Mục lục [Ẩn]
Đúng là tất cả chúng ta đều cần một giấc ngủ đủ dài mỗi ngày để phục hồi sức khỏe. Nhưng nếu thường xuyên ngủ quá nhiều, ngủ cho đến tận trưa, tắt báo thức liên tục để ngủ tiếp nhưng vẫn thấy mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề bất thường, bao gồm cả triệu chứng của trầm cảm. Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ngủ quá nhiều và trầm cảm, cũng như có cách để cải thiện nó, mời bạn theo dõi bài viết sau đây!
Ngủ quá nhiều có thể là triệu chứng của trầm cảm
Tại sao người bệnh trầm cảm có triệu chứng ngủ quá nhiều?
Có khoảng 15% người bệnh trầm cảm có triệu chứng ngủ quá nhiều. Người trầm cảm bị mất năng lượng, cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú và không có hy vọng vào tương lai, không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống. Và họ ngủ như một cách để trốn chạy thực tại, hoặc họ thấy không có gì để mong đợi, cuộc sống không có gì vui vẻ thì tại sao họ lại phải thức dậy để bắt đầu một ngày mệt mỏi như vậy.
Tình trạng ngủ quá nhiều ở bệnh nhân trầm cảm cũng có thể liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) thường đi kèm với nhau. Triệu chứng ở bệnh nhân mắc OSA đó là thường xuyên buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày, kèm theo lo lắng, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung. Khi bị đồng thời trầm cảm và OSA, các triệu chứng này thường nặng hơn so với người chỉ mắc trầm cảm.
Tình trạng ngủ quá nhiều có xu hướng gặp nhiều hơn ở người mắc chứng trầm cảm không điển hình. Đây là một dạng trầm cảm mà người bệnh tuy có trải qua sự buồn bã nhưng tâm trạng của họ có thể cải thiện trước một sự kiện tích cực nào đó. Mặc dù bệnh nhân có vẻ có tâm trạng tốt hơn, nhưng đó chỉ là tạm thời, thực chất là bệnh trầm cảm của họ vẫn còn. Ngoài chứng ngủ quá nhiều, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác bao gồm tăng cảm giác ngon miệng, tăng nhạy cảm, cảm thấy bản thân bị chối bỏ, cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi, không muốn vận động.
Ngủ quá nhiều và trầm cảm tạo thành một vòng luẩn quẩn
Tình trạng ngủ quá nhiều ở bệnh nhân trầm cảm có thể khiến các triệu chứng khác của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nếu ai đó ngủ quá nhiều và ngủ quên đi, khi thức dậy họ sẽ cảm thấy mình đã không làm được gì trong cả một ngày, chưa hoàn thành những gì họ muốn, từ đó làm tăng cảm giác vô dụng, thấy bản thân vô giá trị.
Ngoài ra, ngủ quá nhiều còn gây nhiều tác động tiêu cực trên sức khỏe con người như tăng nguy cơ tiểu đường, các bệnh tim mạch, đột quỵ, suy giảm nhận thức, tăng cân và béo phì. Mắc những bệnh lý này sẽ tác động lớn khiến bệnh nhân trầm cảm càng thêm lo lắng, buồn rầu, mất hy vọng hoặc rơi vào tuyệt vọng khi sức khỏe ngày càng giảm sút.
Khi các triệu chứng khác của trầm cảm như mệt mỏi, cảm thấy bản thân vô dụng, lo lắng, buồn rầu tăng lên thì cũng tác động ngược trở lại, khiến người bệnh càng ngủ nhiều hơn như một cơ chế đối phó, tạo thành một vòng luẩn quẩn và làm bệnh trầm cảm trở nên khó điều trị hơn.
Mắc trầm cảm và ngủ quá nhiều - Làm sao để cải thiện?
Khi ngủ quá nhiều là triệu chứng của trầm cảm, bạn cần đến gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý để được điều trị trầm cảm hiệu quả càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo các cách điều trị bệnh tại đây. Để cải thiện bệnh hiệu quả và an toàn, bạn nên dùng thêm các sản phẩm từ tự nhiên giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, điển hình như BoniBrain của Mỹ.
Bạn cần biết rằng, khi bệnh trầm cảm được điều trị, những rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân có thể vẫn còn. Bởi tình trạng đó khi đã diễn ra trong một thời gian dài thì dường như đã trở thành thói quen, thay đổi nhịp sinh học của bệnh nhân. Vì vậy, ngoài điều trị trầm cảm, bệnh nhân cũng nên thực hiện thêm các phương pháp sau đây để đưa giấc ngủ của mình dần trở về bình thường:
- Ngừng việc ấn vào nút “báo lại” trên đồng hồ báo thức: Việc liên tục ấn vào nút “báo lại” để cố ngủ thêm khoảng 5-10 phút sau đó sẽ khiến bạn có những giấc ngủ rất ngắn và rời rạc. Giấc ngủ rời rạc đó lặp đi lặp lại vào mỗi sáng khiến não bạn hoạt động bất thường, làm bạn ngủ quên, gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Tất cả những điều này đều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
Hãy ngừng việc ấn vào nút “báo lại” trên đồng hồ báo thức
- Không ngủ nướng vào cuối tuần: Cuối tuần là thời gian mà chúng ta được phép ngủ đến khi nào muốn thức dậy. Vậy nhưng, bạn không nên ngủ nướng vào cuối tuần mà hãy thức dậy vào đúng giờ như những ngày bình thường trong tuần.
- Sử dụng ánh sáng đúng cách: Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn đủ tối, tắt các thiết bị điện tử để tránh ánh sáng xanh khi đến giờ đi ngủ và đủ sáng khi đến giờ thức dậy vào buổi sáng. Ánh sáng phù hợp sẽ giúp bạn có thói quen ngủ đúng với đồng hồ sinh học của cơ thể hơn. Bóng tối giúp cơ thể tăng tiết melatonin giúp dễ vào giấc ngủ, còn ánh sáng ban ngày giúp não bộ biết rằng đã đến giờ dậy và đánh thức bạn.
Nếu người trầm cảm có thể ra khỏi giường vào buổi sáng và bắt đầu ngày mới một cách đều đặn là một việc rất tích cực. Bởi điều đó giúp một ngày của họ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy như họ có thể làm việc hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành tích hơn, thay vì cảm thấy vô dụng khi ngủ quá nhiều. Điều này giúp họ cải thiện tâm trạng, tăng tương tác, giao tiếp với người khác, hỗ trợ quá trình điều trị trầm cảm đạt hiệu quả tốt hơn.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập