Mục lục [Ẩn]
Nhiều người bị mệt mỏi kéo dài, tình trạng không cải thiện dù đã được ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ. Đến cơ sở y tế khám và xét nghiệm, thường được bác sĩ kết luận là bình thường, nên không được tư vấn, thuốc men, điều trị gì cả. Trong những trường hợp này, rất có thể họ đã mắc phải một chứng bệnh dễ bị bỏ qua: Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?
Hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome - CFS) là tình trạng bệnh nhân bị mệt mỏi, suy nhược kéo dài trên 6 tháng. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, không thấy đỡ dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt đời sống hàng ngày, giảm hiệu suất làm việc, học tập của người bệnh.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể xuất hiện một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Ai cũng có khả năng mắc hội chứng này, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi từ 25 - 45 tuổi.
Biểu hiện của hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính có biểu hiện rất đa dạng, không chỉ trên thể chất mà còn biểu hiện trên tâm lý. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại rất dễ bị nhầm tưởng rằng chỉ là mệt mỏi thông thường hoặc là nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không để ý. Thậm chí, những người xung quanh còn có thể cho rằng bệnh nhân đang giả bệnh do khi đi khám thông thường thì không ra bệnh gì.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh:
- Mệt mỏi uể oải kéo dài, càng gắng sức tình trạng này càng nghiêm trọng hơn, sự mệt mỏi không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi.
- Căng cơ, tê bì chân tay, cổ vai gáy, đau nhức cơ.
- Giảm sự linh hoạt và tập trung, người bệnh thường trong trạng thái lơ đãng, chậm chạp.
- Rối loạn về giấc ngủ, ngủ ít, ngủ mơ màng, dễ bị giật mình tỉnh giấc. Người bệnh có cảm giác cực kỳ buồn ngủ, thèm ngủ nhưng không thể ngủ sâu được.
- Suy giảm về trí nhớ, mơ hồ về nhận thức, một số bệnh nhân còn rơi vào tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.
- Ăn uống kém, ăn không ngon miệng nên cơ thể thường xanh xao, suy nhược hơn.
- Một số triệu chứng khác: Hơi thở ngắn, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi về đêm, rối loạn thị giác, nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng quá mức…Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đột ngột và giống với nhiễm virus như sốt cao, nổi hạch, ho, thở mệt, ….
Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo các chuyên gia, hội chứng mệt mỏi mãn tính có thể là sự kết hợp của các yếu tố sau:
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người từng mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu thì nguy cơ mắc hội chứng này của bạn cũng cao hơn.
- Thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh: Ở một số người bị hội chứng mệt mỏi mãn tính, nồng độ của một số chất dẫn truyền thần kinh quan trọng (như serotonin và dopamin) bị thiếu hụt hoặc có đủ chất dẫn truyền thần kinh nhưng cơ quan tiếp nhận chúng lại không hoạt động bình thường.
- Do căng thẳng kéo dài: Hội chứng mệt mỏi mãn tính có khả năng cao là hệ quả của tình trạng stress, căng thẳng kéo dài mà không được giải tỏa.
- Do tình trạng sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh ví dụ: Hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh tim mạch,....
- Tổn thương tâm lý: Ví dụ người bệnh phải trải qua một cú sốc đột ngột hay phải sống trong tình trạng bạo lực về mặt tinh thần, thể chất kéo dài…
- Độ tuổi: Phụ nữ trung niên được xác định là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất
Sự thay đổi các chất dẫn truyền trong não là một yếu tố nguy cơ dẫn đến CFS.
Chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, hội chứng mệt mỏi kinh niên được xác định nếu bệnh nhân có ít nhất 4 trong 8 triệu chứng dưới đây.
- Không tập trung tư tưởng và hay quên.
- Đau rát họng.
- Nổi hạch ở cổ hoặc nách.
- Đau nhức các bắp thịt.
- Đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu bị sưng, đỏ, nóng.
- Đau đầu chóng mặt dữ dội nhưng không khu trú ở một điểm nhất định.
- Ngủ được nhưng vẫn mệt.
- Dù đã nghỉ ngơi nhưng vẫn mệt mỏi suốt ngày.
Các triệu chứng đã kéo dài liên tục trong ít nhất 6 tháng với mức độ nghiêm trọng tăng dần và không liên quan đến việc gắng sức.
Cách điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính
Việc điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính khá phức tạp và cần phải có sự kết hợp của rất nhiều các biện pháp khác nhau. Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị hội chứng mệt mỏi mãn tính
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu thường sẽ được áp dụng phổ biến cho những bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị tận gốc, an toàn bởi không có sự can thiệp của thuốc điều trị, nhờ đó mà có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh.
Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và giúp bệnh nhân nhận thấy được những biểu hiện bất thường của bản thân, đồng thời biết được khắc phục và khống chế chúng. Liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là liệu pháp nhận thức - hành vi. Theo đó, người bệnh sẽ dần thay đổi các suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực, từ đó người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn, giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị
Các bác sĩ thường có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để giúp kiểm soát các triệu chứng riêng lẻ, như:
- Thuốc chống trầm cảm: Để cải thiện giấc ngủ, giảm lo lắng và căng thẳng cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể lựa chọn 1 giải pháp an toàn đó là dùng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ cho bệnh nhân.
- Thuốc điều chỉnh huyết áp hoặc nhịp tim: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn huyết áp hoặc tăng nhịp tim.
- Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen,... cho người bệnh có triệu chứng đau mạn tính như đau cơ, đau khớp, đau đầu.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và không làm cho tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và được sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Hỗ trợ điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh thực sự có thể mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Cụ thể, một số chế độ sinh hoạt hữu ích mà mỗi người cần thực hiện từ ngay bây giờ để ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh như:
- Người bệnh nên có kế hoạch cụ thể cho các công việc để tránh bị quá sức.
- Tập thể dục thể thao hằng ngày, đặc biệt có thể tham khảo các bộ môn như yoga, thiền hay dưỡng sinh,...
- Đảm bảo đi ngủ sớm, dù thời gian đầu bạn có thể cảm thấy tình trạng mệt mỏi không được cải thiện, tuy nhiên điều này sẽ cực kỳ tốt trong việc phục hồi năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể
- Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường rau xanh, các loại trái cây, các nhóm thực phẩm chống viêm, nhóm giàu chất béo không bão hòa hay các loại hạt. Hơn nữa, mệt mỏi kéo dài khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng. Vì thế, bạn nên dùng những thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa.
- Hạn chế cà phê, bia rượu, chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều lần hay các nhóm thực phẩm quá nhiều đạm và chất béo xấu
- Điều tiết cuộc sống, cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tối đa. Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cho tới khi phục hồi hoàn toàn, tuyệt đối không nên làm việc gắng sức.
- Du lịch, đọc sách hay tham gia các hoạt động yêu thích để phục hồi nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng mệt mỏi mãn tính rất khó để điều trị triệu để, quá trình chữa bệnh đòi hỏi thời gian dài và phải kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Do đó, bạn nên kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp với một lối sống lành mạnh, loại bỏ tác nhân căng thẳng, stress. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập