Áp lực thi vào lớp 10 khiến nữ sinh lớp 9 tè dầm, bật dậy giữa đêm

Mục lục [Ẩn]

 

   Kỳ thi vào lớp 10 là một trong những kỳ thi quan trọng nhất và cũng khốc liệt nhất trong đời học sinh. Áp lực cho các thí sinh đến từ nhiều phía: Tỉ lệ chọi cao, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, sự ganh đua giữa các học sinh,...nhất là học sinh ở các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Những áp lực này đè nặng lên tinh thần con trẻ, khiến nhiều em bị căng thẳng, stress, thậm chí còn nằm mơ thấy ác mộng,...

 

Nhiều học sinh bị áp lực, stress, thậm chí gặp ác mộng trước kỳ thi vào lớp 10.

Nhiều học sinh bị áp lực, stress, thậm chí gặp ác mộng trước kỳ thi vào lớp 10.

 

Nữ sinh lớp 9 tè dầm, bật dậy giữa đêm

   Đó là trường hợp mà người con gái đang học lớp 9, chuẩn bị thi vào lớp 10 của chị Lê Ngọc Phương (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) gặp phải vào hai tuần trước.

   Được biết, lúc đó là 2 giờ sáng, người con gái 16 tuổi của chị bỗng tè dầm, bật dậy òa khóc và nói rằng không muốn thi vào lớp 10. Gặng hỏi con, chị mới biết thì ra con mơ thấy rằng mình đang đi thi, trường thi nằm hun hút trong một khu rừng rộng lớn. Dù đề bài rất dễ nhưng con không làm được bài. Điều này khiến con cảm thấy vô cùng hoảng loạn, sợ hãi. Khi sắp hết giờ thi, con buồn đi tiểu nhưng chạy mãi, chạy mãi mà không tìm thấy chỗ vệ sinh.

    Theo Joshua Tal, nhà tâm lý học về giấc ngủ và sức khỏe ở Manhattan (New York), cho biết: “Những giấc mơ thường có sự tác động của điều đã xảy ra trong ngày. Ác mộng diễn ra khi tâm trí cố gắng để hiểu những sự kiện mang lại nỗi sợ hãi, bất an bằng cách phát lại chúng dưới dạng hình ảnh trong khi ngủ".

   Con gái chị Phương nằm mơ thấy ác mộng về kỳ thi lớp 10 thì chắc hẳn em đã cảm thấy vô cùng lo lắng, áp lực về kỳ thi này vào ban ngày.

   Trước đó, con gái chị Phương đã bắt đầu dốc sức ôn thi lớp 10 từ năm lớp 8, con thuộc nhóm học lực khá ở trường. Kỳ thi vào lớp 10 khiến con lúc nào cũng bận rộn. Ngoài học trên lớp, con chị hầu như lúc nào cũng kín lịch học thêm vào buổi tối và cuối tuần. Về đến nhà, con lại thức đêm để giải bài tập và đề cương. Dù thấy con rất căng thẳng, mệt mỏi nhưng chị Phương cho rằng đây là điều bình thường, đâu chỉ mình con mà cả triệu học sinh trong cả nước cũng vậy, học hết lớp 9 thì phải cố gắng học tập vào lớp 10.

   Tuy nhiên, những gì xảy ra vào đêm hôm đấy khiến chị Phương vô cùng đắn đo, suy nghĩ. Sau đó, chị nhận ra rằng kỳ thi vào lớp 10 quá khốc liệt với con trẻ, sức khỏe của con gái mình quan trọng hơn những kỳ thi này. Vì vậy, chị đã trao đổi nghiêm túc với con những con đường, lối đi phía trước con. Chị cho biết, việc thi rớt là hoàn toàn bình thường, con không nên để một kỳ thi chỉ diễn ra trong 1 - 2 ngày đày đọa và khiến mình phải khổ sở.

   Không chỉ con chị Phương, rất nhiều học sinh khác cũng đang rơi vào căng thẳng, lo âu đến mức gặp ác mộng, tè dầm giữa đêm vì kỳ thi vào lớp 10. Thậm chí, theo các bác sĩ khoa tâm thần nhi, cứ vào mùa thi thì khoa này lại quá tải, khám bệnh không xuể cho các học sinh gặp áp lực thi cử.

 

Những áp lực đang đè nặng lên các thí sinh trước kỳ thi vào lớp 10

   Nhiều người cho rằng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập còn căng thẳng và áp lực hơn thi đại học, bởi thi đại học có rất nhiều lựa chọn, nếu con thi trượt thì có thể thi lại. Còn kỳ thi vào lớp 10, nếu con chẳng may thi trượt thì tương lai của con sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Trước kỳ thi vào lớp 10, các học sinh phải chịu áp lực tứ bề, trong đó có:

Tỷ lệ chọi cao

   Tỷ lệ chọi khi thi vào lớp 10 thường rất cao, đặc biệt là ở các thành phố, khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại TP HCM, theo kế hoạch phân luồng, hàng năm chỉ có khoảng gần 70% học sinh lớp 9 có chỗ ở lớp 10 công lập. Còn ở Hà Nội, theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2023 - 2024, tỷ lệ chọi trung bình là 1,85 - tức là cứ 3 em thi vào lớp 10 thì chỉ có 1 em đỗ công lập.

Kỳ vọng của gia đình

   Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, áp lực không đến từ tỷ lệ chọi hay số môn thi mà đến từ chính kỳ vọng của gia đình. Hầu hết các phụ huynh đều mong muốn con mình trúng tuyển vào trường công lập để có tương lai tươi sáng hơn. Không ít người lớn cho rằng việc thi vào lớp 10 thì “chỉ cần cố gắng là được”. Họ cũng thường xuyên so sánh con cái của mình với anh chị, với con nhà người ta.

 

Học sinh thi vào cấp 10 còn chịu áp lực từ gia đình.

Học sinh thi vào cấp 10 còn chịu áp lực từ gia đình.

 

   Để đạt được điều này thì cha mẹ thường tạo áp lực lên con trẻ. Họ bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình với con, đăng ký cho con rất nhiều lớp học thêm, thậm chí chì chiết, mắng mỏ khi thấy kết quả thi thử của con mình sa sút. Điều này đã khiến các em cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ hãi, không chỉ lo về kỳ thi mà còn lo cha mẹ sẽ thất vọng nếu mình không đạt được kết quả mong muốn.

Áp lực từ trường lớp

   Không chỉ phải chịu cố gắng vì những kỳ vọng từ gia đình mà học sinh lớp 9 còn bị khủng hoảng tâm lý ở những áp lực được tạo ra ở trường lớp, bạn bè hay thầy cô giáo. Khi rơi vào căng thẳng, các học sinh thường cảm thấy tự ti về bản thân, cho rằng mình thua kém bạn bè và cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu không thể đậu vào trường cấp 3. Nỗi lo này càng ngày càng lớn và tạo thành khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.

   Để các học sinh có thêm động lực để cố gắng hơn, một số giáo viên cũng thường xuyên tạo ra các áp lực cho các em, ví dụ: “Làm toán kiểu này thì đừng mong đậu cấp 3, thà đi học nghề sớm cho đỡ phí tiền cha mẹ” hay “không đậu cấp 3 thì các anh chị còn làm được cái gì”...

Học quá nhiều

   Để ôn thi vào lớp 10, nhiều học sinh chia sẻ mình thường xuyên phải học đến hơn 12 giờ đêm và dậy ngay từ 5 giờ - 5 rưỡi sáng hôm sau để học. Ngoài giờ học chính, các em liên tục học thêm, học phụ đạo với mong muốn được thêm nhiều kiến thức, thêm cơ hội vào các trường công. Điều này khiến cho các em rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài ra, việc học quá nhiều nhưng không có hệ thống bài bản khiến nhiều em cảm thấy “bội thực kiến thức”, rõ ràng được học rất nhiều nhưng lại không thể nhớ hay sử dụng được.

   Những áp lực này đè nặng lên những học sinh lớp 9 - những em còn quá nhỏ tuổi để có thể chịu đựng những áp lực quá nhiều, khiến các em dễ bị kích động và có nguy cơ bị khủng hoảng tâm lý. Không ít trường hợp khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 không được xử lý kịp thời nên đã tiến triển thành các rối loạn tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí là có suy nghĩ tự tử để giải thoát.

 

Cách giảm căng thẳng, áp lực ở học sinh trước kỳ thi vào lớp 10

  Để có thể phòng tránh và loại bỏ tốt trạng thái căng thẳng, stress trước kỳ thi vào lớp 10 thì các em cũng nên tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như:

  • Các em nên hiểu rõ năng lực của chính mình, đưa ra mục tiêu phù hợp với khả năng để không bị áp lực quá lớn.
  • Hạn chế việc sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là việc tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, tồi tệ.
  • Chủ động chia sẻ, tâm sự về những khó khăn của bản thân với thầy cô, bạn bè, cha mẹ hoặc người thân để giải tỏa tâm trạng nhanh chóng và hiệu quả.
  • Cần có kế hoạch học tập khoa học và lành mạnh để cơ thể luôn được khỏe mạnh, tỉnh táo, tập trung.
  • Trong quá trình học tập vất vả, mệt mỏi thì các em học sinh cũng nên dành ra một ít thời gian để thư giãn, vui chơi và giải trí lành mạnh theo sở thích cá nhân để xua tan những lo lắng, muộn phiền. Cụ thể như nghe nhạc, đọc truyện, sử dụng tinh dầu thơm, đứng lên vận động nhẹ nhàng, yoga, thiền định,….

Về phía phụ huynh, cha mẹ cũng nên nắm được năng lực của con, không nên đặt cho con những mục tiêu quá sức trẻ, tạo áp lực cho con. Thay vào đó, cha mẹ nên dành cho con những lời động viên, cổ vũ, chia sẻ, đồng hành cùng trẻ. Ngoài ra, để đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt cho kỳ thi quan trọng sắp đến, cha mẹ nên:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng với đủ các nhóm chất, đa dạng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, omega-3,…có lợi cho sức khỏe, não bộ của trẻ.
  • Sắp xếp không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng,…để đảm bảo cho trẻ một giấc ngủ tốt.
  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, đồng thời giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

   Áp lực dồn lên vai các em học sinh chuẩn bị thi vào lớp 10 là rất lớn, khiến các em dễ bị căng thẳng, stress và các vấn đề tâm lý khác. Trong giai đoạn cận kề kỳ thi, gia đình và nhà trường cần hỗ trợ về mặt tinh thần nhằm tạo cho học sinh tâm lý thoải mái nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: áp lực thi cử

Bài viết liên quan

Cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông

Cách cân bằng tâm lý và sức khoẻ trước kỳ thi Trung học Phổ thông

Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên và cách đối phó

Áp lực học tập ở học sinh, sinh viên đến từ sự ám ảnh về điểm số và thành tích, kỳ vọng quá cao từ gia đình, hay thời gian học tập quá nhiều,...

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa

Stress trong thời gian ôn thi vào lớp 10 và cách giải tỏa.

Áp lực thi cử - 9 cách giúp bạn vững bước để vượt qua

Trong những năm trở lại đây, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh, sinh viên đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Một yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng này chính là từ việc học tập, nhất là trong giai đoạn thi cử, chuyển cấp.

Trầm cảm học đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Để khắc phục trầm cảm học đường, bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi