Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao?

Mục lục [Ẩn]

 

   Cha mẹ là người cho chúng ta cuộc sống, nuôi nấng chúng ta nên người. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đấng sinh thành lại vô tâm, đặt nặng kỳ vọng vào con cái, khiến trẻ cảm thấy rất áp lực, dần mắc bệnh trầm cảm.

 

Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao?

Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao?

 

Áp lực gia đình gây trầm cảm như thế nào?

   Trầm cảm là bệnh lý đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú, mất động lực trong cuộc sống.

   Đây là bệnh tâm lý nên bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đáng ngại ở chỗ, nguyên nhân gây ra trầm cảm đôi khi lại bắt nguồn từ áp lực gia đình, người thân, cụ thể:

Áp lực gia đình từ thời thơ ấu

  • Cha mẹ đánh giá thấp và phủ nhận mọi cố gắng của con: Sự đánh giá của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ nhận biết được giá trị của bản thân. Do đó, việc phụ huynh cứ hạ thấp con cái, phủ nhận mọi cố gắng và nỗ lực của con sẽ làm trẻ cảm thấy mình vô dụng, bất tài, lòng tự trọng thấp và dần mắc các vấn đề về tâm lý trong đó có trầm cảm.
  • Gia đình thờ ơ, không quan tâm đến tình cảm của trẻ: Nhiều cha mẹ bận rộn với công việc nên không còn thời gian để trò chuyện, tâm sự với con cái. Bên cạnh đó, áp lực từ công việc, tài chính khiến phụ huynh trở nên cáu gắt, hay chửi mắng, quát tháo trẻ. Tình trạng này vừa khiến trẻ cảm thấy cô đơn, xa cách với cha mẹ, vừa làm tổn thương tâm lý con.
  • Sự kì vọng quá cao từ gia đình: Nhiều cha mẹ đặt kỳ vọng quá mức lên con cái, yêu cầu trẻ phải đạt điểm số tuyệt đối, phải nhất lớp, đạt nhiều giải thưởng… Những áp lực này khiến trẻ mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, dần bị trầm cảm.
  • Bị bạo hành, đánh đập: Tình trạng này gây tổn thương về thể xác và ám ảnh tinh thần trẻ. Những tổn thương này kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm.
  • Cha mẹ đối xử không công bằng giữa con cái: Nguyên nhân này đến nay vẫn rất thường gặp. Đứa trẻ bị đối xử không công bằng sẽ cảm thấy tủi thân, tự ti, mặc cảm. Những cảm xúc tiêu cực đó chính là nguồn cơn hình thành bệnh trầm cảm.

 

Cha mẹ hay cáu gắt, chửi mắng con trẻ dễ khiến trẻ rơi vào trầm cảm

Cha mẹ hay cáu gắt, chửi mắng con trẻ dễ khiến trẻ rơi vào trầm cảm

 

Áp lực gia đình khi trưởng thành

  • Cha mẹ không ủng hộ ước muốn, sở thích của con: Nhiều gia đình thường quyết định luôn cả việc lựa chọn trường đại học, nghề nghiệp của con cái. Họ gạt đi ước mơ của con, bắt con làm theo ý mình. Khi phải học và làm việc không đúng sở thích, tâm lý con cái sẽ trở nên bất mãn, chán nản, bi quan.
  • Cha mẹ ngăn cản chuyện yêu đương: Không ít trường hợp bố mẹ bắt con cái chia tay người yêu vì gia cảnh không tốt, không hợp tuổi, tính cách không ổn… mà không quan tâm tới cảm xúc của các con, khiến các bạn trẻ bị trầm cảm.
  • Cha mẹ nợ nần, bắt con cái trả nợ: Có những gia đình bố hoặc mẹ chơi cờ bạc, lô đề, vay lãi nóng và bắt con cái trả nợ hết lần này qua lần khác. Truyền thống nước ta luôn đặt chữ hiếu lên hàng đầu. Bởi vậy mà nhiều bạn trẻ lấy hết tiền tích góp sau bao năm đi làm, thậm chí còn mượn thêm bạn bè để trả nợ cho phụ huynh. Họ không thể bỏ mặc bố mẹ nhưng lại không khuyên ngăn được thói hư tật xấu cờ bạc. Họ sống trong bất lực với khoản nợ khổng lồ, dần trở nên bi quan, trầm cảm.
  • Cha mẹ giục lấy vợ, lấy chồng: Nhìn bạn bè xung quanh ai cũng yên bề gia thất, còn bản thân chưa có đối tượng kết hôn, về nhà lại bị cha mẹ giục lấy chồng, giới trẻ sẽ trở nên căng thẳng, chán nản.

   Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm bởi áp lực gia đình có thể dẫn đến nguy cơ tự sát ở con cái.

 

Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao?

   Trầm cảm do áp lực gia đình xuất phát từ cách hành xử và lối suy nghĩ của cha mẹ. Bởi vậy muốn vượt qua căn bệnh này, trước hết, cha mẹ cần thay đổi bản thân mình, cụ thể:

  • Tâm sự thật lòng như những người bạn với con để cho con mở lòng, nói với con bản thân cũng là lần đầu làm cha mẹ, sẽ có lúc mắc sai lầm, đã nhận ra lỗi và sẽ sửa, không tái phạm nữa.
  • Không bạo lực, đánh đập trẻ, đối xử công bằng giữa các con
  • Quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn; giáo dục con nghiêm khắc nhưng không gò bó, kiểm soát quá mức.

 

Tâm sự thật lòng với trẻ

Tâm sự thật lòng với trẻ

 

  • Xây dựng mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của con; phát huy thế mạnh, phát triển ước mơ của trẻ.
  • Động viên, khen thưởng trẻ đạt được thành tích nào đó, dù chỉ là thành tích nhỏ.
  • Cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, lao động công ích, cắm trại…
  • Cho con thực hiện các sở thích lành mạnh, học các môn nghệ thuật con yêu thích, khám phá khoa học, lịch sử, thiên nhiên,...
  • Cùng con tham gia các buổi trị liệu tâm lý

   Đối với người bệnh trầm cảm, bạn nên:

  • Đối diện trực tiếp với cha mẹ để chia sẻ về những áp lực, nỗi lòng và mong muốn của bản thân. Nếu bạn khó nói chuyện thì có thể nhắn tin, viết thư.
  • Nếu cha mẹ vẫn không thay đổi gì, vẫn tạo áp lực thì bạn cần tránh xa mối quan hệ độc hại bằng cách: Ra ở riêng, ít gặp gỡ, ít nói chuyện…
  • Chia sẻ với những người thân khác hay bạn bè đáng tin cậy, không chịu đựng áp lực gia đình một mình.
  • Tìm kiếm những niềm vui mới bằng cách nuôi thú cưng, ra công viên đi dạo, phơi nắng, vẽ tranh, ca hát…
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để cải thiện tâm trạng, lấy lại cảm giác vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc.
  • Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu cần.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết trầm cảm do áp lực gia đình phải làm sao. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Tại sao trầm cảm và bệnh tim mạch thường xuất hiện cùng nhau? Đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Trầm cảm và bệnh tim mạch có quan hệ mật thiết, một người mắc phải bệnh lý này, thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còn lại, bởi lẽ…

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em mà cha mẹ cần nhận biết sớm

Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em là: Thường xuyên tỏ ra buồn bã, mệt mỏi, mất hứng thú, tự cô lập bản thân, rối loạn giấc ngủ, học tập sa sút,...

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Bị rối loạn lo âu, trầm cảm có bệnh nền là cao huyết áp có dùng được BoniBrain không?

Tổng hợp các cách điều trị trầm cảm 2023

Sử dụng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý, sốc điện… là những cách điều trị trầm cảm.

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi