Nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính có nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một biến chứng nghiêm trọng khác của bệnh tiểu đường thường bị mọi người bỏ qua, chính là các vấn đề tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Vậy phải làm sao để nhận biết và phòng ngừa trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Bệnh nhân tiểu đường  có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 - 3 lần.

Bệnh nhân tiểu đường  có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 - 3 lần.

 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

   Theo CDC Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2 - 3 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bệnh nhân có biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ 25% - 50% người bệnh tiểu đường bị trầm cảm được chẩn đoán và điều trị mặc dù việc điều trị thường rất hiệu quả.

   Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Kháng insulin dẫn đến trầm cảm: Kháng insulin chỉ tình trạng cơ thể không sử dụng insulin đúng cách khiến đường tích tụ trong máu dẫn đến tăng đường huyết. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ cho thấy tình trạng kháng insulin làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Tổn thương các tế bào não: Đường huyết tăng cao liên tục làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây xơ vữa mạch máu não, làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các tế bào não. Các tế bào não bị tổn thương cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
  • Căng thẳng do phải ăn uống kiêng khem quá mức: Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa, do đó bệnh nhân cần phải chú ý rất nhiều tới chế độ ăn uống, kiêng khem rất khắt khe. Nhiều bệnh nhân cảm thấy căng bẳng, gò bó khi phải kiêng nhiều thứ, đặc biệt là những món ăn họ yêu thích.
  • Lo lắng vì bệnh tật kéo dài: Tiểu đường là bệnh mãn tính nên bệnh nhân phải chung sống suốt đời với bệnh. Điều này khiến bệnh nhân tiểu đường thường lo lắng, bất an về bệnh, đặc biệt nếu bệnh tiểu đường của họ kiểm soát không tốt, dẫn đến biến chứng. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường có thể bị ảnh hưởng nhiều khi bị bệnh khiến họ cảm thấy mệt mỏi, buồn bã. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường dễ bị mất ngủ, cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
  • Do quá trình điều trị: Quá trình điều trị tiểu đường khá tốn kém. Điều này có thể làm tăng áp lực kinh tế của bệnh nhân và gia đình, đặc biệt nếu điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn.

Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường

   Căng thẳng mãn tính ở bệnh nhân trầm cảm kích hoạt trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận và hệ thần kinh giao cảm, làm tăng sản xuất cortisol ở vỏ thượng thận và sản xuất adrenalin và noradrenalin ở tủy thượng thận. Lượng cortisol dư thừa làm tăng kháng insulin và glucose dẫn đến các hội chứng chuyển hóa, làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu, trầm cảm làm tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

   Ngoài ra, người bệnh trầm cảm thường có một số lối sống không lành mạnh như rối loạn ăn uống, hạn chế vận động,... cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

 

 Trầm cảm cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Trầm cảm cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.

 

Cách khắc phục bệnh trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường

   Trầm cảm và tiểu đường là hai căn bệnh có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân tiểu đường bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thường được chỉ định điều trị kết hợp giữa việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống để kiểm soát căng thẳng cũng rất quan trọng.

Trị liệu tâm lý

   Trị liệu tâm lý là phương pháp trị liệu được ưu tiên áp dụng trong trường hợp này bởi sự hiệu quả, an toàn và không lo tác dụng phụ. Sau các buổi trị liệu và trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia, bệnh nhân sẽ dần hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, biết được nguyên nhân gây bệnh và từ đó giải tỏa tốt các khúc mắc trong lòng.

   Đồng thời, chuyên gia tâm lý còn hỗ trợ người bệnh nâng cao các kỹ năng cần thiết. Các bệnh nhân sẽ được học cách kiểm soát cảm xúc, cân bằng tâm trạng, đối phó và xử lý tốt trước những tình huống khó khăn, giảm bớt căng thẳng để có thể dễ dàng kiểm soát lượng đường huyết trong máu, nhờ đó ngăn chặn nguy cơ tái phát và khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

 

Điều trị bằng thuốc

   Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine (SNRI) là hai loại thuốc phổ biến nhất được chỉ định để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường.

   Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tăng cân và dẫn đến một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý tăng giảm liều thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống tích cực hơn

   Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp cải thiện trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường thì người bệnh cũng cần phải có lối sinh hoạt phù hợp để kiểm soát hiệu quả cả hai bệnh này. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc tập thể dục thể thao rất cần thiết cho cả bệnh tiểu đường và trầm cảm.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu

  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có lợi cho não bộ. Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, chất béo và tinh bột, thức ăn nhanh, thực phẩm siêu chế biến.
  • Chú ý đến chất lượng giấc ngủ, cần đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Học cách kiểm soát cảm xúc và cân bằng tâm trạng thật tốt. Bạn có thể thực hiện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, chánh niệm,...
  • Chia sẻ và tâm sự nhiều hơn với những người bên cạnh. Việc nói ra được những khúc mắc, nỗi lo lắng trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ lòng hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng sẽ dành cho bạn những lời động viên, lời khuyên bổ ích.
  • Sử dụng BoniBrain để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng,...

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường. Việc nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm ở người bệnh tiểu đường là rất quan trọng, hỗ trợ cho toàn bộ quá trình điều trị. Nếu bạn cần hỗ trợ về bệnh tiểu đường và trầm cảm, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa rối loạn ăn uống và bệnh trầm cảm

Rối loạn ăn uống là một vấn đề tâm lý làm thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh theo hướng không lành mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và vóc dáng của bệnh nhân.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các hoạt động của cơ thể đều được chi phối bởi hệ thần kinh. Nếu hệ này rối loạn, các cơ quan, bộ phận của con người cũng bị ảnh hưởng theo.

Tìm hiểu về thuốc chống trầm cảm Paroxetine

Paroxetine thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,... Vậy Paroxetine là thuốc gì?

Mất bao lâu để vượt qua bệnh trầm cảm?

Điều trị bệnh trầm cảm là một quá trình gian nan. Không có một con số cụ thể cho thời gian cần thiết để một người vượt qua căn bệnh này…

Mối liên hệ giữa trầm cảm và rối loạn tình dục

Sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh lý là hai khía cạnh có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, hai vấn đề này lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi