Vì sao bạn cảm thấy khó thở khi căng thẳng, stress?

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bị căng thẳng, stress, nhiều người thường cảm thấy khó thở và thở nông, tăng nhịp tim, choáng váng… Tại sao lại như vậy? Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến căng thẳng, stress gây khó thở và các biện pháp khắc phục.

 

Tại sao căng thẳng stress lại gây khó thở?

Tại sao căng thẳng stress lại gây khó thở?

 

Vì sao stress, căng thẳng gây khó thở?

Căng thẳng, stress là một trạng thái tâm lí tự nhiên của cơ thể khi đối diện với các tác nhân gây căng thẳng. Nhiều trường hợp, khi stress, căng thẳng thì bạn thường có cảm giác khó thở, thở nông. Tuy rằng các triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài, bạn có thể bị tăng huyết áp, tiểu đường và gia tăng các vấn đề sức khỏe mãn tính khác.

Các nguyên nhân khiến bạn thường thấy khó thở khi căng thẳng, stress là:

 Do tăng hormone cortisol và adrenalin

   Khi căng thẳng, stress, hormone cortisol và adrenalin được tiết ra nhiều. Đây là hai hormon có khả năng gây tăng huyết áp, khiến tiên đập nhanh. Điều này sẽ làm tiêu tốn một lượng lớn oxy dẫn đến tình trạng khó thở, thở nông và choáng váng.

   Hơn nữa, cortisol và adrenalin cũng sẽ chi phối quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan. Cụ thể, khi bị stress, máu sẽ được tập trung về tim và phổi. Việc tăng tuần hoàn máu đến tim và phổi khiến hai cơ quan này hoạt động mạnh hơn gây khó thở, thở nông, tăng nhịp tim, đánh trống ngực,…

 Do stress làm tái phát các bệnh hô hấp

   Với những bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, stress, căng thẳng có thể gây bùng phát các bệnh lý này khiến bệnh nhân thấy khó thở và các triệu chứng khác như ho, sổ mũi, hắt hơi,…  Đặc biệt trong trường hợp sang chấn nặng, một số bệnh nhân bị bùng phát cơn hen cấp với biểu hiện là khó thở, thở dốc, thở rít, thở khò khè và ho.

 

Một số bệnh nhân bị bùng phát cơn hen cấp khi gặp sang chấn.

Một số bệnh nhân bị bùng phát cơn hen cấp khi gặp sang chấn.

 

Các biện pháp khắc phục tình trạng khó thở do stress

   Để cải thiện khó thở do stress, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau:

Loại bỏ các yếu tố gây stress

   Điều quan trọng nhất cần làm để khắc phục tình trạng khó thở do căng thẳng, stress là loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây stress không thể loại bỏ hoàn toàn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm căng thẳng và giữ tinh thần ổn định:

  • Chia sẻ với bạn bè và người thân để giải tỏa cảm xúc. Dần dần bạn có thể lấy lại tinh thần và vượt qua căng thẳng, lo âu một cách dễ dàng hơn.
  • Lên kế hoạch học tập, làm việc khoa học để hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn và hạn chế tình trạng sai sót.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè nếu phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.
  • Tránh làm việc quá 8 giờ/ ngày và học cách làm việc nhóm hiệu quả.
  • Quản lý chi tiêu để giải quyết những vấn đề về tài chính.
  • Thói quen hút thuốc lá, thức khuya và dùng rượu bia cũng là tác nhân gây stress. Với các tác nhân này, bạn nên thay đổi sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

    Khi các yếu tố gây stress được loại bỏ, những triệu chứng do căng thẳng gây ra sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tập hít thở sâu

   Tập hít thở sâu sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thở nông và khó thở do stress rất hiệu quả. Ngoài ra, thở sâu sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, giải tỏa phần nào căng thẳng và cân bằng cảm xúc. Bạn có thể đến nơi thoáng đãng, hít sâu bằng mũi cho đến khi bụng phình ra. Sau đó, giữ hơi trong vài giây và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng.

 

Tập hít thở sâu để giải tỏa căng thẳng.

Tập hít thở sâu để giải tỏa căng thẳng.

 

Tập thể dục đều đặn

    Ngoài các bài tập hít thở sâu, bạn cũng có thể cải thiện tình trạng khó thở do căng thẳng bằng cách tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp giải phóng endorphin có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Đồng thời tập thể dục còn giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, giảm tình trạng khó thở, thở nông. Bạn nên lựa chọn các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, yoga, đi bộ, chạy bộ, đánh cầu,… Để đạt được lợi ích đầy đủ, bạn cần tập luyện hằng ngày hoặc ít nhất 3 – 4 buổi/ tuần.

 Đảm bảo ngủ đủ giấc

   Chất lượng giấc ngủ có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày sẽ giúp giảm nồng độ các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine,… Đồng thời giúp điều chỉnh cảm xúc và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Đặc biệt, ngủ đủ giấc sẽ giúp ổn định hoạt động của phổi và tim mạch, hạn chế tình trạng khó thở, thở nông và đánh trống ngực.

Trị liệu tâm lý

    Trị liệu tâm lý là phương pháp trị liệu được khuyến khích sử dụng cho các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực,… Bạn sẽ học được cách cân bằng cảm xúc và tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề cá nhân.

     Liệu pháp tâm lý còn giúp bạn học được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giải tỏa tâm trạng, kiểm soát stress, kỹ năng giao tiếp và quản lý cuộc sống.

Sử dụng thuốc

    Ngoài tâm lý trị liệu, các bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc để kiểm soát triệu chứng tạm thời, như:

  • Thuốc chẹn beta.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc an thần.

    Stress gây khó thở, thở nông có thể được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Bởi tình trạng này kéo dài có thể gây tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Bạn có biết: Stress mạn tính khiến chúng ta khó giảm cân hơn

Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ).

Tìm hiểu về hội chứng mệt mỏi mãn tính

Tìm hiểu về hội chứng mệt mỏi mãn tính? Cách khắc phục hiệu quả thế nào?

Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết

  Áp lực tâm lý mỗi khi tụ họp gia đình dịp Tết

Các mẹo giảm căng thẳng khi chăm sóc người bệnh

Nếu bạn đang phải chăm sóc người bệnh, hãy đọc bài viết dưới đây để biết các cách giảm căng thẳng, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi