Lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm: Mối liên hệ như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Lạm dụng chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... và các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu có liên quan chặt chẽ với nhau. Theo một nghiên cứu gần đây, cứ 4 người bị trầm cảm thì có 1 người bị lạm dụng chất gây nghiện. Vậy đâu là mối liên hệ giữa hai tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

 

Rối loạn sử dụng chất gây nghiện và trầm cảm.

Rối loạn sử dụng chất gây nghiện và trầm cảm.

 

Lạm dụng chất gây nghiện là gì?

   Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), lạm dụng chất gây nghiện hay rối loạn sử dụng chất gây nghiện (substance use disorder - SUD) là tình trạng người bệnh sử dụng các chất gây nghiện một cách mất kiểm soát và bất chấp các hậu quả.

   Một số chất gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện là:

  • Rượu bia.
  • Thuốc lá, thuốc lá điện tử.
  • Thuốc giảm đau opioid như codeine, oxycodone,...
  • Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc giải lo âu.
  • Cocaine, methamphetamine và các chất kích thích khác

 

Các triệu chứng lạm dụng chất gây nghiện

   Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang lạm dụng chất gây nghiện:

  • Bạn dành nhiều thời gian để suy nghĩ lần uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện tiếp theo.
  • Bạn biết việc sử dụng chất gây nghiện của mình đã gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự nghiệp và các mối quan hệ của bạn, nhưng bạn không thể ngừng sử dụng chúng.
  • Khi tác dụng của chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy hết tác dụng, bạn cảm thấy người uể oải, kiệt sức, đau khổ.
  • Bạn phải dùng chất gây nghiện với lượng  ngày càng nhiều hơn để giữ tâm trạng và năng lượng ổn định.
  • Bạn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi về hành vi sử dụng chất gây nghiện của mình và cố gắng dừng lại nhưng không thể.

 

Mối liên hệ giữa lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm

Trầm cảm gây ra tình trạng lạm dụng chất gây nghiện như thế nào?

   Theo một đánh giá nghiên cứu trên 348.550 người từ năm 1990 đến năm 2019 cho thấy:

  • 25% số người bị trầm cảm cũng bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
  • 11,8% bệnh nhân trầm cảm lạm dụng ma túy trái phép.
  • 11,7% người bị trầm cảm lạm dụng cần sa.

   Một số lý do khiến người bệnh trầm cảm lạm dụng các chất gây nghiện là:

  • Để xoa dịu những cảm xúc tiêu cực: Bệnh nhân trầm cảm thường xuyên cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, cô đơn hoặc tức giận. Ở một số người, uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khiến họ cảm thấy thư giãn hoặc làm “tê liệt” nỗi đau của họ.
  • Để cải thiện tâm trạng: Trầm cảm khiến bệnh nhân khó cảm nhận được hạnh phúc hay niềm vui. Việc sử dụng rượu, thuốc lá hay các chất kích thích có thể khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn do làm tăng dopamine một cách tạm thời. Tuy nhiên, lượng dopamine này sẽ mất rất nhanh khiến người bệnh lại tiếp tục sử dụng các chất này để kéo dài cảm giác thoải mái, dễ chịu.

>>> Xem thêm: 8 cách tăng dopamine tự nhiên không cần dùng thuốc.

  • Để ngủ: Người bệnh trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Do đó, nhiều người thường có xu hướng tìm đến thuốc an thần để giúp dễ ngủ hơn. Việc sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần trong thời gian dài sẽ dẫn đến phụ thuộc vào thuốc và lạm dụng thuốc.
  • Để giúp tỉnh táo hơn: Bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải, mệt mỏi nên một số người thường sử dụng chất kích thích để cảm thấy tỉnh táo hơn, nhiều năng lượng hơn.

   Trên đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh trầm cảm thường sử dụng và dần dẫn đến lạm dụng các chất gây nghiện. Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm giảm các triệu chứng một cách tạm thời nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn những triệu chứng đó. Do vậy, khi bệnh nhân ngừng sử dụng chúng thì các triệu chứng này lại quay trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân trầm cảm lạm dụng chất gây nghiện để kéo dài các tác dụng tạm thời này.

 

 Bệnh nhân trầm cảm sử dụng chất gây nghiện để xoa dịu cảm xúc.

Bệnh nhân trầm cảm sử dụng chất gây nghiện để xoa dịu cảm xúc.

 

Lạm dụng chất gây nghiện làm tăng nguy cơ trầm cảm?

   Giống như trầm cảm có thể là yếu tố dẫn đến việc sử dụng chất gây nghiện, việc lạm dụng gây nghiện cũng góp phần gây ra trầm cảm.

   4 cơ chế mà việc sử dụng chất gây nghiện góp phần dẫn đến trầm cảm là:

  • Gây viêm: Nhiều chất gây nghiện, đặc biệt là rượu bia, ma túy kích thích cơ thể giải phóng dopamine ngắn hạn trong não, tạo ra cảm giác hưng phấn, dễ chịu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, các chất này cũng làm tăng tình trạng viêm trong não, khiến não không thể tự sản xuất các hormone hạnh phúc như serotonin và dopamin.
  • Tăng hormone cortisol: Rượu và ma túy không chỉ làm giảm các hormone hạnh phúc mà còn làm tăng hormone gây căng thẳng cortisol. Theo một nghiên cứu năm 2014, những người sử dụng MDMA (thuốc lắc) có lượng cortisol trong cơ thể cao gấp 4 lần so với những người không sử dụng.
  • Hội chứng cai nghiện: Khi bạn sử dụng rượu, ma túy hoặc các chất gây nghiện khác một cách thường xuyên, não của bạn sẽ dần lệ thuộc vào những chất này. Nếu bạn dừng các chất này một cách đột ngột, não sẽ phải mất một thời gian điều chỉnh để hoạt động thông thường. Lúc này, bạn thường sẽ cảm thấy chán nản, tê liệt, mất hứng thú, khó khăn trong việc tìm kiếm niềm vui,.. Đây chính là triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Dành nhiều thời gian để uống rượu, hút thuốc hay sử dụng ma túy có nguy cơ khiến sự nghiệp, việc học tập và các mối quan hệ xã hội của bạn bị phá hoại, khiến bạn bị cô lập với những người xung quanh. Sự cô lập này khiến bạn khó nhận được sự động viên, cảm thông và chia sẻ của những người xung quanh. Mà những hỗ trợ về mặt tinh thần giúp ích rất nhiều trong việc giúp bạn quản lý và đối phó với các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

 

Mắc cả trầm cảm và rối loạn sử dụng chất gây nghiện nguy hiểm thế nào?

   Bệnh nhân vừa bị lạm dụng chất gây nghiện vừa bị trầm cảm sẽ khó kiểm soát hơn người chỉ mắc một vấn đề duy nhất.

   Theo nghiên cứu,  những người bị cả hai vấn đề cùng một lúc sẽ:

  • Có các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn.
  • Tăng nguy cơ tái nghiện khi cố gắng cai nghiện.
  • Có chất lượng cuộc sống kém hơn.
  • Tăng nguy cơ tự tử.

   Theo một nghiên cứu dài hạn năm 2013 cho thấy, tỷ lệ cố gắng tự tử ở những người lạm dụng chất gây nghiện do trầm cảm:

  • Cao gấp 3 lần so với những người chỉ bị trầm cảm.
  • Cao gấp 9 lần so với những người chỉ bị lạm dụng chất gây nghiện.

 

Tỷ lệ muốn tự tử cao hơn ở bệnh nhân mắc cả trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện.

Tỷ lệ muốn tự tử cao hơn ở bệnh nhân mắc cả trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện.

 

Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện phải làm sao?

   Ở những đối tượng bệnh nhân này cần phải điều trị cả trầm cảm và cai nghiện cùng một lúc. Các biện pháp điều trị thường được sử dụng là:

Điều trị bằng thuốc

   Các loại thuốc được sử dụng là:

  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, từ đó góp phần giảm các ham muốn sử dụng chất gây nghiện. Bên cạnh đó, sử dụng BoniBrain để giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện giấc ngủ cũng là 1 lựa chọn an toàn và hiệu quả.
  • Sử dụng một số loại thuốc để điều trị tình trạng lạm dụng chất gây nghiện. Ví dụ, một số loại thuốc được sử dụng để cai rượu là Naltrexone, Acamprosate, Disulfiram,... Một số thuốc được sử dụng để cai opioid là: Buprenorphine, Methadone, Naltrexone,...

   Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc do một số thuốc thuộc 2 nhóm này có tương tác với nhau. Ví dụ: Cả methadone và thuốc chống trầm cảm sertraline đều làm tăng nồng độ serotonin. Nếu bạn sử dụng chúng cùng với nhau thì sẽ rất dễ bị hội chứng serotonin nguy hiểm.

Tâm lý trị liệu

   Tâm lý trị liệu là phương pháp an toàn, hiệu quả và cần thiết trong điều trị những bệnh nhân vừa bị trầm cảm và vừa bị lạm dụng chất gây nghiện. Liệu pháp này sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn của các rối loạn tâm thần trên và xử lý chúng. Từ đó, phương pháp này giúp giảm nguy cơ tái phát.

   Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán kép bao gồm:

 

Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân.

Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm rõ được mối liên hệ giữa trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện. Lạm dụng chất gây nghiện sẽ là cho chứng trầm cảm tệ hơn và ngược lại, các triệu chứng của bệnh trầm cảm khiến cho quá trình cai nghiện của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Nguyên nhân nào khiến mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng phổ biến ở cả người trẻ và người cao tuổi

Hiện nay, theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương khoảng 15 triệu người. Các nhà nghiên cứu cho biết, con số này thực tế còn cao hơn và có xu hướng gia tăng từng ngày, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi và người trẻ đang trong độ tuổi lao động.

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần

Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần.

Tê liệt cảm xúc: Khi mọi cảm xúc bỗng dưng biến mất

Đâu là nguyên nhân gây ra tê liệt cảm xúc và làm sao để thoát ra khỏi tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi