Nỗi buồn của những đứa con “lẻ loi” trong gia đình

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong bộ phim Reply 1988 đình đám của Hàn Quốc, nhân vật Duk Sun từng vô cùng buồn bã vì không được bố mẹ quan tâm, chăm lo như người chị cả và người em út, thể hiện qua việc không được ăn món ngon, chỉ được dùng lại đồ thừa của chị hay là đứa con cuối cùng mà bố mẹ nhớ đến khi rò rỉ khí ga. Trên thực tế, “bị ra rìa” không phải là vấn đề hiếm hoi trong các gia đình đông anh chị em, khiến những đứa con không được coi trọng cảm thấy tổn thương, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình.

 

Nỗi buồn của những đứa con “lẻ loi” trong gia đình

Nỗi buồn của những đứa con “lẻ loi” trong gia đình

 

Có những đứa con “lẻ loi” trong chính gia đình của mình

   Mặc dù hầu hết cha mẹ thường dõng dạc khẳng định rằng mình yêu thương các con như nhau nhưng thực tế lại không phải như thế. Theo một nghiên cứu tại Đại học Cornell (Mỹ) với 274 bà mẹ ở độ tuổi 60 đến 70 và 671 người con của họ cho thấy, 70% bà mẹ có thể chọn ra một người con mà họ cảm thấy gần gũi nhất. Ngược lại, chỉ 15% trong số tất cả người con được phỏng vấn cảm thấy được đối xử công bằng bởi mẹ mình.

   Như trường hợp của bạn Lan (20 tuổi, quê ở Nam Định). Lan là con thứ hai trong gia đình ba chị em. Từ nhỏ, Lan đã thường xuyên bị mẹ quát mắng, thậm chí ghét bỏ ra mặt. Năm 10 tuổi, vì đang bận nấu cơm nên Lan không thể để ý sát sao đến em trai, kết quả em trai bị ngã và xây xước đầu gối. Khi mẹ về, thấy em bị xước đã lao vào tát em tới tấp mà không hỏi lý do, chị gái em đứng ngoài cũng lờ đi.

   Khi Lan ở tuổi dậy thì, mỗi lần Lan xin mẹ mua quần áo mới đều bị mắng là đua đòi dù áo cũ đã chật và em cũng chỉ có hai chiếc. Đến giờ, em vẫn còn nhớ như in những gì mẹ nói "Cái ngữ mày mặc đẹp lại hỏng người" hay "Học không lo suốt ngày đú đởn". Cả tuổi thơ, em chưa một lần được tổ chức hay thậm chí tặng quà sinh nhật, dù chị gái hay em trai năm nào cũng được. Khi còn nhỏ, em đã từng rất buồn mà bày tỏ sự ấm ức khi thấy mẹ đối xử quá bất công. Tuy nhiên, mẹ em gạt phắt đi và nói rằng em là người nhỏ nhen, ghen tị, hơn thua với cả chị em của mình.

   Giờ đây, em đành phải cam chịu, dù sống cạnh những người thân ruột thịt nhưng em luôn cảm thấy mình là “kẻ lạc loài” trong gia đình. Trước kia, Lan tự hỏi có phải do mình không đủ ngoan, học không đủ giỏi hay đã từng phạm phải lỗi gì mà mẹ lại ghét mình đến mức đấy. Em luôn áp lực chứng minh bản thân và ép mình phải chịu đựng những điều không đáng có, thậm chí đã có thời điểm em có những hành vi tiêu cực. “Có lẽ do gương mặt em giống bố em, nên mẹ ghét bố ghét cả em chăng?” - Em nói mà gương mặt buồn rười rượi.

   Câu chuyện những đứa con bị ghét bỏ, bị phân biệt đối xử dẫn đến cảm giác lạc lõng ngay trong gia đình như Lan không phải là hiếm. Mọi cha mẹ đều biết thiên vị giữa những đứa con là không tốt nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ thường dành sự quan tâm, tình yêu thương cho một đứa con nhiều hơn những đứa khác.

   Sự thiên vị này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thiên vị cho con trai vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hay cha mẹ thích con đầu lòng khi mọi cảm xúc đều mới mẻ, thích con út vì là đứa con bé bỏng nhất nhà hay vì tính cách và hành vi của trẻ. Một nguyên nhân khác là do thiếu sự kết nối về mặt tinh thần giữa các thành viên.

 

Sự thiên vị ảnh hưởng thế nào đến con trẻ?

   Cha mẹ là những người thân yêu nhất và được con cái yêu quý nhất. Vậy nên, khi bị cha mẹ đối xử bất công, không được tôn trọng và yêu thương, trẻ sẽ bị tổn thương sâu sắc.

   Loại tổn thương này có thể để lại một "bóng đen" cho sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách của trẻ. Bởi khi đứa trẻ cảm thấy lạc lõng chính trong gia đình, chúng sẽ lao vào tìm kiếm niềm tin ở bạn bè hoặc những người quen biết dẫn tới bị lạm dụng, lừa đảo cũng như gặp nhiều vấn đề cảm xúc như rối loạn lo âu, thậm chí nổi loạn. Đã có không ít trường hợp để gây được sự chú ý của cha mẹ, trẻ đã tụ tập với bạn xấu để làm những hành vi sai trái.

    Không nhận được sự yêu thương từ cha mẹ cũng khiến trẻ bị ám ảnh bởi nghĩ bản thân không đủ tốt, luôn áp lực chứng minh bản thân và ép mình phải chịu đựng những điều không đáng có, dần dần phát triển thành các vấn đề tâm lý. Thậm chí, có những trẻ còn có hành vi tự hại, tự tử.

 

Sự thiên vị của cha mẹ dễ khiến con cái bị suy giảm lòng tự trọng.

Sự thiên vị của cha mẹ dễ khiến con cái bị suy giảm lòng tự trọng.

 

Cha mẹ phải làm gì để trẻ không cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?

   Để không đứa trẻ nào phải cô đơn chính trong nhà mình, điều quan trọng nhất là phụ huynh phải suy nghĩ kỹ trước khi giao tiếp với trẻ thay vì quan điểm được đối xử tùy tiện với con. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

Không nên so sánh hai đứa trẻ

   Trong một gia đình đông con, nhiều khi bố mẹ sẽ không tránh khỏi sự so sánh "Sao chị nó khôn mà thằng em dại thế nhỉ"; "Con chẳng được bằng một góc của chị". Đừng nên so sánh như vậy. Việc bị so sánh trong một thời gian dài sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy tự ti hoặc thậm chí từ bỏ chính mình và làm gia tăng thái độ thù địch với anh chị em của mình.

Ở một mình với con cái

   Bạn hãy tạo cơ hội ở một mình với con cái của bạn để con không cần phải cạnh tranh để được chú ý và cảm nhận được tình yêu độc nhất mà cha mẹ dành cho mình. . Chỉ khi mỗi đứa trẻ tin rằng mình được yêu thương và có đủ tình yêu thương thì chúng mới có thể yêu thương người khác, anh chị em, gia đình mới được hòa thuận.

 

Hãy dành thời gian ở riêng với con cái.

Hãy dành thời gian ở riêng với con cái.

 

Giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tìm ra vấn đề và sửa chữa kịp thời

   Trong "Reply 1988", bố của Duk Sun đã nói: "Lần đầu tiên bố cũng làm bố, bố phải học làm bố...". Cha mẹ thường cần giao tiếp nhiều hơn với con cái để tìm hiểu thêm về suy nghĩ thực sự của con cái. Sau khi bạn giải quyết một vấn đề, hãy hỏi con cái xem chúng có hài lòng không. Bằng cách này, chúng ta sẽ phát hiện ra vấn đề và sửa chữa kịp thời, đồng thời học cách trở thành một người cha, người mẹ tốt trong giao tiếp hàng ngày với con cái.

   Hi vọng qua thông tin của bài viết này các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về vấn đề này và biết cách yêu thương, đối xử công bằng giữa các con, giúp trẻ có được một đời sống tinh thần thật tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi