Hội chứng sợ phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Với các hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu, người bệnh sẽ có một nỗi sợ nhất định như sợ độ cao, sợ thang máy, sợ không gian hẹp… Chúng đều gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Đặc biệt, hội chứng sợ phụ nữ còn khiến người bệnh không thể lập gia đình với người khác giới. Nỗi cô đơn lại càng khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

 

Hội chứng sợ phụ nữ (Gynophobia) là gì?

Hội chứng sợ phụ nữ (Gynophobia) là gì?

 

Hội chứng sợ phụ nữ là gì?

   Hội chứng sợ phụ nữ (Gynophobia) là tình trạng một người có nỗi sợ phi lý về nữ giới và những gì liên quan đến giới tính nữ. Chúng thường gặp ở nam giới, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống.

   Nếu không khắc phục kịp thời, người mắc hội chứng sợ phụ nữ còn có nguy cơ phát triển thành các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lo âu, trầm cảm… 

 

Hội chứng sợ phụ nữ có triệu chứng như thế nào?

   Bạn dễ dàng nhận biết người mắc hội chứng sợ phụ nữ thông qua những dấu hiệu sau đây:

  • Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, bất an về phụ nữ, nỗi sợ bao trùm ngay cả khi nhìn thấy hay chỉ suy nghĩ về hình ảnh của phụ nữ.
  • Muốn tránh né, lẩn trốn việc gặp gỡ phụ nữ trong tất cả các tình huống khác nhau, kể cả những cuộc trò chuyện liên quan đến nữ giới.
  • Luôn giữ khoảng cách đối với phụ nữ, kể cả những người quen biết, thân thuộc trong cuộc sống.
  • Nỗi sợ gây rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, sức khỏe dần giảm sút.
  • Dễ mất tập trung, trí nhớ suy giảm đáng kể, gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, lựa chọn hàng ngày.
  • Một số trường hợp còn tự nhốt mình trong nhà vì lo sợ sẽ phải đối diện với phụ nữ.
  • Cảm thấy cô đơn hoặc bị mọi người xung quanh chỉ trích vì thái độ sợ hãi, “kỳ thị” phụ nữ quá đà.

 

 Khi gặp phụ nữ, người bệnh trở nên hoảng loạn, khó kiểm soát cảm xúc

Khi gặp phụ nữ, người bệnh trở nên hoảng loạn, khó kiểm soát cảm xúc

 

   Nếu bất chợt gặp phụ nữ, người bệnh còn xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng về thể chất, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt, choáng váng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau đầu, khô miệng
  • Khó thở, thở gấp, hơi thở nông
  • Tim đập nhanh liên hồi, huyết áp tăng giảm bất thường
  • Tức ngực, đổ nhiều mồ hôi
  • Tay chân bủn rủn, không thể cử động
  • Nói lắp bắp, nói không thành lời
  • La hét, hoảng loạn, mất tự chủ về hành động
  • Ngất xỉu

   Người bệnh hiểu rõ về nỗi sợ phi lý của bản thân nhưng không có khả năng kiểm soát và loại bỏ chúng. Bởi vậy, họ rất mệt mỏi, từ đó công việc, khả năng học tập đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ phụ nữ

   Những yếu tố được cho là góp phần hình thành hội chứng sợ phụ nữ bao gồm:

  • Trải nghiệm tiêu cực về phụ nữ trong quá khứ: Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất gây ra các hội chứng ám ảnh sợ đặc hiệu. Đối với hội chứng sợ phụ nữ, người bệnh từng trải qua tổn thương, đau khổ có liên quan đến nữ giới sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng này. Chẳng hạn như: Bị bạo hành, bị bắt cóc, bị bỏ rơi
  • Ảnh hưởng từ gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc hội chứng sợ phụ nữ, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này. 
  • Do giáo dục, môi trường sống: Nỗi sợ không tự sinh ra mà nó thường hình thành trong quá trình học tập, trưởng thành. Nếu một người được giáo dục về sự nguy hiểm, tồi tệ, xấu xa của phụ nữ thì họ cũng dễ nảy sinh nỗi sợ phi lý này.

 

Ảnh hưởng từ môi trường sống sẽ hình thành nỗi sợ phi lý

Ảnh hưởng từ môi trường sống sẽ hình thành nỗi sợ phi lý

 

   Trên thế giới, phụ nữ chiếm gần 50% dân số. Vì vậy, việc tiếp xúc với người khác giới là điều bình thường, khó tránh trong cuộc sống. Theo đó, người mắc hội chứng sợ phụ nữ luôn gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.

   Họ tránh né, từ chối tham gia vào các cuộc hẹn, địa điểm có nguy cơ xuất hiện phụ nữ. Họ thường tự nhốt mình trong nhà, không dám ra ngoài vì luôn cảm thấy sợ hãi, căng thẳng khi thấy người khác giới. Tình trạng này khiến họ không thể học tập hay làm việc. Hơn nữa, họ không thể duy trì các mối quan hệ lành mạnh, không thể lập gia đình, sinh con với phụ nữ.

   Sự đơn độc, cô quạnh kéo dài càng khiến suy nghĩ của người bệnh trở nên bi quan, tiêu cực. Nếu không khắc phục sớm, họ dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu…

 

Cách khắc phục hội chứng sợ phụ nữ

   Để khắc phục hội chứng sợ phụ nữ, các phương pháp được chỉ định bao gồm:

Tâm lý trị liệu

   Với hội chứng sợ phụ nữ, các chuyên gia thường áp dụng liệu pháp như:

  • Liệu pháp tiếp xúc: Giúp bệnh nhân có thể tiếp xúc, đối mặt trực tiếp với chính nỗi sợ của bản thân để từng bước kiểm soát cảm xúc và vượt qua nó. Nhà trị liệu sẽ cho người bệnh tiếp xúc với phụ nữ theo từng mức độ đơn giản đến phức tạp, ví dụ như nói về phụ nữ, xem hình của phụ nữ, gặp gỡ trực tiếp phụ nữ,… Đồng thời, người bệnh được hướng dẫn cách kiểm soát nỗi sợ, cách thư giãn và những kỹ năng phù hợp để vượt qua hội chứng này.

 

Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối mặt trực tiếp với nỗi sợ

Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối mặt trực tiếp với nỗi sợ

 

  • Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Là sự kết hợp giữa liệu pháp tiếp xúc với liệu pháp nhận thức và hành vi. Cách này giúp người bệnh tự nâng cao nhận thức về nỗi sợ quá mức của bản thân. Theo đó, họ dần biết cách điều chỉnh, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi theo chiều hướng tích cực, lành mạnh hơn. Ngoài ra, các chuyên gia còn trang bị thêm những kỹ năng quản lý kiểm soát, kỹ năng đối mặt với căng thẳng, kỹ năng thư giãn, kỹ năng kết nối,…để người bệnh dần hòa nhập hơn với cộng đồng.

Sử dụng thuốc

   Nếu người bị hội chứng sợ phụ nữ có kèm theo các biểu hiện trầm cảm, sợ hãi, lo lắng quá mức, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm một số loại thuốc phù hợp. Các thuốc thường dùng bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc an thần,… Chúng thường gây nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng thuốc cần sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.

Biện pháp cải thiện tại nhà

  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả tươi cùng những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,…
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Áp dụng biện pháp thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền, tập yoga, viết nhật ký…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin về hội chứng sợ phụ nữ. Để tránh cho hội chứng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, bạn nên chủ động đi thăm khám và khắc phục sớm.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Tổng hợp những điều cần biết về rối loạn lo âu lan tỏa (2023)

Bạn có thể đang mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD). GAD có thể khiến cuộc sống hàng ngày của bạn chìm trong sợ hãi, lo lắng và hoảng sợ. Một tin tốt dành cho bạn là chúng ta có thể điều trị nó.

Các triệu chứng do rối loạn lo âu cần biết

Rối loạn lo âu là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị càng sớm càng tốt.  Và việc nhận biết được các triệu chứng rối loạn lo âu (được trình bày chi tiết trong bài viết này) sẽ giúp người bệnh khám và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi ngay nhé!

Rối loạn lo âu bệnh tật - Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua

Người mắc rối loạn lo âu bệnh tật thường nghĩ về việc mình đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó, liên tục nói về sức khỏe và các bệnh lý có thể xảy ra.

Thường xuyên vã mồ hôi, tim đập nhanh là bệnh gì?

Mỗi khi chúng ta gặp tình huống căng thẳng, stress, cơ thể có thể sẽ xuất hiện tình trạng vã mồ hôi tim đập nhanh. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi thăm khám sớm...

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi