc hại
  • Tự cậy hay chọc vào vết thương

Chỉ có thanh thiếu niên mới tự hại

   Thực tế: Đúng là thanh thiếu niên có nguy cơ tự hại cao hơn. Tuy nhiên, hành vi này có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.

   Phần lớn, hành vi tự hại xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tuy vậy, người lớn và trẻ nhỏ cũng có thể tự hại bản thân, nhất là khi đối mặt với quá nhiều lo âu, sợ hãi.

Những người tự hại không cảm thấy đau đớn

   Thực tế: Những người tự hại có bị đau, nhưng cách họ cảm nhận sự đau đớn có thể khác với những người bình thường.

 

Người tự hại không cảm thấy đau là quan niệm sai lầm

Người tự hại không cảm thấy đau là quan niệm sai lầm

 

   Những người tự hại không phải là không biết đau. Chỉ là, họ chịu đựng được cơn đau, dựa vào cơn đau đó để giải tỏa cảm xúc. Chúng trở thành một cơ chế ứng phó với căng thẳng, tạo ra lối thoát cho những cảm xúc tiêu cực bên trong người tự hại.

Người tự hại đang cố tự tử

   Sự thật: Một người có thể tự hại nhưng không có ý định tự sát.

   Đa phần, những người tự hại không có ý định tự tự sát. Thay vào đó, họ làm vậy là để chống chọi với những cảm xúc tiêu cực hay sự tổn thương tâm lý.

   Theo NAMI, việc tự hại có thể khiến cơ thể sản sinh endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt đau đớn. Một số trường hợp khác, việc tự hại còn là cách giúp họ nhận thấy một điều gì đó mới lạ khi cảm xúc đã tê liệt lâu ngày.

   Một nghiên cứu về tự hại ở thanh thiếu niên cho thấy, chức năng phổ biến nhất của việc tự hại là để chạy thoát khỏi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Nếu coi việc tự sát là một biện pháp chạy thoát nỗi đau vĩnh viễn thì tự hại sẽ là biện pháp tạm thời.

   Sự khác biệt giữa tự hại và ý định tự sát nằm ở chỗ, người cố tự sát chủ động nghĩ về việc tự sát và lên kế hoạch để làm vậy. Trái lại, hành vi tự hại thường có tính bốc đồng, tức thời, không được lên kế hoạch trước.

   Mặc dù tự sát và tự hại là hai vấn đề khác nhau, người tự hại sẽ có nguy cơ tự sát cao hơn. Nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên có hành vi tự hại xuất hiện ý định tự sát cao hơn gấp năm lần.

Người tự hại làm vậy để gây chú ý

   Sự thật: Những người có hành vi tự hại thường cảm thấy xấu hổ và muốn che giấu việc đó.

   Hành vi tự hại thường đi kèm với sự hổ thẹn, khiến người đó thường phải băng bó vết thương hoặc mặc áo dài tay tránh người khác để ý đến. Chính vì vậy, việc tự hại không phải để gây chú ý, mà thậm chí là ngược lại.

 

Người tự hại thường muốn che dấu hành vi của bản thân

Người tự hại thường muốn che dấu hành vi của bản thân

 

Người tự hại làm vậy để thao túng người khác

   Thực tế: Chủ đích của việc tự hại không phải thao túng người khác.

   Theo chương trình nghiên cứu về tự hại và quá trình hồi phục của đại học Cornell, quan niệm người tự hại tự làm đau bản thân để thao túng người khác là suy nghĩ sai lầm. Mục đích của tự hại đơn giản chỉ là để giải tỏa áp lực của bản thân mà thôi.

Tự hại chỉ là một vấn đề tuổi teen, khi lớn lên sẽ tự hết

   Sự thật: Tự hại là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được can thiệp.

   Tuy mục đích của hành vi tự hại là để ứng phó với sự căng thẳng nhưng cách này không lành mạnh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về sức khỏe.

   Ngay cả khi người tự hại không có ý định tự sát, họ vẫn có nguy cơ tự tử cao hơn những người bình thường khác. Mặt khác, người tự hại còn dễ mắc các chứng rối loạn tâm lý như trầm cảm.   

   Để vượt qua được thói quen tự hại, người tự hại cần nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ người khác. Chính vì vậy, quan niệm trên là một sai lầm.

   Để tìm hiểu thêm về hội chứng tự hại, xin mời các bạn theo dõi bài viết: Hội chứng tự hại bản thân nguy hiểm như thế nào?

   Những quan niệm sai lầm thường gặp về hành vi tự hại đã được chúng tôi trình bày rõ ở bài viết trên. Hy vọng kiến thức nêu trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về người tự hại. Nếu cần tìm hiểu thêm, hãy trò chuyện với chúng tôi thông qua khung chat hoặc gọi tới số điện thoại 0243.760.6666 trong giờ hành chính nhé.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: tự hại

Bài viết liên quan

Tôi đã đồng hành cùng con vượt qua căn bệnh trầm cảm tuổi 17

Mẹ con chị Phạm Minh Thu, cháu Trần Hữu Nghĩa ( 17 tuổi), ở Cầu Giấy, Hà Nội

Cha mẹ cần làm gì khi con có hành vi tự ngược đãi bản thân?

Khi trẻ tự ngược đãi bản thân, cha mẹ cần quan tâm đến các con nhiều hơn, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp nhất,...

[Lưu ý] Nhiều người mắc hội chứng tự hại không thể tự chữa lành

Hội chứng tự hại đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Bởi đây là những đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm sống, khi có những vấn đề tâm lý, họ chọn cách tự gây tổn thương để trốn tránh hoặc giải tỏa cảm xúc của mình

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Hội chứng tự hại bản thân nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng tự hại (ngược đãi) bản thân là một hành vi phổ biến bắt nguồn từ nhiều chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi