Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và bệnh trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn ăn uống là một vấn đề tâm lý làm thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh theo hướng không lành mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và vóc dáng của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm cũng gặp các triệu chứng của rối loạn ăn uống và ngược lại. Vậy rối loạn ăn uống và trầm cảm có mối liên hệ thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Rối loạn ăn uống và trầm cảm có mối liên hệ như thế nào?

Rối loạn ăn uống và trầm cảm có mối liên hệ như thế nào?

 

Rối loạn ăn uống là gì?

   Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, rối loạn ăn uống (eating disorders) là tình trạng được đặc trưng bởi sự rối loạn nghiêm trọng và dai dẳng trong hành vi ăn uống hoặc có những suy nghĩ và cảm xúc đau buồn liên quan đến việc ăn uống.

   Rối loạn ăn uống thường xảy ra cùng với các rối loạn tâm thần khác, phổ biến nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn sử dụng rượu và chất gây nghiện,...

   Các rối loạn ăn uống phổ biến gồm:

  • Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa): Loại rối loạn ăn uống này được đặc trưng bởi tình trạng tự bỏ đói, không muốn ăn và dẫn đến tình trạng sụt cân. Người bị chán ăn tâm thần thường có cân nặng nhẹ hơn tiêu chuẩn. Những người mắc phải bệnh này thường có nỗi sợ hãi mãnh liệt về tình trạng tăng cân hoặc trở nên béo. Một số bệnh nhân nói rằng họ muốn và đang cố gắng tăng cân. Tuy nhiên, hành vi của họ không nhất quán với mục đích này.
  • Chứng cuồng ăn (bulimia nervosa): Bệnh nhân bị rối loạn ăn uống thể này thường ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn, khiến họ quá no đến mức buồn nôn và khó chịu. Họ mất kiểm soát về việc mình ăn gì hoặc ăn bao nhiêu. Sau đó, sự xấu hổ và bối rối khiến các bệnh nhân này lại cố gắng thực hiện các “hành vi bù đắp” như nhịn ăn, gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc tập thể dục quá mức.
  • Rối loạn ăn uống vô độ (binge eating disorder):  Giống như chứng cuồng ăn, những bệnh nhân bị rối loạn ăn uống vô độ thường có những giai đoạn ăn mất kiểm soát và cảm thấy đau khổ vì điều đó. Tuy nhiên, họ không thực hiện các “hành vi bù đắp” sau đó. Do đó, bệnh nhân thường gặp các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

 

Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và trầm cảm

   Trầm cảm có mối liên hệ với các dạng của rối loạn ăn uống như sau:

Chán ăn tâm thần

   Chán ăn tâm thần là một trong những rối loạn ăn uống phổ biến nhất. Có tới 42% người mắc loại rối loạn ăn uống này cũng bị trầm cảm.

   Hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mối liên hệ chặt chẽ này là cảm giác không hài lòng với cơ thể và có lòng tự trọng thấp.

>>> Xem thêm: Chứng mặc cảm ngoại hình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.

   Ths. BS. Nguyễn Phương Linh - bác sĩ điều trị tại Phòng điều trị Rối loạn cảm xúc và Rối loạn ăn uống Viện Sức khỏe tâm thần đã chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân bị chán ăn, trầm cảm vì bị chê béo. Bệnh nhân 13 tuổi, ăn uống kém, gầy sút cân khoảng 1 năm do có nhận thức sai lệch về trọng lượng và bị trầm cảm.

   Theo mẹ bệnh nhân chia sẻ, bị bạn bè trêu chọc là béo khiến em tự ti đến mức không muốn chơi với các bạn, khao khát giảm cân để không bị trêu chọc. Hiện nay, thể trạng của em  đã rất gầy gò nhưng em vẫn tiếp tục ăn kiêng và tập luyện. Em thường xuyên soi gương và luôn ám ảnh việc mình bị tăng cân trở lại. Nếu không tập thể dục, em luôn có cảm giác đau khổ bồn chồn, bứt rứt và khó chịu trong người.

 

 Chán ăn tâm thần và trầm cảm có thể bắt nguồn từ việc không hài lòng với bản thân.

Chán ăn tâm thần và trầm cảm có thể bắt nguồn từ việc không hài lòng với bản thân.

 

   Không chỉ thay đổi thể chất, tâm lý cậu bé cũng thay đổi. Cậu ít nói chuyện với mọi người, kể cả bố mẹ và bạn bè cùng lớp, không còn thích thú với bóng đá, bơi lội như trước. Gia đình em phải đưa em nhập viện. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của bác  sĩ và gia đình, tình trạng của em đã cải thiện.

   Ngược lại, bản thân bệnh trầm cảm cũng góp phần làm giảm cảm giác thèm ăn hoặc mất hứng thú trong các hoạt động ăn uống. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn ăn uống.

>>> Xem thêm: Người trầm cảm bị chán ăn - Nguyên nhân và cách cải thiện.

 

Chứng cuồng ăn

   Theo nghiên cứu, 70,7% bệnh nhân bị chứng cuồng ăn gặp các rối loạn tâm lý như trầm cảm.

   Khi một người bị trầm cảm, họ có thể tìm đến thực phẩm để điều chỉnh cảm xúc của mình. Sau khi ăn, họ lại cảm thấy lo lắng hoặc tội lỗi về lượng thức ăn mình đã tiêu thụ và chuyển sang các “hành vi bù đắp” hoặc hạn chế lượng calo.

   Nếu người đó đang bị căng thẳng cao độ hoặc trải qua một sự kiện đau thương, chu kỳ này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất các hành vi cuồng ăn của họ.

   Ngược lại, việc ăn uống mất kiểm soát khi bị chứng cuồng ăn khiến người bệnh cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm của họ.

Rối loạn ăn uống vô độ

   Theo nghiên cứu, 46,4% bệnh nhân bị rối loạn ăn uống vô độ bị rối loạn tâm lý như trầm cảm.

   Tình trạng ăn uống vô độ khiến bệnh nhân bị tăng cân quá mức, ảnh hưởng xấu tới ngoại hình và sức khỏe. Những lời đàm tiếu, chê bai của xã hội có thể khiến bệnh nhân tự ti về ngoại hình. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị các bệnh lý mãn tính do rối loạn này như tiểu đường, tim mạch,... cũng rất dễ có những cảm xúc tội lỗi với bản thân, cảm thấy mình vô dụng, kém cỏi,... Nếu tình trạng rối loạn ăn uống không được cải thiện thì những áp lực từ chính bản thân người bệnh và người khác khiến bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

   Bệnh trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống vô độ. Theo một nghiên cứu, bệnh trầm cảm làm giảm khả năng tự kiểm soát và đưa ra quyết định của bệnh nhân, khiến họ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi ăn uống của bản thân. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm cũng có xu hướng ăn uống quá nhiều nhằm giúp bản thân họ thoát khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

 

Cách khắc phục rối loạn ăn uống

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho những người bị rối loạn ăn uống. Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và trao đổi trực tiếp với người bệnh để giúp họ nhìn nhận được những thay đổi bất thường về chế độ ăn uống của bản thân. Từ đó, người bệnh cũng sẽ dần hiểu được và tìm ra các cách kiểm soát tốt suy nghĩ và nhận thức của mình.

   Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

 

Điều trị rối loạn ăn uống bằng tâm lý trị liệu.

Điều trị rối loạn ăn uống bằng tâm lý trị liệu.

 

Điều trị bằng thuốc

   Thuốc không thể chữa trị được căn bệnh rối loạn ăn uống mà chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt thói quen ăn uống của mình. Thuốc chống trầm cảm còn giúp người bệnh giảm bớt những triệu chứng lo lắng, căng thẳng, buồn bã để ổn định tinh thần tốt hơn.

   Một số thuốc được sử dụng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Những thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng lo lắng, căng thẳng, buồn bã của bệnh nhân. Hoặc bệnh nhân cũng có thể lựa chọn 1 giải pháp an toàn hơn đó là dùng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng nồng độ hormon hạnh phúc, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ cho bệnh nhân.
  • Chất kích thích: Để tăng cường năng lượng và sự tập trung. Trong đó, Lisdexamfetamine dimesylate là một chất kích thích được phê duyệt để điều trị rối loạn ăn uống vô độ.

   Nếu người bệnh rối loạn ăn uống ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, cơ thể bị suy nhược quá mức thì các bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để tiến hành theo dõi và điều trị.

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

   Người bệnh cũng cần kết hợp với việc xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh để giúp kiểm soát bệnh tình hiệu quả hơn.

  • Ngủ đủ giấc: Giúp bạn có được tinh thần thoải mái và giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định, hiệu quả hơn.
  • Tập yoga: Giúp bạn thư giãn, tránh áp lực. Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện
  • Xây dựng chế độ ăn uống: Bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống và giờ ăn hợp lý và thực hiện đúng theo những điều đã đặt ra.
  • Ghi nhật ký ăn uống: Bạn nên ghi lại những cảm xúc, hành vi, thói quen ăn uống mỗi ngày của bản thân. Việc này sẽ giúp bạn ý thức được thói quen ăn uống của mình và tìm ra được giải pháp khắc phục chúng.
  • Chia sẻ với người thân: Hãy chia sẻ thoải mái với người thân xung quanh để nhận được lời khuyên hữu ích nếu bạn có những khúc mắc hay vấn đề về cân nặng, vóc dáng.

    Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và trầm cảm. 2 vấn đề tâm lý này có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần, sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh bạn, cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm: Mối liên hệ như thế nào?

Lạm dụng chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu có liên quan chặt chẽ với nhau.

Cảnh báo: Nghiện trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm

Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học Trung Quốc trên 5.281 sinh viên đại học đã chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa trà sữa và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

33 tuổi, tôi đã vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm dễ dàng như thế!

Em Nguyễn Thị Ánh, 33 tuổi, ở số 100, ngõ 121 TDP Trung Kiên, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Thành phần BoniBrain gồm những gì? Công dụng, cách dùng như thế nào?

  Thành phần BoniBrain gồm cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6, L- Tyrosine, L- Phenylalanine, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin B9, Trimethylglycine, Mg, Zn.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi