Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bước vào thang máy, phòng nhỏ kín… nơi có không gian hẹp, chúng ta có thể cảm thấy bí bách, khó chịu. Đây chỉ là cảm xúc tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện nỗi sợ hãi quá mức, vã mồ hôi, choáng váng, khó thở, tim đập nhanh,… khi đến những nơi như vậy thì chứng tỏ bạn đang bị hội chứng sợ không gian hẹp.

 

Hội chứng sợ không gian hẹp là như thế nào?

Hội chứng sợ không gian hẹp là như thế nào?

 

Hội chứng sợ không gian hẹp là như thế nào?

   Hội chứng sợ không gian hẹp - Claustrophobia là tình trạng mà một người luôn thường trực nỗi sợ vô cớ khi ở trong không gian kín, hẹp như thang máy đông người, ô tô con, đường hầm, hang động nhỏ…

   Đây là một dạng của chứng rối loạn lo âu, thường khởi phát sớm từ thời thơ ấu. Nếu được điều trị đúng cách, nỗi sợ không gian hẹp sẽ được khắc phục.

 

Triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp

   Các triệu chứng của hội chứng sợ không gian hẹp sẽ xuất hiện khi người bệnh phải đối mặt với không gian nhỏ hẹp. Chúng bao gồm:

  • Mặt tái, đổ mồ hôi, ớn lạnh
  • Sợ hãi tột độ, thậm chí hoảng loạn
  • Người run rẩy, khó thở, tức ngực
  • Khô miệng
  • Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu do sợ hãi quá mức.

 

Tác hại của hội chứng sợ không gian hẹp

   Bởi nỗi ám ảnh quá mức nên người bệnh thường né tránh tác nhân gây sợ hãi là những nơi nhỏ hẹp. Bởi vậy, hội chứng này gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống của họ.

   Chẳng hạn như họ lựa chọn đi bộ, xe máy hoặc xe đạp thay vì sử dụng thang máy, ô tô. Họ cũng sợ lên máy bay hoặc đi tàu nên thường bỏ lỡ nhiều cơ hội nghề nghiệp, học tập, vui chơi…

   Đặc biệt, người bị hội chứng sợ không gian hẹp còn có nguy cơ cao gặp các vấn đề tâm lý khác như hội chứng sợ đám đông, rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm.

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

Nguyên nhân gây hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

 

Nguyên nhân gây hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

   Những yếu tố được cho là góp phần gây hội chứng sợ không gian hẹp bao gồm:

Vấn đề ở hạch hạnh nhân

   Hạch hạnh nhân (Amygdala) là bộ phận có chức năng điều hòa sự sợ hãi, giúp

cơ thể vượt qua những tình huống đe dọa đến tính mạng.

   Khi phải đối diện với tác nhân gây nỗi sợ, hạch hạnh nhân sẽ tạo ra các xung động thần kinh để giải phóng nội tiết tố. Chúng thay đổi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp… gây ra các triệu chứng thể chất để đối phó lại nỗi sợ.

   Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có kích thước hạch hạnh nhân bên phải nhỏ hơn. Theo đó, họ trở nên sợ hãi quá mức vô lý kể cả khi gặp tình huống bình thường.

Di truyền

   Nếu người thân trong gia đình mắc hội chứng sợ không gian hẹp thì con cái họ cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng này.

Trải qua sự kiện gây sang chấn trong không gian hẹp

   Người đã từng trải qua sự kiện gây sang chấn tâm lý trong không gian kín dễ hình thành phản xạ có điều kiện khi đối diện với tình huống tương tự, chẳng hạn như:

  • Bị nhốt, bạo hành trong phòng nhỏ, hẹp, không có ánh sáng và lối ra
  • Bị nhốt trong hộp/tủ do bị bắt cóc, lạm dụng tình dục
  • Trẻ nhỏ bị bỏ quên hoặc bị nhốt trong ô tô, xe tải
  • Trẻ từng bị mắc kẹt trong hàng rào, hang động,…
  • Gặp tai nạn khi sử dụng các phương tiện có không gian kín như máy bay, tàu hỏa, xe hơi,….

 

Làm sao để kiểm soát hội chứng sợ không gian hẹp?

Làm sao để kiểm soát hội chứng sợ không gian hẹp?

 

Cách điều trị hội chứng sợ không gian hẹp

   Để kiểm soát nỗi sợ không gian hẹp, biện pháp trị liệu tâm lý thường được ưu tiên sử dụng. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc tây y cho người bệnh.

Tâm lý trị liệu

   Mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, nhận thức, học cách kiểm soát sự sợ hãi, lo âu và căng thẳng. Các liệu pháp được áp dụng bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức: Ban đầu, bệnh nhân sẽ trao đổi với nhà trị liệu về cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về không gian hẹp. Sau đó, chuyên gia sẽ đưa ra những lời khuyên, tạo những kích thích phù hợp để thay đổi dần suy nghĩ của bệnh nhân.
  • Liệu pháp tiếp xúc (liệu pháp phơi nhiễm): Bệnh nhân sẽ đối mặt trực tiếp với những tình huống gây ra sự sợ hãi. Thời gian đầu, chuyên gia cho họ tiếp xúc ở dạng tưởng tượng thông qua lời nói. Sau đó, mức độ tiếp xúc tăng dần đến khi bệnh nhân có thể đối mặt với tình huống thực tế nhưng không còn sợ hãi hoặc đã biết cách chế ngự nỗi sợ của bản thân.
  • Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT): Giúp bệnh nhân giảm các hành vi và cảm xúc gây ra bởi sự sợ hãi. Chuyên gia sẽ truyền cho bệnh nhân thái độ tích cực, loại bỏ quan niệm sai lầm, từ đó giảm bớt nỗi sợ vô lý của họ.
  • Liệu pháp thư giãn: Bên cạnh những liệu pháp tập trung vào nỗi sợ, chuyên gia cũng sẽ chỉ định liệu pháp thư giãn cho bệnh nhân. Liệu pháp này giúp bệnh nhân học cách chế ngự nỗi sợ khi rơi vào tình huống có không gian hẹp và kín.

Sử dụng thuốc

   Trường hợp người mắc hội chứng sợ không gian hẹp có triệu chứng thể chất quá rầm rộ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc tây y. Một số thuốc thường dùng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Nhóm thuốc này làm tăng nồng độ các chất nội sinh trong não bộ, qua đó giảm tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi quá mức. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định dùng chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA).
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thể chất khi phải đối diện với những tình huống gây ra nỗi sợ như đau ngực, nghẹn thở, đổ mồ hôi, nóng bừng, ớn lạnh, đau đầu, choáng váng,…

   Các thuốc tây y mang lại tác dụng nhanh nhưng kèm theo đó là hàng loạt tác dụng phụ, hại gan thận nếu dùng lâu dài. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

   Các thông tin về hội chứng sợ không gian hẹp đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết trên. Nếu gặp khó khăn gì về vấn đề tâm lý, mời bạn liên hệ theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giúp đỡ bạn!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Phân loại rối loạn lo âu và đặc điểm của từng loại

Phân loại rối loạn lo âu gồm nhiều dạng khác nhau như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn liên quan đến ám ảnh…

Hội chứng sợ thang máy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ thang máy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ sinh con: Nỗi sợ thầm kín của người phụ nữ

Để hoàn thành thiên chức làm mẹ, người phụ nữ phải trải qua “cửa sinh tử” vượt cạn với cơn đau đẻ khủng khiếp. Mức độ đau dữ dội khiến nhiều người ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, dần hình thành hội chứng sợ sinh con. 

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Trẻ mắc hội chứng này phải làm sao?

Không còn cơn rối loạn lo âu, tôi đã vui vẻ trở lại!

Chú Nguyễn Hữu Trà 66 tuổi, trú tại phòng 2503, chung cư CT7 Booyoung, đường Vũ Trọng Khánh, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi