Bạo lực ngôn ngữ núp bóng “ lời nói đùa” gây sát thương hơn cả đòn roi

Mục lục [Ẩn]

 

   Hài hước là liều thuốc bổ trong cuộc sống, bởi vì nhờ có sự hài hước, cuộc sống mới trở nên thú vị và sinh động hơn. Thế nhưng không phải lời nói đùa nào cũng vui, có những lời nói đùa có thể khiến cho người khác thấy tổn thương, buồn bã.

 

Bạo lực ngôn ngữ có thể gây

Bạo lực ngôn ngữ có thể gây "sát thương" hơn cả đòn roi.

 

Sếp gọi 'Hoàng béo' tưởng vui, nhân viên ruột như xát muối

   "Hoàng béo đâu rồi. Xem giúp chị cái máy in, nó bị lỗi nữa rồi", "Hoàng béo đâu rồi, làm cái này cái kia đi"… Đó là những câu sếp gọi Minh Hoàng (26 tuổi, TP.HCM) hằng ngày.

   Cậu cho biết, bộ phận mà đang làm việc, có hai người cùng họ cùng tên Hoàng nên sếp nảy ra sáng kiến dựa trên ngoại hình tròn tròn của anh chàng nhân viên mới vào để đệm thêm từ "béo" phía sau tên để phân biệt. Ban đầu cậu nghĩ sếp chỉ nói đùa vài lần rồi thôi. Nhưng ai cũng hưởng ứng theo sếp. Vì ngại bị nói chuyện nhỏ mà làm quá nên cậu đành nhẫn nhịn chịu đựng chứ không phản ứng. Dù vậy, trong lòng anh thấy mặc cảm, tự ti.

   Cũng bị lấy ngoại hình ra đùa giỡn, Mỹ Anh  hiện đang làm nhân viên văn phòng ở quận 1 chia sẻ về tình trạng của mình. Cô thường xuyên bị đồng nghiệp nói đùa những câu khiến cô nghĩ ngợi. Họ thường nói đùa "Bộ quê ở Bến Tre hả?", "Về quê nhớ mang dừa lên uống nha"… dù Mỹ Anh quê ở Long An.

   Nguyên nhân của những lời nói đùa này là vì hàm răng của cô có phần hô so với bình thường. Cô cho biết, mấy năm THPT, cô luôn bị trêu chọc là có hàm răng nạo dừa khiến cô cảm thấy vô cùng xấu hổ và không dám nói chuyện với người khác.

 

Bạo lực ngôn từ và những điều nhiều người chưa biết

   Trong cuộc sống, một số người cho rằng lời nói của mình là trò đùa vui, khuấy động không khí mà không biết rằng chính mình có thể đang bạo lực ngôn từ người khác.  Ranh giới giữa hài hước và vô duyên nó mong manh vô cùng, nếu như không để ý kỹ, bạn có thể đã vô tình khiến người khác tổn thương mà không hề hay biết.

    Trong một số trường hợp, khi người bị nói đùa phản ứng lại với những câu đùa không vui này, họ lại bị cho rằng kém hài hước, không hòa đồng, hẹp hòi.

   Điều này xuất phát từ việc không phải ai cũng có cái nhìn toàn diện về bạo lực ngôn từ. Họ không biết rằng biệt danh khiến người nghe trở nên ngại ngùng tự ti nhưng lại được ngụy trang theo cách “nghe vui mà”, “nghe dễ thương mà” cũng là một dạng bạo hành. Nếu nhân vật chính cảm thấy ức chế và phát sinh cảm xúc tiêu cực thì câu chuyện đã không còn là đùa vui nữa. Nếu những lời nói đùa này cứ phát sinh một cách thường xuyên sẽ khiến những cảm xúc tiêu cực kéo dài, làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống, thói quen sinh hoạt, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Ở mức độ thấp, lời nói đùa không đúng cách sẽ khiến nạn nhân cảm thấy buồn bã, tự ti, nếu ở mức độ nghiêm trọng, chúng thậm chí dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm, thậm chí dẫn đến cái chết

   Để phòng chống vấn nạn này, trước hết, chúng ta cần ý thức lời nói của chính mình, kể cả với người thân quen. Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu hơn cảm xúc của người nghe.

 

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói.

 

   Nếu bạn đã từng bị tổn thương bởi những lời nói đùa này, hãy đối thoại trực tiếp và nghiêm túc với người gây ra tổn thương cho bạn, nói rõ về những cảm xúc của bản thân để yêu cầu họ dừng lại hành động đó, đặt ra những ranh giới an toàn để bảo vệ bạn. Bạn đừng cố tìm cách trả đũa người khác, bởi lẽ chúng ta không thể giảm thiểu điều xấu bằng một hành vi xấu. Nếu họ vẫn cố tình không hiểu và tiếp tục làm tổn thương bạn, thì đây là một mối quan hệ độc hại với bạn và bạn nên xem xét cắt đứt, tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc nhiều nhất có thể với họ. Bên cạnh đó, hãy tìm cách “chữa lành” cho bản thân như tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình. Nếu không thể tự mình vượt qua thì bạn nên chủ động tìm gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.

   Bên cạnh đó, mỗi chúng ta hãy quan tâm hơn tới những người thân quen bên cạnh mình. Nếu thấy họ có dấu hiệu bị bạo lực thì cần động viên, an ủi, giúp họ vượt qua những tổn thương về mặt tinh thần.

  Không phải lời nói đùa nào cũng vui, có những lời nói đùa khiến người khác cảm thấy tổn thương, thậm chí để lại những hậu quả đáng buồn. Để phòng chống vấn nạn này, trước hết, chúng ta cần ý thức lời nói của chính mình, kể cả với người thân quen.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi