Khủng hoảng tâm lý sau tốt nghiệp ở sinh viên

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau tốt nghiệp đại học, nhiều sinh viên khó tránh khỏi những khủng hoảng trong việc thích nghi với cuộc sống mới. Những áp lực này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đa phần ai cũng sẽ gặp phải. Vậy khủng hoảng sau tốt nghiệp là gì, do nguyên nhân nào gây ra và làm sao để thoát khỏi chúng? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý sau tốt nghiệp?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý sau tốt nghiệp?

 

Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý sau tốt nghiệp Đại học?

Nỗi sợ hãi tương lai.

   Từ nhỏ đến lớn, chúng ta được đi trên một lộ trình có sẵn: Học hết tiểu học sẽ học lên trung học cơ sở, trung học phổ thông và cuối cùng là đại học. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học thì lại khác. Không có một lộ trình nào được trải sẵn sau khi bạn tốt nghiệp đại học. Cuộc sống của bạn sẽ do chính bạn điều khiến và không phải bị ràng buộc bởi bất kỳ điều gì nữa. Điều này khiến không ít những bạn trẻ cảm thấy hoang mang và tự đặt câu hỏi rằng “Cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu?”.

   Đây là một hiện tượng phổ biến nhất mà gần như bất cứ ai sau khi tốt nghiệp đại học cũng đều phải trải qua. Sự hoang mang này sẽ càng tăng cao nếu bạn thấy những bạn vừa năm 3 đã sửa CV,  nộp đơn xin việc, những bạn vừa ra trường đã có ngay một công việc mơ ước ở những công ty lớn.  Hậu quả là bạn sẽ càng ngày càng cảm thấy tự ti, thu mình lại thay vì tiếp tục phát triển như bạn đã từng kỳ vọng.

Khó khăn trong tìm kiếm việc làm

   Một nguyên nhân lớn khiến nhiều sinh viên cảm thấy hoang mang, khủng hoảng hậu tốt nghiệp chính là việc khó tìm được việc làm ưng ý. Một số bạn ngay từ khi đi học đã có sự chuẩn bị nên khi ra trường đã tìm được công việc với mức lương rất tốt. Tuy nhiên, phần đông tân cử nhân sẽ phải  chật vật ở trong thị trường việc làm trong một khoảng thời gian khá dài.

   Điều này sẽ đem đến cho họ cảm giác thất vọng tràn trề. Những mơ ước màu hồng về một công việc ổn định và mức lương cao khi đang đi học sẽ bị thay thế bằng việc bạn phải bắt đầu công việc với một mức lương thấp, thậm chí không đúng chuyên ngành do thiếu thốn kinh nghiệm.

 

Không tìm được việc làm là nguyên nhân thường gặp dẫn đến khủng hoảng sau tốt nghiệp.

Không tìm được việc làm là nguyên nhân thường gặp dẫn đến khủng hoảng sau tốt nghiệp.

 

Phải thích ứng với thị trường lao động.

   Môi trường lao động sẽ rất khác biệt với môi trường học tập của chúng ta trước đây. Tuy rằng khi đi học, chúng ta đã được làm quen với các khái niệm như nhiệm vụ (task), hạn chót (deadline), KPI (Chỉ số đo lường hiệu quả công việc) nhưng trong môi trường làm việc thì những khái niệm này sẽ có những khác biệt vô cùng to lớn, thậm chí khiến bạn choáng ngợp nếu chưa chuẩn bị kỹ.

   Môi trường làm việc sẽ là một chiến trường thực tế, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, tạo ra được giá trị cho doanh nghiệp, chúng ta không thể dễ dàng cho phép bản thân gục ngã và có rất ít cơ hội “làm lại” để tốt hơn cho cùng một dự án như việc “thi lại”. Những người đi làm sẽ không được thoải mái về thời gian như khi còn là sinh viên, một người lao động trưởng thành với một công việc full time sẽ phải làm việc theo quy định 8 tiếng/ ngày.

   Quá trình chuyển đổi từ việc đang là một sinh viên sang thành một người lao động trưởng thành có thể khiến cho nhiều bạn cảm thấy khó thích nghi, thậm chí là kiệt sức trong công việc.

Các mối lo về tài chính.

   Khi còn là sinh viên, bạn sẽ không cần quá bận tâm đến những vấn đề tài chính, mà hầu hết sẽ nhận được sự trợ cấp của gia đình hàng tháng. Tuy nhiên, tốt nghiệp ra trường đồng nghĩa với những khoản trợ cấp ấy sẽ không còn nữa, bạn phải tự kiếm công việc phục vụ cuộc sống cá nhân của mình.

   Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có đủ may mắn và năng lực để ngay lập tức có một nguồn thu nhập tốt trang trải cho cuộc sống. Đa phần, các bạn sẽ bắt đầu với công việc với một mức lương khá "bèo". Điều này khiến các bạn sinh viên phải đối mặt với những áp lực kinh tế không hề nhỏ.

>>> Xem thêm: Bạn có đang gặp phải khủng hoảng tài chính cá nhân?

Áp lực đồng trang lứa

   Một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sau tốt nghiệp đại học là áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure). Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thông tin những người bạn mới ra trường nhưng đã có được công việc lương 8 chữ số, làm ở một công ty đa quốc gia,...

  Áp lực từ đồng trang lứa có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân, khám phá sở thích mới và giúp bạn tiến bộ hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể mang tính tiêu cực theo chiều hướng khiến bạn ngày càng cảm thấy tự ti và nhỏ bé trước những câu chuyện của những người tài giỏi xung quanh mình. Nếu sự tiêu cực này ngày càng tăng cao, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và mất toàn bộ động lực, phương hướng của cuộc sống.

 

Tự ti vì áp lực đồng trang lứa.

Tự ti vì áp lực đồng trang lứa.

 

Cách đối phó với những khủng hoảng sau tốt nghiệp đại học.

   Vậy làm sao để khắc phục hay đối phó với những khủng hoảng sau tốt nghiệp đại học?

Nhớ rằng bạn không cô đơn.

   Hầu hết các sinh viên đều có một thời gian khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp và thích nghi với môi trường làm việc sau khi ra trường. Do đó, nếu bạn vẫn chưa tìm kiếm được một công việc phù hợp sau khi ra trường thì cũng không cần quá áp lực, căng thẳng. Bạn hãy cứ tự nhủ với bản thân rằng đây không phải là vấn đề của riêng bạn, hãy cứ kiên nhẫn tìm kiếm. Trong lúc này, bạn có thể học thêm các kỹ năng mới cần thiết cho công việc, làm các công việc part - time liên quan đến ngành nghề của mình để tìm kiếm được công việc ưng ý sau này.

 Không so sánh bản thân với người khác.

   Mỗi người có một cuộc sống và hành trình riêng biệt. Do đó, bạn không cần phải nhìn vào con đường của người khác và cảm thấy áp lực. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào bản thân và chính con người mình, so sánh với chính mình của ngày hôm qua và đánh giá sự tiến bộ tốt hơn mỗi ngày.

>>> Xem thêm: 5 điều nên làm thay vì so sánh bản thân với người khác

Chăm sóc sức khỏe bản thân.

   Những khủng hoảng sau tốt nghiệp dù xảy đến trong khoảng thời gian ngắn hay dài cũng đều để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và chán nản, dễ bị mất sức và không có hứng thú làm việc. Bạn hãy giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh để chăm sóc sức khỏe cho bản thân, cải thiện chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, tập thể dục thể thao thường xuyên và vận động nhiều hơn. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm xúc của bản thân, giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực.

 

Tập thể dục giúp giải tỏa tâm trạng và các suy nghĩ tiêu cực.

Tập thể dục giúp giải tỏa tâm trạng và các suy nghĩ tiêu cực.

 

 Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia.

   Nếu những cảm xúc tiêu cực của bạn cứ kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, bạn hãy tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp của các chuyên gia tâm lý. Bạn sẽ được hướng dẫn cách thay đổi các tư duy sai lệch, học cách đối phó với căng thẳng, áp lực, khủng hoảng hiệu quả.

    Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sau tốt nghiệp và cách vượt qua. Hy vọng các biện pháp trong bài sẽ giúp bạn vượt qua những khủng hoảng này. Nếu muốn tư vấn, tâm sự, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi