Tìm hiểu về Hội chứng sợ đám đông Enochlophobia

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu đứng trước đám đông hoặc nghĩ tới việc xuất hiện trước nhiều người mà có những biểu hiện như run rẩy, tim đập nhanh, nghẹt thở, đổ mồ hôi,... thì rất có thể bạn đang mắc một dạng rối loạn lo âu khá phổ biến - Hội chứng sợ đám đông Enochlophobia. Vậy hội chứng sợ đám đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng này là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

 Hội chứng sợ đám đông là gì?

Hội chứng sợ đám đông là gì?

 

Hội chứng sợ đám đông là gì?

   Hội chứng sợ đám đông (Enochlophobia) là tình trạng một ai đó sợ hãi quá mức, dai dẳng và kéo dài khi phải đối diện với tình huống có sự xuất hiện của nhiều người. Đây thực chất là một dạng của rối loạn lo âu, cụ thể là rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu.

   Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, không phải tất cả những ai cảm thấy khó chịu trong đám đông đều mắc hội chứng sợ đám đông. Người mắc hội chứng này luôn có những ám ảnh và sợ hãi một cách phi lý với những tình huống có sự xuất hiện của đám đông. Bản thân họ cũng biết được sự sợ hãi là vô lý và không cần thiết nhưng lại không thể kiểm soát được.

   Nỗi sợ quá mức này khiến bệnh nhân có xu hướng né tránh những tình huống có đám đông hoặc có thể có đám đông. Điều này khiến họ gặp không ít khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt, hạn chế cơ hội nghề nghiệp và kết nối các mối quan hệ xã hội.

 

Triệu chứng của hội chứng sợ đám đông

   Hội chứng sợ đám đông rất giống với triệu chứng của các rối loạn lo âu khác. Nó được phân chia thành 3 nhóm là triệu chứng trên thể chất - nhận thức - hành vi như sau:

Triệu chứng trên thể chất

   Khi phải đối diện với các tình huống gây sợ hãi, người bệnh thường có các triệu chứng thể chất sau:

  • Giãn đồng tử.
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tim đập nhanh, vã mồ hôi, hụt hơi, ngạt thở.
  • Căng cơ, tay chân run rẩy.

Triệu chứng trên nhận thức

  • Sương mù não: Khi phải ra nơi đông người, họ thấy đầu óc trống rỗng, thiếu minh mẫn, không thể tập trung suy nghĩ.
  • Có những suy nghĩ tiêu cực: Do không thể kiểm soát được sự sợ hãi nên người bệnh luôn lo lắng, muộn phiền, tuyệt vọng và tức giận. Những cảm xúc này kéo dài sẽ khiến họ hình thành các suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
  • Họ luôn lo sợ bị mắc kẹt ở những không gian công cộng như thang máy, xe buýt, tàu,..
  • Do nỗi sợ quá lớn nên họ luôn có cảm giác bất lực và phụ thuộc vào người khác.
  • Luôn sợ hãi và ám ảnh khi nghĩ đến chuyện phải ra những nơi đông người mặc dù thực tế không có tình huống bất thường gì xảy ra cả.
  • Nếu gặp một sự cố nhỏ ở nơi đông người thì họ sẽ vô cùng lo lắng, sợ hãi và phóng đại mức độ của sự cố.

Triệu chứng trên hành vi

   Một số triệu chứng trên hành vi thường gặp là:

  • Luôn né tránh các tình huống có sự tụ tập của nhiều người như siêu thị, các phương tiện công cộng,...
  • Nỗi sợ hãi quá mức khi đối diện với đám đông khiến họ có xu hướng bám chặt vào ai đó và cố gắng thoát ra càng sớm càng tốt.
  • Một số người thậm chí không dám ra khỏi nhà. Do vậy, họ hoàn toàn không thể học tập và làm việc như bình thường. Họ sẽ chọn cách học vào ban đêm hoặc làm công việc ca đêm để né tránh tình huống đông người.

 

Bệnh nhân không dám ra khỏi nhà.

Bệnh nhân không dám ra khỏi nhà.

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ đám đông

   Hội chứng sợ đám đông được cho là xuất phát từ sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Đó là:

Biến chứng của rối loạn hoảng sợ

   Những người bị rối loạn hoảng sợ có nguy cơ cao gặp hội chứng này. Các cơn lo âu cấp tính có thể bùng phát ở những nơi công cộng như bến xe, siêu thị,... khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và mất kiểm soát. Nếu tình huống này thường xuyên xảy ra thì bệnh nhân sẽ hình thành tâm lý sợ nơi đông người.

Sang chấn tâm lý liên quan đến đám đông

   Một người có thể hình thành nỗi sợ đám đông nếu đã từng trải qua các tình huống gây sang chấn tâm lý trong đám đông, ví dụ:

  • Bị mắc kẹt trong không gian đông người.
  • Chấn thương trong các vụ ẩu đả.
  • Bị lạc trong đám đông khi còn nhỏ.
  • Thấy người khác bị chấn thương hoặc mắc kẹt trong đám đông mà không thể thoát ra được.

   Khi gặp những tình huống này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi và cho rằng các sự kiện tương tự có khả năng sẽ xảy ra lần nữa. Và thế là, để đảm bảo an toàn cho bản thân, họ có xu hướng né tránh các tình huống đông người.

Do môi trường sống, cách giáo dục từ gia đình

   Môi trường sống và cách giáo dục từ gia đình ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của một người. Một số tình huống có thể hình thành hội chứng sợ đám đông là:

  • Những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức, ít khi được tiếp xúc với người khác.
  • Những đứa trẻ bị tách rời khỏi gia đình từ nhỏ, dễ hình thành tâm lý tự ti.
  • Những người bị đám đông tẩy chay, cô lập khi còn nhỏ.

   Những sự kiện này góp phần rất lớn vào quá trình hình thành nhân cách và tâm lý của trẻ.

 

Những người bị tẩy chay, cô lập từ nhỏ có nguy cơ mắc hội chứng sợ đám đông

Những người bị tẩy chay, cô lập từ nhỏ có nguy cơ mắc hội chứng sợ đám đông

 

Di truyền

   Di truyền cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành của hội chứng sợ đám đông. Các nghiên cứu cho thấy, gen quy định cấu trúc và chức năng của não bộ – bao gồm cả hồi hải mã. Trong não bộ của chúng ta, vùng hải mã là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát  trạng thái hoảng loạn và sợ hãi. Ở những người bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu (trong đó có hội chứng sợ đám đông) thì vùng hồi hải mã thường có một số vấn đề bất thường.

   Do đó, nếu một người có người thân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ thì nguy cơ bị hội chứng sợ đám đông của người đó cũng cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ

   Ngoài các nguyên nhân trên thì dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng sợ đám đông:

  • Người bệnh có sẵn các chứng ám ảnh sợ khác như sợ độ cao,... hoặc bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội,…
  • Là phụ nữ (do nữ giới thường nhạy cảm hơn với sự sợ hãi và dễ bị tổn thương sau các sang chấn tâm lý).
  • Lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,...và chất gây nghiện.
  • Người có tính cách tự ti, nhút nhát, rụt rè, hay căng thẳng, lo âu và thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội.

 

Cách khắc phục hội chứng sợ đám đông

Có 2 phương pháp thường được sử dụng để điều trị hội chứng sợ đám đông, là:

Điều trị bằng thuốc

Với những bệnh nhân mà nỗi sợ đám đông đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảm xúc và cuộc sống, các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc thường dùng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thường sử dụng các thuốc nhóm  ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như Fluoxetine và Paroxetine.
  • Thuốc an thần: Được sử dụng để giảm tình trạng hoảng loạn và sợ hãi quá mức của bệnh nhân.

   Đây là những thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng và thay đổi liều.

Các liệu pháp tâm lý

  Khác với việc điều trị bằng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh nhân, các liệu pháp điều trị tâm lý tác động trực tiếp đến tâm lý của người bệnh.

   Liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là liệu pháp nhận thức - hành vi CBT. Phương pháp này giúp bệnh nhân thay đổi những suy nghĩ sai lệch thành các suy nghĩ tích cực hơn, nhờ đó dần dần giảm đi nỗi sợ của bệnh nhân về đám đông.

   Điều trị bằng liệu pháp tâm lý thường được kết hợp với điều trị bằng thuốc.

  Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và khoáng chất giúp làm tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin dopamin, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi của hội chứng sợ đám đông.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục hội chứng sợ đám đông. Hội chứng này gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Nỗi sợ bị chỉ trích: Nguyên nhân và cách vượt qua

Nếu bạn không kiểm soát được nỗi sợ chỉ trích, nó sẽ giảm làm khả năng sáng tạo của bạn, khiến bạn tự ti, lòng tự trọng thấp. 

Bí quyết tăng cường sức khỏe tinh thần của đất nước hạnh phúc nhất thế giới

Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng nhất đối với con người. Thể lực của người có tinh thần tốt thường khỏe hơn, sống thọ hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng duy trì được trạng thái tâm lý đó.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi