Tiếp xúc với nhiều tin tức tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Việc cập nhật tin tức thường xuyên giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra xung quanh mình. Tuy nhiên, bạn có biết, các phương tiện truyền thông hàng ngày có thể tác động rất nhiều đến suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các tin tức tiêu cực gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sức khỏe tinh thần của con người. 

 

Liên tục đọc các tin tức tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe tin thần như thế nào?

Liên tục đọc các tin tức tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe tin thần như thế nào?

 

Nghiên cứu cho thấy tin tức tiêu cực gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần

   Theo một nghiên cứu trên tạp chí Health Communications trên 1.100 người cho thấy việc theo dõi các tin tức chứa những thông tin nghiêm trọng có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và sức khỏe thể chất ngày càng tồi tệ, cụ thể:

  • 73% cho biết rằng họ gặp “khá nhiều” hoặc “rất nhiều” vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • 61% cho biết sức khỏe thể chất của họ bị ảnh hưởng.
  • 16,5% cho biết họ ít tập trung hơn vào việc học tập, công việc và gia đình, đồng thời nó còn góp phần gây rối loạn mất ngủ.

   Cụ thể hơn, một số liệu thống kê của Mỹ liên quan đến các sự kiện tiêu cực đang diễn ra gần đây đã cho thấy chúng gây ảnh hưởng cho người Mỹ trưởng thành như thế nào:

  • 75% người được khảo sát cho biết bạo lực và tội phạm là yếu tố gây căng thẳng lớn đến họ.
  • 73% người được khảo sát nói rằng các vụ xả súng hàng loạt là yếu tố gây căng thẳng lớn đến họ.
  • 76% người được khảo sát cho rằng tương lai đất nước là yếu tố khiến họ cảm thấy căng thẳng.
  • 83% người được khảo sát cho thấy lạm phát đang là yếu tố gây căng thẳng lớn của họ.

   Đây là các chủ đề mà người Mỹ có thể gặp đi gặp lại trên tin tức trong thời gian diễn ra khảo sát.

   Nghiên cứu cho thấy mọi người thường bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực nhiều hơn khi những tin tức này có liên quan đến họ.

   Ví dụ: Một người hay đi xe khách giường nằm để về quê sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về các vụ tai nạn khi đi xe giường nằm xuyên đêm gần đây.

 

Con người thường ưu ái các tin tức tiêu cực hơn các tin tức tích cực

   Trên thực tế, nỗi sợ hãi và lo lắng về những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta không chỉ mới xảy ra ở thế kỷ 21, sự khác biệt lớn nhất hiện nay là việc chúng ta có khả năng thường xuyên tiếp cận thông tin nhờ vào các phương tiện truyền thông hiện đại. Điều này cho phép chúng ta có thể nhanh chóng chứng thực nỗi sợ hãi của mình bằng cách tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm hay mở các ứng dụng mạng xã hội. Và trên thực tế, lượng tương tác của các nội dung tiêu cực trên mạng xã hội lại cao gấp đôi các nội dung tích cực. Đây là ảnh hưởng của thiên kiến tiêu cực - Negativity bias.

   Thiên kiến tiêu cực được cho là một chức năng tiến hoá thích nghi. Từ thời xa xưa, bản năng con người phải luôn chú ý đến nguy hiểm để tồn tại. Vậy nên từ góc độ tiến hoá, xu hướng nhìn vào mặt tiêu cực là cách não bộ giúp chúng ta an toàn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chúng ta có xu hướng để ý đến các tin tức tiêu cực hơn các tin tức tích cực.

   Nắm bắt được tâm lý này, nhiều kênh thông tin và truyền thông cố tình đăng tải những tin tức tiêu cực và đặt tiêu đề “giật gân” để thu hút nhiều độc giả hơn. Trên các mạng xã hội quen thuộc hiện nay, thậm chí nhiều người còn tạo ra những câu chuyện tiêu cực giả để thu hút tương tác của người xem. Và điều này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta.

 

Tại sao những tin tức tiêu cực lại ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta?

Tác động lên hệ thần kinh giao cảm

   Việc đọc tin tức có thể kích hoạt đến hệ thần kinh giao cảm - đây là nơi kích hoạt các phản ứng căng thẳng, khiến cơ thể bạn giải phóng các hormon gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Việc liên tục đọc các tin tức xấu sẽ khiến các hormon gây căng thẳng này được tiết ra thường xuyên hơn. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Chúng ta sẽ thường cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, thậm chí là trầm cảm và rối loạn lo âu.

Khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, bất an

   Tin tức tiêu cực có khả năng khiến cho bạn càng trở nên lo lắng, bất an trước các tình huống thường ngày. Các tin tức xấu cứ liên tiếp nhau kéo đến khiến bạn cảm thấy sợ hãi những thứ mà trước kia bản thân mình chưa từng sợ hoặc càng trở nên lo lắng hơn trước những điều mà bạn sợ hãi trước đây. Điều này cũng khiến cho chúng ta có xu hướng nghĩ rằng mọi thứ diễn ra theo chiều hướng tiêu cực của nó.

   Ví dụ:

  • Trước kia chúng ta vẫn đi xe khách vô tư, thoải mái mà không lo lắng gì. Tuy nhiên, sau khi xem quá nhiều những tin tức về các vụ tai nạn khi đi xe khách thì bây giờ, mỗi lần lên xe khách bạn lại cảm thấy lo lắng, bất an. Cảm giác này có thể kéo dài.
  • Mặc dù bạn chưa hề có người yêu nhưng việc xem nhiều các câu chuyện về việc phản bội, lừa đảo, tan vỡ trong tình yêu cũng khiến bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và mất tin tưởng vào tình yêu.

   Các tin tức tiêu cực xảy ra một cách dồn dập cũng khiến bạn cảm thấy rằng xung quanh mình thật nguy hiểm, có nhiều điều xấu xảy ra hơn là điều tốt. Nó khiến bạn cảm thấy vô cùng bất lực và mất kiểm soát trước những gì đang diễn ra, lâu dài có thể dẫn đến rối loạn lo âu.

Gây sang chấn thứ cấp

  Khi nghe hoặc đọc về những tin tức tiêu cực trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, nhiều người sẽ cảm thấy có một sự đồng cảm mạnh mẽ như thể nó xảy ra với người quen hoặc với chính mình. Đây được gọi là tình trạng “chấn thương gián tiếp” hay “chấn thương thứ cấp”, trong đó, chúng ta có cảm xúc sợ hãi, đau buồn và giận dữ khi xem những tin tức như đại dịch, xả súng, lạm phát, thiên tai, xung đột, giao tranh xảy ra trên thế giới. 

 

Tin tức tiêu cực có thể khiến người đọc bị cuốn theo và bị chấn thương gián tiếp.

Tin tức tiêu cực có thể khiến người đọc bị cuốn theo và bị chấn thương gián tiếp.

 

   Đặc biệt, những người có tiền sử bị sang chấn trước đây (có thể do tai nạn, bạo lực,...) khi xem lại những tin tức liên quan có thể gợi lại những ký ức và phản ứng về sự kiện gây sang chấn của chính họ, thậm chí dẫn đến rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

“Nghiện” tin tức tiêu cực

   Mặc dù hiện tại chưa có một rối loạn tâm thần chính thức nào về việc nghiện xem các tin tức tiêu cực. Tuy nhiên, việc bạn liên tục muốn xem các tin tức tiêu cực mặc dù nó có hại cho bạn có những đặc điểm tương đồng với chứng nghiện hành vi (là sự ép buộc hoặc thôi thúc thực hiện một hoạt động cụ thể – bất chấp những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra khi làm như vậy).

   Theo các chuyên gia tâm lý, việc xem tin tức có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não tương tự như ảnh hưởng của các chứng nghiện. Do đó, một người xem quá nhiều tin tức tiêu cực cũng giống như một người mắc rối loạn sử dụng chất kích thích hoặc nghiện cờ bạc. Điều này có nghĩa là họ sẽ tiếp tục các hành vi đó, ngay cả khi nó cản trở các mối quan hệ, công việc và hạnh phúc của họ.

 

Làm sao để ngăn chặn ảnh hưởng của các tin tức tiêu cực đến sức khỏe của bạn?

Hạn chế tiếp xúc

   Để ngăn chặn ảnh hưởng của các tin tức tiêu cực thì việc hạn chế tiếp xúc với chúng là biện pháp hữu hiệu nhất. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, cách ly hoàn toàn với các phương tiện thông tin đại chúng là một điều vô cùng khó khăn, dưới đây là một số mẹo để bạn hạn chế tiếp xúc với chúng:

  • Chọn xem hoặc đọc tin tức trong một khoảng thời gian giới hạn mỗi ngày hoặc mỗi tuần.
  • Tránh kiểm tra các tin tức cập nhật trên điện thoại của mình suốt cả ngày.
  • Đặt giới hạn số tin tức sẽ xem trong vòng 1 ngày.
  • Nếu bạn sử dụng ứng dụng tin tức, hãy tắt thông báo của ứng dụng đó .

Chọn lọc nguồn thông tin

   Ngày nay có nhiều thông tin sai lệch và giật gân nên điều đặc biệt quan trọng là phải chọn lọc nguồn tin và các nền tảng truyền thông chính thống, đáng tin cậy.

   Trong lúc lướt mạng xã hội, bạn hãy đánh dấu những bài báo hay video mang tính tích cực và có nội dung không quá nặng nề. Nếu bạn thấy mình đang có khuynh hướng đọc các tin tức tiêu cực, hãy mở những bài báo hay video này xem một lát để tâm trạng tốt hơn, rồi dừng lại và đi ngủ.

Nắm được các dấu hiệu để ngừng lại

   Để hạn chế ảnh hưởng khi tiếp xúc với các tin tức tiêu cực, bạn hãy nhận biết các dấu hiệu của căng thẳng cấp tính, ví dụ như nhịp tim tăng lên, cơ bắp căng thẳng,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bạn hãy ngay lập tức ngừng việc xem các tin tức.

Sử dụng các cơ chế ứng phó với căng thẳng

   Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc bị kích động khi xem tin tức, bạn hãy áp dụng các cơ chế ứng phó với căng thẳng như thở sâu, thiền, yoga,... Những phương pháp này sẽ giúp bạn kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, đồng thời giúp tắt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể.

 

 Thiền sau khi thấy bản thân mình đang căng thẳng sau khi xem tin tức tiêu cực.

Thiền sau khi thấy bản thân mình đang căng thẳng sau khi xem tin tức tiêu cực.

 

Làm những điều lành mạnh sau khi xem tin tức

   Để giúp giảm cảm giác sợ hãi, lo lắng thường đi kèm với những tin tức tiêu cực, bạn nên chọn làm điều gì đó tích cực hoặc lành mạnh ngay sau đó, chẳng hạn như đi dạo, gọi điện cho bạn bè hoặc làm việc theo sở thích.

   Việc liên tục xem các tin tức tiêu cực gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần, thể chất và cuộc sống của chúng ta. Để hạn chế ảnh hưởng này, bạn nên chọn lọc các nguồn thông tin chính thống để xem, kiểm soát thời gian xem tin tức và áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: mạng xã hội

Bài viết liên quan

Trầm cảm do mạng xã hội: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Mạng xã hội là nơi chúng ta cập nhật tin tức, thể hiện cá tính của bản thân hoặc liên lạc với nhau. Thế nhưng, nó cũng là con dao hai lưỡi, có thể khiến chúng ta buồn bã, thất vọng, tăng nguy cơ trầm cảm

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

4 dấu hiệu cho thấy bạn cần tránh xa mạng xã hội

Mạng xã hội là một “con dao hai lưỡi”. Nếu bạn đang có 4 biểu hiện dưới đây thì bạn cần phải tránh xa mạng xã hội…

Trẻ mắc bệnh tâm thần vì lạm dụng mạng xã hội

Mới đây, đã có trường hợp một bệnh nhân 14 tuổi phải nhập viện điều trị chứng trầm cảm, nguyên nhân do lạm dụng mạng xã hội, thường xuyên truy cập các nội dung tiêu cực.

Vì sao mạng xã hội có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm?

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm do sử dụng mạng xã hội đến từ việc tiếp xúc với thông tin tiêu cực, tăng cảm giác cô đơn và…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi