Mục lục [Ẩn]
Chúng ta đều biết rằng, đến một lúc nào đó, những đứa con của mình sẽ “đủ lông đủ cánh” để tự lo cho bản thân. Lúc này, những “con chim non” đã trưởng thành và cất cánh rời khỏi tổ ấm, rời xa cha mẹ.
Dù biết trước điều này, nhưng nhiều bậc cha mẹ cũng không khỏi cảm thấy hụt hẫng, trống vắng. Đây được gọi là hội chứng “tổ rỗng”. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!
Tìm hiểu về hội chứng “tổ rỗng” ở cha mẹ khi phải rời xa con cái
Hội chứng “tổ rỗng” là gì?
Trong thế giới tự nhiên, phần lớn các loài động vật khi đã trưởng thành sẽ phải rời xa cha mẹ, và tự sinh tồn. Hiện tượng này cũng xảy ra ở con người. Tuy nhiên, tình cảm và sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái ở loài người thì sâu sắc hơn rất nhiều so với các loài động vật.
Do đó, khi con cái trưởng thành, và rời xa khỏi tổ ấm, không ít bậc cha mẹ sẽ cảm thấy trống trải, hụt hẫng. Những sự thay đổi về mặt cảm xúc này được gọi là hội chứng “tổ rỗng” (Empty nest syndrome).
Hội chứng “tổ rỗng” xảy ra khi cha mẹ phải rời xa con cái
Biểu hiện của hội chứng “tổ rỗng”
Những triệu chứng của hội chứng “tổ rỗng” có thể tóm lại trong cụm từ “sự mất mát”. Tuy nhiên, mỗi người cha, người mẹ sẽ có một cảm nhận khác nhau về sự “mất mát này” khi con cái của họ rời xa khỏi gia đình và có cuộc sống riêng. Các cảm xúc này có thể kể đến như:
- Cảm thấy cô đơn: Đây là điều mà phần đông các bậc cha mẹ sẽ cảm nhận thấy đầu tiên khi con cái không còn ở cạnh mình sau nhiều năm gắn bó. Căn nhà bỗng trở nên yên tĩnh, không còn tiếng nói chuyện, vui đùa cùng nhau,... Sự cô đơn còn lớn hơn khi họ đã mất đi người bạn đời, hay phải nuôi con một mình.
- Cảm thấy mất mục đích: Nhiều người coi việc chăm sóc con cái của họ là niềm vui, và thấy hạnh phúc vì điều đó. Một số người lại tìm thấy giá trị của mình trong việc này. Vì vậy, khi không có con bên cạnh, họ dường như mất đi mục đích, không còn biết phải làm gì trong căn nhà trống trải.
- Cảm giác lo lắng, bất an: Bảo vệ con cái là “bản năng cố hữu” của bất kỳ sinh vật nào, trong đó có con người. Chính vì vậy, khi con cái rời xa vòng tay, nhiều cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng, bất an. Bởi lẽ, từ nay trở đi, chúng sẽ phải “bay trên đôi cánh”, đứng trên đôi chân của chính mình, phải tự đương đầu với khó khăn, thử thách của cuộc sống.
- Rối loạn lo âu, trầm cảm: Có người sẽ làm quen được việc phải sống mà không có con cái bên cạnh, thì cũng có người không chịu nổi sự cô đơn. Mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực sẽ dần dẫn đến chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Trên thực tế, đây cũng chính là một nguyên nhân gây khủng hoảng tuổi trung niên.
Cha mẹ có thể cảm thấy mất mục đích sống khi không còn được chăm sóc con cái
Hội chứng “tổ rỗng” kéo dài bao lâu?
Một số khảo sát cho thấy, 3 tháng là khoảng thời gian trung bình để cha mẹ làm quen với một ngôi nhà trống trải, không có sự hiện diện của con cái. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một trải nghiệm khác nhau về hội chứng “tổ rỗng”.
Có người chỉ cảm thấy hụt hẫng trong vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, có người lại gặp phải những rắc rối trong vài tháng, cho đến cả năm trời. Có người mắc kẹt trong sự chán nản, buồn bã, sự cô đơn, tủi thân, trống rỗng,... và dẫn đến trầm cảm, như đã nhắc đến ở trên. Thậm chí, có người còn trải nghiệm hội chứng “tổ rỗng” từ trước khi con mình thực sự chuyển ra ngoài.
Các giai đoạn của hội chứng “tổ rỗng”
Theo cuốn sách nổi tiếng “Beyond the Mommy Years” của Tiến sĩ tâm lý học Carin Rubenstein, hội chứng “tổ rỗng” được chia thành 3 giai đoạn gồm:
Đau buồn
Khi lần đầu tiên trải nghiệm việc con cái rời khỏi nhà, đau buồn và mất mát là điều đầu tiên mà cha mẹ cảm nhận được. Lúc này, tâm lý của họ thường không ổn định, dễ bị xúc động. Họ có thể ít tham gia các hoạt động bình thường, ở một mình nhiều hơn.
Hồi phục
Sau một vài tháng, nếu có thể vượt qua được sự đau buồn, bạn có thể cảm thấy tự do hơn. Thay vì phải chăm sóc con cái, làm việc nhà không ngừng nghỉ, thì bạn có thời gian để chăm sóc bản thân và làm những việc yêu thích. Vẫn sẽ có lúc cảm xúc không ổn định, nhưng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Tận hưởng niềm vui
Trong giai đoạn này, bạn đã hoàn toàn thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực của hội chứng “tổ rỗng”. Bạn có thể tận hưởng niềm vui, sự tự do, thoải mái của cuộc sống mới.
Đau buồn là giai đoạn cha mẹ nào cũng sẽ trải qua khi con cái họ rời khỏi nhà
Những kiểu cha mẹ dễ bị tổn thương do hội chứng “tổ rỗng”
Như đã nhắc đến, hội chứng “tổ rỗng” ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau. Theo đó, những kiểu cha mẹ dễ bị tổn thương do hội chứng này là:
- Người có xu hướng bảo vệ con cái quá mức, luôn chú ý, can thiệp vào các vấn đề mà con cái của họ gặp phải.
- Người ở nhà nội trợ, dành toàn bộ thời gian vào việc chăm sóc con cái, gia đình.
- Cha mẹ đơn thân, phải nuôi con một mình.
- Người từng trải qua việc ly hôn trong quá khứ.
Cách thoát khỏi hội chứng “tổ rỗng”
Đối diện với sự thay đổi khi con cái rời khỏi nhà sau nhiều năm gắn bó là điều không hề dễ dàng với bất kỳ cha mẹ nào. Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng, đây là một quy luật tất yếu của tự nhiên, là sự khởi đầu một chu kỳ sống mới.
Để đối phó với những ảnh hưởng từ hội chứng “tổ rỗng”, bạn có thể thực hiện một số điều sau đây:
- Duy trì kết nối, dành thời gian để trò chuyện, đi chơi cùng với những người bạn bè cũ, họ hàng, hàng xóm,... để giảm bớt sự cô đơn.
- Dành thời gian để chăm sóc, thực hiện các sở thích của bản thân.
- Tận hưởng cuộc sống mới với người bạn đời.
- Đặt mục tiêu cho giai đoạn mới của cuộc sống.
- Suy nghĩ lạc quan, tập trung vào những điều tích cực.
- Giữ liên lạc với con cái thường xuyên.
- Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý.
Song song với đó, bạn cũng nên dùng các sản phẩm thảo dược như BoniBrain để giúp giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản, mất hứng thú,... Sản phẩm giúp tăng tiết Serotonin và Dopamin, từ giúp tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc hơn, giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm.
Bạn hãy tận hưởng cuộc sống cùng với người bạn đời
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hội chứng “tổ rỗng” ở cha mẹ khi phải rời xa con cái. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập