Tìm hiểu tâm lý đám đông trên mạng xã hội: Tích cực và tiêu cực

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời đại 4.0 này, mạng xã hội đang phát triển một cách vượt bậc, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng và tâm lý đám đông (hay hiệu ứng đám đông) cũng là một hiện tượng rất phổ biến trên mạng xã hội. Tâm lý này có thể mang đến cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tùy theo cách mà chúng ta hiểu và ứng dụng. Như vậy, cần hiểu rõ hiệu ứng tâm lý này để sử dụng một cách phù hợp, tránh gặp phải các rắc rối khi tham gia mạng xã hội.

 

 

Tâm lý đám đông trên mạng xã hội là gì?

   Tâm lý đám đông là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên mạng xã hội. Tâm lý này được hiểu là hiện tượng những suy nghĩ , cảm xúc của một người bị tác động rất lớn bởi một nhóm người trên mạng và cùng nhau thể hiện điều đó, đó có thể là sự đồng thuận, thấu cảm hoặc phản bác.

   Tâm lý này thường khiến mọi người dễ dàng tập trung vào phán xét một chủ đề dù không biết rõ ràng nguồn gốc hay diễn biến của sự việc.

Nguồn gốc của “Tâm lý đám đông” đơn giản xuất phát từ sự hiếu kỳ, tò mò, nhưng lại mơ hồ, thiếu sự xác thực về thông tin của sự việc. Một số nguyên nhân khiến tâm lý đám đông trở nên phổ biến trên mạng xã hội là:

  • Xu hướng hòa nhập với cộng đồng: Phần lớn chúng ta thường không muốn trở nên khác biệt trong mắt mọi người. Vì vậy, nhiều người sẵn sàng bỏ qua những suy nghĩ, chính kiến của bản thân mình để chạy theo số đông.
  • Thiếu chính kiến: Những người không có chính kiến, lập trường thiếu vững vàng thường có xu hướng nương theo “phe” nào đông người hơn.
  • Suy nghĩ “đa số luôn thắng thiểu số”.

Ví dụ: Nhiều người đổ xô đi mua những món ăn, những đồ dùng “hottrend” dù chưa chắc họ đã thích nó. Có hàng nghìn những lời bình luận (comments) trên mạng sau một bài viết nào đó hay một câu status trên Facebook của một ai đó, chắc gì tất cả đã đọc bài viết hay hiểu ý nghĩa của câu status đó, song thấy người ta phê phán, chê bai, hay khen ngợi, mình cũng phải “vào hùa” khen ngợi hay chê bai.

 

Tâm lý đám đông trên mạng xã hội – những mặt tích cực và tiêu cực

Những ảnh hưởng tích cực

   Về mặt tích cực, tâm lý đám đông này rất hữu ích cho những người làm các công việc kinh doanh. Ví dụ: Một quán ăn mới mở, muốn thu hút sự chú ý có thể chọn cách tạo ra các kịch bản giật gân, gây sự chú ý hoặc thuê các KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) đánh giá món ăn và đăng lên các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok. Chỉ cần lên xu hướng thì chắc chắn sẽ nhận được vô vàn sự quan tâm từ mọi người, nếu các món ăn của quán ổn thì việc có lượng khách ổn định, tạo doanh thu lớn là điều không hề khó.

   Nếu được sử dụng đúng cách, tâm lý đám đông có thể giúp lan tỏa những điều ý nghĩa, những giá trị nhân văn. Ví dụ, vào thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng, hình ảnh bác sĩ Đặng Minh Hiệu cạo trọc đầu trước khi lên đường cùng đoàn đi chi viện Bắc Giang với quyết tâm chiến thắng dịch bệnh đã đem lại sự yêu mến cho nhiều người. Nhìn từ góc độ tích cực, hiệu ứng đám đông này có sức mạnh liên kết, thôi thúc, động viên, khích lệ con người vươn lên, tạo ra những hành vi, những kết quả tốt đẹp hơn.

 

Hình ảnh bác sĩ 9X Đặng Minh Hiệu trước và sau khi "hi sinh" mái tóc, sẵn sàng lên đường xông pha vào tâm dịch Bắc Giang.

 

Những ảnh hưởng tiêu cực

   Như đã nói ở trên, tâm lý đám đông trên mạng xã hội là một con dao hai lưỡi, có tích  cực và cũng có tiêu cực.

   Ví dụ: Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng tâm lý đám đông trên mạng xã hội để dẫn dắt dư luận tiến hành bạo lực mạng một người nào đó. Điều này khiến nạn nhân trở nên suy sụp, khốn đốn, gặp các vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm,… chỉ vì dư luận hiểu sai hướng, đẩy họ vào đường cùng. Thậm chí một số nạn nhân còn nghĩ quẩn và tìm đến cái chết. Tình trạng bạo lực mạng ngày càng trở nên đáng quan ngại, đặc biệt là ở Việt Nam.

   Một điều đáng buồn là hiện nay văn hóa sử dụng mạng xã hội vẫn chưa được đề cao, nhất là khi người dùng đều là những thanh thiếu niên, chưa có đủ nhận thức và dễ bị kích động, bốc đồng. Mặt khác việc mạng xã hội vẫn cho phép dùng các thông tin ảo cũng đã góp phần cho các thành phần thiếu văn minh điều hướng dư luận, cổ súy cái xấu lan tỏa, kích động người xem thực hiện các hành vi thiếu văn minh vì không sợ những người khác biết mình là ai.

 

Hạn chế những hệ lụy từ tâm lý đám đông trên mạng xã hội

   Nhà nước và các mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... đã có một số chính sách ban hành về kiểm soát ngôn từ, hành vi trên mạng xã hội để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực không mong muốn. Chẳng hạn không được dùng các từ ngữ hay hình ảnh mang tính bạo lực, chết chóc, có thể gây ám ảnh tâm lý. Với những người có hành vi chia sẻ, đưa lên các thông tin sai lệch trên mạng xã hội nếu bị phát hiện cũng sẽ bị phạt hành chính để răn đe, nếu tái diễn sẽ có các biện pháp mạnh hơn.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông, bạn nên:

  • Học cách sử dụng mạng xã hội một cách văn minh hơn, chắt lọc các thông tin hữu ích, mang giá trị nhân văn để tiếp thu hay chia sẻ.
  • Với các thông tin chưa được kiểm chứng mang tính chất cá nhân, hạ bệ người khác tuyệt đối không nên tham gia bình luận, chia sẻ hay đồng tình.

   Ngoài ra, gia đình và nhà trường cũng cần tham gia vào việc quán triệt trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, tiếp thu các thông tin đúng với độ tuổi. Việc cấm trẻ không được tiếp xúc với internet là rất khó khăn bởi càng cấm, trẻ càng tò mò. Thay vào đó, bạn hãy dạy con cách sử dụng, tiếp thu một cách văn minh hơn, không bị ảnh hưởng bởi những ngôn từ, thông tin sai lệch, thiếu đạo đức.

   Mỗi người cũng cần học cách chắt lọc những thông tin tích cực, ý nghĩa nhân văn thay vì quá tò mò, tham gia vào vào các câu chuyện mang tính chất soi mói hay công kích đời tư của người khác ngay cả khi đó là thông tin đã được kiểm chứng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: tâm lý đám đông
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi