Thường xuyên nghĩ đến cái chết: Nguyên nhân và cách vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

   Cuộc sống thực tại có rất nhiều điều thú vị. Bởi vậy mà chúng ta muốn sống để trải nghiệm, để thực hiện ước mơ của bản thân. Thế nhưng, không ít người hiện nay lại thường xuyên nghĩ đến cái chết, chấm dứt cuộc sống của mình. Họ mệt mỏi, không còn hứng thú với thực tại, chỉ muốn giải thoát bản thân. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy nghĩ đó? Phải làm gì để vượt qua?

 

Thường xuyên nghĩ đến cái chết do nguyên nhân nào gây ra?

Thường xuyên nghĩ đến cái chết do nguyên nhân nào gây ra?

 

Thường xuyên nghĩ đến cái chết do nguyên nhân nào gây ra?

   Thông thường, chúng ta xuất hiện suy nghĩ tiêu cực khi trải qua sự kiện tồi tệ, chẳng hạn như áp lực công việc, thất bại trong việc làm ăn, chia tay người yêu… Thế nhưng, chúng chỉ hiện diện trong thời gian ngắn. Khi tinh thần ổn định lại, suy nghĩ đó sẽ được loại bỏ.

   Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nghĩ đến cái chết thì không nên chủ quan bởi đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tâm lý, điển hình nhất là bệnh trầm cảm.

   Trầm cảm là bệnh lý rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, đau khổ dai dẳng. Người bệnh mất hứng thú với mọi thứ trong cuộc sống, không còn quan tâm đến bất cứ điều gì, ngay cả với những việc yêu thích trước đây.

   Họ luôn cảm thấy mình là kẻ vô dụng, tự chán ghét bản thân, cô lập với người khác. Nếu không được điều trị kịp thời, những suy nghĩ tiêu cực sẽ làm họ tuyệt vọng, muốn tìm cái chết để giải thoát.

   Bởi vậy, nguyên nhân chính khiến một người thường xuyên nghĩ đến cái chết là bệnh trầm cảm. Ngược lại, đây cũng là dấu hiệu nhận biết họ đang mắc bệnh này với mức độ nghiêm trọng, cần được điều trị sớm.

   Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dưới đây cũng khiến một người thường xuyên nghĩ đến cái chết:

  • Sang chấn tâm lý nghiêm trọng: Vỡ nợ, phá sản, tai nạn mất khả năng lao động…
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện khác.
  • Tổn thương tâm lý sâu sắc trong quá khứ: Bị bạo hành tinh thần, thể chất, lạm dụng tình dục…
  • Gia đình từng có người tự sát.
  • Có các vấn đề tâm lý khác như tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách…
  • Mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư…

 

Người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư thường xuyên nghĩ đến cái chết

Người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư thường xuyên nghĩ đến cái chết

 

   Những yếu tố này góp phần gây ra bệnh trầm cảm. Nếu không điều trị kịp thời, suy nghĩ tự tử sẽ dần xuất hiện, thôi thúc họ hành động thực tế. 

 

Phải làm gì để vượt qua tình trạng thường xuyên nghĩ đến cái chết?

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên nghĩ đến cái chết là do tâm lý bất ổn và bệnh trầm cảm. Do vậy, để loại bỏ suy nghĩ này, bạn cần điều trị trầm cảm và ổn định lại tâm lý bằng cách:

Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý

   Người bệnh trầm cảm không thể tự mình thoát ra được. Bởi vậy, bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Họ là người có chuyên môn, sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc trong lòng, giải tỏa suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời, nhà trị liệu còn định hướng cho bạn cách giải quyết khi gặp vấn đề trong cuộc sống.

   Bên cạnh đó, bạn sẽ được kê thêm thuốc tây y hoặc áp dụng các liệu pháp can thiệp khác như liệu pháp sốc điện (ECT), liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ

Nỗ lực để vượt qua suy nghĩ về cái chết

   Bên cạnh việc tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, bạn cần nỗ lực để điều trị trầm cảm nói chung và vượt qua suy nghĩ về cái chết nói riêng. Sự nỗ lực đó thể hiện ở việc bạn dùng thuốc đều đặn, tích cực tham gia đầy đủ các buổi trị liệu. 

Chia sẻ với người thân, bạn bè

   Khi thường xuyên suy nghĩ đến cái chết, tốt nhất bạn nên chia sẻ điều này với người thân trong gia đình hoặc bạn bè có thể tin tưởng được. Việc nói ra những điều tiêu cực sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ngoài ra, sự động viên và quan tâm của những người xung quanh sẽ giúp bạn có động lực hơn để “chiến thắng” suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

 

Tâm sự với người thân trong gia đình giúp bạn nhẹ nhõm hơn

Tâm sự với người thân trong gia đình giúp bạn nhẹ nhõm hơn

 

Tìm kiếm niềm vui từ những điều nhỏ nhất

   Cuộc sống luôn tồn tại niềm vui bên cạnh những mất mát và đau khổ. Vì vậy, khi thường xuyên nghĩ về cái chết, bạn nên tìm lại niềm vui từ những điều nhỏ nhất, chẳng hạn như dậy sớm để đón bình minh, chăm sóc cây cảnh, nuôi thú cưng…

   Khi cảm nhận được niềm vui, bạn sẽ có động lực sống và có thể chiến thắng suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

Tham gia các hoạt động xã hội

   Các hoạt động xã hội như trồng cây xanh, tái chế rác thải, thiện nguyện,… giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Khi tham gia các hoạt động đó, bạn sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống và ý thức hơn về vai trò của mỗi người.

   Trên thực tế, rất nhiều người đã tìm thấy mục đích sống sau khi tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, thay vì buồn bã, ủ dột, bạn nên tham gia các hoạt động xã hội để vượt qua suy nghĩ về cái chết. Bên cạnh việc cải thiện tâm trạng, tham gia các hoạt động xã hội còn giúp bạn có thêm các mối quan hệ và học được cách tương tác với mọi người.

Sử dụng sản phẩm BoniBrain để thư giãn tinh thần

   BoniBrain là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, các axit amin và vi chất, BoniBrain rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Cơ chế tác dụng của sản phẩm là kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Từ đó, BoniBrain giúp cải thiện tốt tâm trạng, mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, tạo thêm động lực và năng lượng cho người bệnh.

   Bạn nên phối hợp BoniBrain với thuốc tây trị trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ để mang tới hiệu quả tốt nhất.

   Như vậy, việc thường xuyên nghĩ đến cái chết là do bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác gây ra. Để vượt qua suy nghĩ tiêu cực đó, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, sử dụng thuốc kết hợp với sản phẩm BoniBrain để tinh thần vui vẻ, sảng khoái trở lại. Mọi thông tin xin liên hệ tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”. Làm sao để vượt qua?  

Tìm hiểu cách nói chuyện với người trầm cảm

 Người trầm cảm thường tự ti, cô lập bản thân với những người xung quanh, sợ giao tiếp, nói chuyện với người khác nhất là người lạ. Do đó việc giao tiếp, nói chuyện được với người bệnh không phải dễ dàng

Những cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc

Những cách giúp bạn đối phó với áp lực tại nơi làm việc gồm có: Tạm nghỉ một thời gian, xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, và…

Cảm giác trống rỗng: Làm sao để vượt qua

Khi cảm giác trống rỗng diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng học tập, làm việc của bạn thì hãy cẩn trọng. Bởi đó có thể là biểu hiện của một vấn đề trên sức khỏe tâm thần.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi