Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn do những thay đổi về nội tiết, thể chất và cuộc sống hàng ngày. Trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của thai phụ. Hơn thế, quá trình điều trị cho đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn, bởi việc uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

 

Có nên uống thuốc trầm cảm khi mang thai không?

Có nên uống thuốc trầm cảm khi mang thai không?

 

Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

  Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể:

Ảnh hưởng trên mẹ bầu

   Khi mang thai bị trầm cảm, mẹ bầu thường mệt mỏi, uể oải, mất dần khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ có thể ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc thường xuyên bỏ bữa, mất ngủ, gây suy giảm sức đề kháng, làm nguy cơ mắc phải các chứng bệnh khác.

   Nếu áp lực, căng thẳng không được giải tỏa và điều trị phù hợp, người bệnh có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Thậm chí, người mẹ có thể thực hiện các hành vi làm tổn thương đến bản thân hoặc thai nhi trong bụng.

Ảnh hưởng đến thai nhi

   Người mẹ bị trầm cảm khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Thai nhi có khả năng không phát triển toàn diện, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, trẻ không có khả năng thích ứng tốt với môi trường, đồng thời dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

   Trầm cảm khi mang thai rất nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị trầm cảm cho nhóm đối tượng này gặp nhiều khó khăn bởi việc sử dụng thuốc nói chung và thuốc chống trầm cảm nói riêng trong quá trình mang thai cần hết sức thận trọng.

 

Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

   “Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?” là câu hỏi được nhiều người băn khoăn. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, thuốc chống trầm cảm gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi và sự phát triển về sau của trẻ. Một số ảnh hưởng của thuốc chống trầm cảm đối với thai nhi như:

  • Tăng nguy cơ sinh non: Uống thuốc chống trầm cảm trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, tăng khả năng sinh non, sảy thai.
  • Hội chứng kiêng khem ở trẻ sơ sinh (neonatal abstinence syndrome - NAS): Một số nghiên cứu cho thấy trong các trường hợp về phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chống trầm cảm thì ⅓ trẻ sinh ra có triệu chứng của hội chứng này. Cụ thể, trẻ sẽ có các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, run rẩy, gặp phải những vấn đề về dạ dày, đường ruột, tăng trương lực cơ.
  • Trẻ sơ sinh bị tăng áp động mạch phổi: Bệnh này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thở hoặc không thể tự thở được mà cần đến sự hỗ trợ từ các thiết bị, máy móc chuyên dụng. Thậm chí, ở mức độ nghiêm trọng, bệnh này có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong.

 

 Trẻ có nguy cơ bị tăng áp động mạch phổi.

Trẻ có nguy cơ bị tăng áp động mạch phổi.

 

  • Rối loạn phổ tự kỷ: Người mẹ uống thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI (nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) thì trẻ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn, làm giảm khả năng tương tác của trẻ đối với những người xung quanh và môi trường bên ngoài.
  • Trẻ bị vàng da hoặc tổn thương não: Thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần nếu được sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa bilirubin. Điều này sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị vàng da, nghiêm trọng hơn là tổn thương đến não bộ của trẻ.
  • Hở hàm ếch: Đây là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ nếu người mẹ uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai. Nguyên nhân do các mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển cùng với sự phát triển của thai kỳ.
  • Thoát vị rốn: Uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai làm tăng nguy cơ thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng một phần ruột lộ ra ngoài và làm rốn phồng lên.

   Ta có thể thấy việc uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ rủi ro và lợi ích trước khi kê đơn cho bệnh nhân. Với những trường hợp nặng và cần thiết thì việc điều trị bằng thuốc là không thể tránh khỏi.

   Với những thai phụ bị trầm cảm khi mang thai ở giai đoạn nhẹ, các chuyên gia sẽ khuyến khích áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý kết hợp với chăm sóc tại nhà.

 

Ở giai đoạn nhẹ, thai phụ bị trầm cảm được khuyến khích trị liệu tâm lý.

Ở giai đoạn nhẹ, thai phụ bị trầm cảm được khuyến khích trị liệu tâm lý.

 

Làm sao để hạn chế ảnh hưởng của thuốc chống trầm cảm đến thai nhi?

   Để hạn chế bớt những ảnh hưởng xấu đến thai phụ và sự phát triển của thai nhi, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Chủ động thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ sử dụng thuốc và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thai phụ cần uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng khi sử dụng, đặc biệt là không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột.
  • Không tự ý sử dụng thêm thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc thì người bệnh và những người thân trong gia đình nên chú ý quan sát và chăm sóc bệnh nhân. Cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.
  • Tái khám định kỳ để có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe, đồng thời sớm phát hiện các tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, cần bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm thiết yếu cho sức khỏe, hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo có hại.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Thuốc chống trầm cảm không chỉ gây tác dụng phụ trên người mẹ mà còn có nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Do đó, khi thấy những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn nên đi khám ngay để việc điều trị dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ phải dùng thuốc. Nếu có điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, bạn hãy gọi điện cho chúng tôi với số 0243.760.6666 nhé!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm gồm mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ trên tình dục...

Uống thuốc chống trầm cảm quá liều có nguy hiểm không?

 Thuốc chống trầm cảm thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh trầm cảm trung bình và nặng, bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm.

Hội chứng cai thuốc: Các triệu chứng thường gặp khi ngừng thuốc chống trầm cảm

Hội chứng cai thuốc là tập hợp các triệu chứng xảy ra khi bệnh nhân giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm

Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?

Nhiều người bệnh thắc mắc rằng: “Bị mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu thì phải dùng thuốc tây bao lâu mới khỏi và bỏ được thuốc tây?”. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có câu trả lời nhé!

Thuốc chống trầm cảm và tác dụng phụ trên thị lực

Thuốc chống trầm cảm có rất nhiều tác dụng phụ, trong đó có tác dụng phụ trên thị lực. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài này nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi