Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, giai đoạn trung niên là lúc nhiều người gặp phải những thay đổi về thể chất và tâm sinh lý.

   Khủng hoảng tuổi trung niên khiến nhiều người bị mất phương hướng, mất động lực, hứng thú và có thể rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm. Vậy, làm cách nào để giúp họ vượt qua được giai đoạn này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên?

 

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

    Vào năm 1965, một nhà phân tâm học người Canada, Elliot Jacques đã nhận thấy những thay đổi đáng kể ở những khách hàng tuổi trung niên. Ngoài thay đổi về mặt thể chất, họ còn gặp phải những vấn đề về tâm lý khá giống nhau.

   Họ thường cảm thấy mất phương hướng, mất động lực, chán nản, đau khổ, mất mát liên quan nửa sau của cuộc đời,... Ông đã đặt tên cho tình trạng này là khủng hoảng tuổi trung niên.

    Tình trạng này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 - 60, và có đôi chút khác biệt ở nam và nữ. Với nam giới, khủng hoảng tuổi trung niên thường liên quan đến sự nghiệp, dự định, ước mơ của họ. Với nữ giới, khủng hoảng tuổi trung niên thường liên quan đến ngoại hình, sức khỏe, tuổi thanh xuân,...

 

Một số dấu hiệu của khủng hoảng tuổi trung niên

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khủng hoảng tuổi trung niên. Đó là do suy giảm nội tiết tố, sức khỏe thể chất, hoang mang, lo lắng, hoặc nuối tiếc một điều gì đó,...  Theo đó, các dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên gồm có:

Day dứt vì những mục tiêu chưa hoàn thành

   Trong những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta có rất nhiều dự định, ước mơ và tham vọng. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, mà chúng ta đã bỏ lỡ chúng, chưa thực hiện được. Những khát khao còn dang dở này sẽ khiến nhiều người cảm thấy nuối tiếc khi bước qua nửa kia của cuộc đời. Họ băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp của mình có đúng hay không, và bắt đầu so sánh bản thân mình với những người thành công hơn.

Những thay đổi về ngoại hình

   Những thay đổi về ngoại hình chính là một triệu chứng rõ ràng nhất của khủng hoảng tuổi trung niên. Chúng ta không còn khỏe mạnh, dẻo dai, trẻ trung, xinh đẹp như thời còn trẻ. Thay vào đó, chúng ta có nhiều nếp nhăn hơn, làn da chảy xệ, xuất hiện các vết nám, vết đồi mồi, cơ bắp bỏ nhão, yếu hơn, tóc bạc nhiều hơn và mắc phải nhiều bệnh lý hơn.

 

Nếp nhăn là thứ dễ thấy nhất ở tuổi trung niên

Nếp nhăn là thứ dễ thấy nhất ở tuổi trung niên

 

Hội chứng tìm kiếm sự chú ý

   Ở tuổi trung niên, nhiều người thường trở nên nhạy cảm hơn, họ sẽ rất buồn bực nếu cô đơn, không có ai chú ý, ngó ngàng đến mình. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy một người luôn cố gắng thu hút sự chú ý, quan tâm của mọi người, thích thú với lời khen và bực dọc với lời nhận xét tiêu cực, thì có thể họ đang bị khủng hoảng tuổi trung niên.

Suy giảm ham muốn tình dục

   Độ tuổi trung niên là lúc mà cả nam và nữ giới đều bước vào giai đoạn mãn dục. Với nam giới, tình trạng này là do sự suy giảm chức năng sản sinh nội tiết tố testosterone của tinh hoàn. Với phụ nữ, tình trạng này là do sự giảm sút chức năng sản xuất nội tiết tố estrogen của buồng trứng.

  Điều này dẫn đến các tình trạng như: suy giảm giảm ham muốn tình dục, mất hứng thú, lãnh cảm, ngại gần gũi bạn đời,...

Thay đổi thói quen ngủ và sinh hoạt

   Một trong những dấu hiệu khác của khủng hoảng tuổi trung niên chính là ít ngủ. Họ thường thức khuya để làm nhiều việc khác nhau, ví dụ như đọc sách báo, xem tivi,... Thêm vào đó, bạn cũng có thể thấy họ thường xuyên liên lạc và gặp gỡ bạn bè cũ. Bởi ở độ tuổi này có thể con cái đã đi học xa, lập gia đình, nên họ cảm thấy cô đơn, do đó họ sẽ muốn gặp gỡ nhiều người khác hơn - điều này khiến họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn.

Cảm giác mắc kẹt

   Với, một số người tuổi trung niên, cha mẹ họ đã già và con cái của họ thì có thể chưa trưởng thành, cuộc sống chưa ổn định. Việc vừa phải chăm sóc cha mẹ, vừa phải lo lắng cho con có thể khiến họ cảm thấy như bị mắc kẹt, bế tắc. Trong khi đó, một số người rơi vào tình trạng cô đơn, vì con cái bắt đầu rời khỏi nhà.

 

Có người bị mắc kẹt giữa việc vừa chăm cha mẹ, vừa lo lắng cho con cái

Có người bị mắc kẹt giữa việc vừa chăm cha mẹ, vừa lo lắng cho con cái

 

Làm sao để giúp người thân vượt qua khủng hoảng trung niên?

   Những người đang trong tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên cần đến sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy người thân có những dấu hiệu này, thì hãy kiên nhẫn, và giúp đỡ họ vượt qua. Dưới đây là một số cách giúp người thân của bạn:

Chấp nhận sự thay đổi

   Những thay đổi theo tuổi tác là quy luật tất yếu của tạo hóa, bất kỳ ai cũng phải trải qua, và không có cách gì để chống lại hay đảo ngược. Chính vì vậy, bước đầu tiên để đối phó với khủng hoảng tuổi trung niên là khuyên họ chấp nhận những sự thay đổi đang diễn ra.

Thấu hiểu nỗi đau của họ

   Một số người có xu hướng đổ lỗi cho người thân. Ví dụ, họ có thể nói rằng, họ vì con cái, vì gia đình mà hy sinh cả đam mê, ước mơ và tuổi thanh xuân,... Với trường hợp này, người thân nên giữ bình tĩnh, giải thích, cũng như cảm ơn và xoa dịu họ. Bạn hãy cho họ thấy sự đồng cảm và cho họ thấy bạn thực sự trân trọng và biết ơn họ thế nào.

Khuyến khích họ tìm kiếm niềm vui

   Bạn hãy dựa vào sở thích của họ để tìm kiếm các hoạt động mà họ sẽ cảm thấy vui vẻ khi thực hiện. Bạn hãy khuyến khích họ chơi những môn thể thao yêu thích, du lịch, nghỉ dưỡng, dã ngoại, câu cá, làm hoạt động xã hội,... Bạn cũng có thể khuyến khích họ theo đuổi những mục tiêu, ước mơ chưa thực hiện được, nếu điều kiện cho phép.

 

Bạn hãy khuyến khích họ làm những việc yêu thích

Bạn hãy khuyến khích họ làm những việc yêu thích

 

Động viên và không phán xét

   Với một số người, họ thường thực hiện những việc để thay đổi bản thân theo hướng khiến họ thấy thoải mái. Đó có thể là đổi kiểu tóc mới, thử phong cách thời trang mới,... Nếu bạn cảm thấy họ có thay đổi như thế nào, thì cũng nên động viên, và không được phán xét bằng bất kỳ hình thức nào.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về những cách giúp vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Khủng hoảng hiện sinh: Khi cảm thấy cuộc sống trống rỗng và biện pháp đối phó

Khủng hoảng hiện sinh khiến bạn cảm thấy trống rỗng, mất mục đích trong cuộc sống và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe tinh thần…

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì - Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do những thay đổi đáng kể về thể chất và tâm lý, khiến các bạn mất tự chủ, trở nên nhạy cảm hơn,...

Cách tự hàn gắn lại vết thương trong lòng khi cuộc hôn nhân rạn nứt

Tôi năm nay 52 tuổi, chồng tôi 55 tuổi, chúng tôi đã sống ly thân nhiều năm nay, tôi không biết sẽ phải sống tiếp tục như thế nào nữa?

Bạn bị mất phương hướng? Sau đây là 6 bước giúp bạn tìm được hướng đi và mục đích sống

Bạn bị mất phương hướng? Sau đây là 6 bước giúp bạn tìm được hướng đi và mục đích sống
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi