Phân loại rối loạn lo âu và đặc điểm của từng loại

Mục lục [Ẩn]

 

     Rối loạn lo âu được đặc trưng bởi tình trạng có cảm giác lo lắng, sợ hãi thái quá kèm theo những triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi… Nhưng bạn có biết, chứng bệnh này được chia thành từng loại khác nhau dựa trên đặc điểm triệu chứng và một số yếu tố khác. Bài viết sau đây là bản tổng hợp các phân loại rối loạn lo âu, mời bạn cùng theo dõi!

 

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu

 

Rối loạn lo âu được phân thành các dạng như sau:

 

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

    Rối loạn lo âu lan tỏa hay còn gọi là rối loạn lo âu tổng quát (GAD) thường liên quan đến cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi dai dẳng, có thể cản trở cuộc sống hàng ngày. Nó không giống như thỉnh thoảng lo lắng về mọi thứ hoặc cảm thấy lo lắng trước các sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Những người sống chung với GAD thường xuyên lo lắng trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Người mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa có những triệu chứng như: 

  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc khó chịu.
  • Dễ mệt mỏi.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung.
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Đau đầu, đau cơ, đau bụng hoặc đau không rõ nguyên nhân.
  • Khó kiểm soát cảm giác lo lắng.
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc mất ngủ.

 

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

 

Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder)

   Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ sẽ thường xuyên có những cơn hoảng loạn xuất hiện một cách bất ngờ. Các cơn hoảng loạn có thể xảy ra thường xuyên vài lần một ngày hoặc hiếm khi vài lần một năm.

   Mỗi lần các cơn hoảng sợ xuất hiện, người bệnh đột ngột thấy sợ hãi, khó chịu, cảm giác mất kiểm soát ngay cả khi không có nguy hiểm hoặc không có nguyên nhân rõ ràng cùng với một số triệu chứng như:

  • Tim đập thình thịch, đánh trống ngực, tăng nhịp tim.
  • Đổ mồ hôi.
  • Run rẩy hoặc ngứa ran khắp người.
  • Đau ngực, khó thở.
  • Nghĩ rằng cái chết hoặc sự diệt vong đang ập đến.

   Ngoài ra, người bệnh thường lo lắng về thời điểm cơn hoảng loạn tiếp theo và cố gắng ngăn chặn nó xảy ra bằng cách tránh những địa điểm, tình huống hoặc hành vi mà họ cho là có thể gây kích hoạt cơn sợ hãi của họ.

 

Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ

 

Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội)

   Rối loạn lo âu xã hội là một nỗi sợ hãi mãnh liệt, dai dẳng khi người bệnh sợ người khác nhìn vào mình, theo dõi và đánh giá. Với người bệnh, nỗi sợ hãi về các tình huống giao tiếp, tiếp xúc với người khác, đặc biệt là khi ở nơi đông người thì sẽ mãnh liệt đến mức dường như vượt quá tầm kiểm soát của họ. Đối với một số người, nỗi sợ hãi này có thể cản trở việc đi làm, đi học hoặc những hoạt động hàng ngày (đi chợ, đi chơi…).

   Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội là: 

  • Cảm giác e dè hoặc sợ hãi rằng mọi người sẽ đánh giá mình một cách tiêu cực.
  • Đi lại liên tục, không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ, lo lắng trong thời gian dài, đặc biệt là khi chuẩn bị diễn ra một sự kiện nào đó mà phải tiếp xúc với người khác. 
  • Cảm thấy sợ, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ hoặc khi trở thành tâm điểm của một cuộc nói chuyện nào đó.
  • Đỏ mặt, đổ mồ hôi hoặc run rẩy, tim đập nhanh, đánh trống ngực, đặc biệt là khi bị người khác đánh giá, phán xét. 
  • Khó giao tiếp bằng mắt, lảng tránh ánh mắt của người khác.
  • Một số triệu chứng thực thể như cơ thể trở nên cứng nhắc, nói lí nhí, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ọe...

 

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội

 

Rối loạn liên quan đến ám ảnh

   Rối loạn liên quan đến ám ảnh là nỗi sợ hãi tột độ hoặc ác cảm với một đối tượng hoặc tình huống cụ thể. Mặc dù đối tượng hoặc tình huống đó đúng là có thể khiến một người bình thường lo lắng. Nhưng người mắc chứng rối loạn lo âu này lại có nỗi sợ quá mức, không tương xứng với mối nguy hiểm thực sự do tình huống hoặc đối tượng gây ra.

   Những người mắc chứng ám ảnh sợ hãi:

  • Có thể có một sự lo lắng phi lý hoặc quá mức về việc gặp phải đối tượng hoặc tình huống đáng sợ
  • Thực hiện các hành động thái quá để tránh đối tượng hoặc tình huống đáng sợ.
  • Cảm thấy lo lắng dữ dội ngay lập tức khi gặp phải đối tượng hoặc tình huống đáng sợ.
  • Chịu đựng các đối tượng và tình huống không thể tránh khỏi với sự lo lắng tột độ.

Có một số loại ám ảnh và rối loạn liên quan đến dạng rối loạn lo âu này, đó là:

Ám ảnh sợ đặc hiệu (ám ảnh sợ cụ thể)

Những người mắc chứng ám ảnh sợ đặc hiệu có cảm giác sợ hãi hoặc cảm thấy lo lắng tột độ về những đối tượng hoặc tình huống cụ thể, có thể kể đến như: 

  • Khi đi máy bay.
  • Độ cao.
  • Các loài động vật cụ thể, chẳng hạn như nhện, chó hoặc rắn.
  • Tiêm thuốc, lấy máu.
  • Lửa.

 

 Ám ảnh sợ đặc hiệu

Ám ảnh sợ đặc hiệu

 

Chứng ám ảnh sợ khoảng trống

   Những người mắc chứng sợ khoảng trống có một nỗi sợ hãi mãnh liệt đối với hai hoặc nhiều tình huống sau:

  • Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
  • Ở trong không gian mở.
  • Ở trong không gian kín.
  • Đứng xếp hàng hoặc ở trong đám đông.
  • Ra khỏi nhà một mình.

    Những người mắc chứng sợ khoảng trống thường tránh những tình huống này, một phần vì họ nghĩ rằng khi có những cơn hoảng sợ, họ sẽ không thể rời đi và thoát khỏi nó.

   Ngoài ra, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội) cũng được xếp vào 1 dạng của rối loạn liên quan đến ám ảnh.

 

Rối loạn lo âu chia ly (Separation Anxiety Disorder)

    Rối loạn lo âu chia ly thường gặp ở trẻ em hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc phải chứng rối loạn tâm thần này.

  Những người mắc chứng rối loạn lo âu chia ly sợ phải xa những người mà họ thân thiết (người thân, người yêu, bạn đời, bạn bè). Họ thường lo lắng rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra với những người thân yêu của họ khi họ không ở bên cạnh.

    Nỗi sợ hãi này khiến họ tránh ở một mình, luôn kè kè bên những người thân yêu, thậm chí là kiểm soát họ quá mức khi luôn muốn biết người thân của mình đang ở đâu, làm gì và đang an toàn hay không.

    Người bệnh cũng thường gặp phải ác mộng về việc bị chia cắt với người mình yêu thương. Hoặc, họ sẽ cảm thấy không khỏe, tim đập nhanh, mệt mỏi, thậm chí là ốm nặng khi sắp phải chia tay ai đó. 

 

Rối loạn lo âu chia ly

Rối loạn lo âu chia ly

 

Không nói (câm) chọn lọc (Selective mutism)

    Một dạng rối loạn lo âu khá hiếm gặp đó là chứng không nói chọn lọc, thường bắt đầu khi trẻ dưới 5 tuổi.

   Chứng câm chọn lọc xảy ra khi bệnh nhân không thể nói được trong một số tình huống xã hội cụ thể (ví dụ như khi đi học hoặc khi ở nơi đông người). Tuy nhiên, khi ở với người thân và bạn bè, hoặc khi ở nhà thì trẻ vẫn có thể nói chuyện bình thường.

     Ở trẻ mắc chứng câm chọn lọc, chúng không phải cố tình từ chối nói chuyện mà là chúng thật sự không thể nói. Trẻ có cảm giác như bị “đông cứng” người lại. Chứng rối loạn lo âu này thường liên quan đến sự nhút nhát cực độ, sợ, xấu hổ với xã hội.

   Trên đây là những phân loại rối loạn lo âu cũng như đặc điểm của từng loại. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc một trong những dạng rối loạn lo âu thì điều đầu tiên là cần đi khám sớm, sau đó áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp để cải thiện bệnh hiệu quả.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Hội chứng sợ đụng chạm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu thường có những nỗi sợ kỳ lạ, chẳng hạn như sợ ma, sợ yêu hay sợ đụng chạm... Lúc này, người bệnh thường tìm mọi cách để tránh phải đối diện với nỗi sợ đó, khiến công việc, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư: Cách điều trị và phòng ngừa

 Người bệnh ung thư luôn hiện hữu nỗi lo lắng, sợ hãi về bệnh tật, về tương lai, về tiền bạc… Bởi vậy mà họ dễ mắc rối loạn lo âu.

Rối loạn tâm thần sau quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là mắc rối loạn tâm thần.

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19

Rối loạn lo âu, trầm cảm vì mất người thân do Covid-19. Làm sao để vượt qua?

Nomophobia: Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh

Nomophobia: Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi