Cảnh báo: Nghiện trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Với hương vị thơm ngon, dễ uống và cũng dễ gây nghiện, trà sữa đã trở thành một “thức uống quốc dân” được nhiều giới trẻ yêu thích. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học Trung Quốc trên 5.281 sinh viên đại học đã chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa trà sữa và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cụ thể, theo nghiên cứu, nghiện trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người trẻ.

 

Trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Trà sữa làm tăng nguy cơ trầm cảm.

 

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trà sữa và nguy cơ trầm cảm

   Đây là bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc (Tạp chí chính thức của Hiệp hội Rối loạn Cảm xúc Quốc tế) được khảo sát trên 5.281 sinh viên đại học ở Bắc Kinh. Trong những người tham gia nghiên cứu, 77% người đã uống tối thiểu từ 6 - 11 cốc trà sữa trong năm qua.

   Theo kết quả nghiên cứu, có 2,6% thanh niên uống từ 4 - 6 cốc trà sữa mỗi tuần, 20,6% uống từ 2 - 3 cốc trà sữa mỗi tuần. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thang đo độ nghiện uy tín để đánh giá và tìm thấy bằng chứng cho thấy một số người khảo sát đã có dấu hiệu nghiện, trong đó có tần suất uống nhiều, ý định dừng uống nhưng không thể dừng, cảm giác tội lỗi với bản thân,...

   Theo các chuyên gia, tình trạng nghiện làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu  ở những người uống quá nhiều trà sữa.

 

Tại sao trà sữa lại gây nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần?

   Theo các chuyên gia, trong trà sữa có chứa một lượng lớn đường và caffeine, đây là những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Ảnh hưởng của đường tới tâm trạng

   Theo một nghiên cứu được công bố năm 2017 trên tạp chí Scientific Reports, cho thấy những người ăn nhiều đường nhất có nguy cơ được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần cao hơn 23% so với những người ăn ít đường nhất.

   Đường ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của con người, như:

  • Gia tăng stress, lo lắng: Khi lượng đường trong máu tăng cao, não sẽ cố gắng đối phó với nó bằng cách giải phóng các hormon như cortisol và adrenalin. Việc giải phóng những hormone này khiến các triệu chứng lo âu trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đường, lượng BDNF (yếu tố hướng thần kinh có nguồn gốc từ não) sẽ giảm đi. BDNF đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lo âu, hoảng loạn và điều hòa các phản ứng căng thẳng. Do đó, việc thiếu hụt BDNF sẽ ảnh hưởng làm tăng sự lo âu, hoảng loạn.
  • Làm tăng nguy cơ trầm cảm: Một nghiên cứu trên 23.245 người cho thấy những người ăn nhiều đường có tỷ lệ trầm cảm cao hơn những người khác.

Ảnh hưởng của caffeine đến sức khỏe tâm thần

   Caffeine là chất có trong rất nhiều loại thực phẩm như cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực,... và trà sữa.

   Khi vào cơ thể, cafein làm ảnh hưởng đến một số loại hormon sau:

  • Adenosine: Adenosine là một phân tử có tác dụng thư giãn hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác buồn ngủ. Caffeine có cấu trúc hóa học giống với adenosine. Do đó, chúng liên kết với các thụ thể adenosine trong não và ngăn không cho adenosine liên kết với các thụ thể này.  Điều đó khiến bạn cảm thấy tỉnh táo trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ sau đó.
  • Adrenaline: Caffeine làm tăng adrenaline trong cơ thể bạn, khiến bạn cảm thấy hưng phấn và có năng lượng tạm thời nhưng lại dễ dàng mệt mỏi và chán nản ngay sau đó.
  • Cortisol: Caffeine làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, đây là hormone gây căng thẳng, làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng của bệnh nhân.
  • Dopamine: Caffeine làm tăng nồng độ dopamine trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu tạm thời. Tuy nhiên, việc làm tăng dopamine bằng cách này sẽ khiến bạn dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi tác dụng của caffeine hết và nồng độ dopamine giảm xuống.

 

Trà sữa có thể làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng.

Trà sữa có thể làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng.

 

   Theo một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, caffein không chỉ làm tăng mức độ lo lắng ở người bị rối loạn lo âu mà còn làm tăng mức độ lo lắng ở người trưởng thành khỏe mạnh.

   Ngoài ra, caffein có khả năng gây nghiện do sử dụng caffeine thường xuyên làm thay đổi các chất hóa học trong não bộ. Ví dụ: Các tế bào não sản xuất nhiều thụ thể adenosine hơn để bù lại số thụ thể đã bị caffeine ngăn chặn. Số lượng thụ thể tăng khiến cơ thể bạn phải tiêu thụ một lượng caffeine lớn hơn để đạt được hiệu quả giống như trước. Do đó, nếu đột ngột ngừng tiêu thụ caffeine thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải.

   Trong khi việc hấp thụ caffeine thường xuyên gây nghiện về thể chất thì thói quen uống trà sữa thường xuyên còn dẫn đến chứng nghiện về hành vi của người trẻ.

 

Cách “cai nghiện” trà sữa cho người trẻ

   Để giảm các tác dụng không mong muốn của trà sữa tới sức khỏe tâm thần, bạn nên “cai nghiện” trà sữa. Vậy phải bỏ trà sữa thế nào cho đúng cách?

   Như đã nói ở trên, caffeine trong trà sữa có khả năng gây nghiện. Nếu bạn đang uống nhiều trà sữa mà dừng lại đột ngột có thể gặp các triệu chứng của hội chứng cai nghiện như sau:

  • Đau đầu: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Theo nghiên cứu, caffeine khiến cho các mạch máu trong não co lại, từ đó làm chậm sự lưu thông máu đến não.
  • Mệt mỏi: Việc ngừng caffeine khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải do tác động đến các thụ thể adenosine.
  • Lo âu: Caffeine gây phụ thuộc cả về thể chất và tâm lý, do đó nhiều người có cảm giác lo âu khi ngừng tiêu thụ caffein.
  • Khó tập trung: Caffeine trong trà sữa giúp cải thiện sự tập trung bằng cách làm tăng nồng độ một số chất dẫn truyền thần kinh và hormone như adrenaline, dopamine và norepinephrine. Do đó, việc ngừng uống trà sữa đột ngột khiến bạn cảm thấy khó tập trung.
  • Dễ cáu gắt: Những người hay uống trà sữa thường sẽ quen với tác dụng cải thiện tâm trạng của caffeine chứa trong đó. Do đó, khi “cai” trà sữa, tâm trạng sẽ trở nên cáu kỉnh và ủ rũ.
  • Run tay: Triệu chứng này thường gặp phải ở những người bị phụ thuộc nghiêm trọng vào caffeine trong trà sữa. Run tay do cai caffeine thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày.
  • Thiếu năng lượng: Caffeine trong trà sữa là chất kích thích làm tăng năng lượng bằng cách làm tăng dopamin, tăng nhịp tim và lượng đường trong máu. Việc cai caffeine có thể gây ra tình trạng thiếu năng lượng.

 

Ngừng uống trà sữa đột ngột có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Ngừng uống trà sữa đột ngột có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.

 

   Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài từ 2 - 10 ngày và nặng nhất trong khoảng 24 - 50 tiếng đầu sau khi bạn ngừng uống trà sữa. Có một số biện pháp để tránh hoặc giảm nhẹ các triệu chứng này, như:

  • Cắt giảm từ từ: Việc đột ngột ngừng uống trà sữa sẽ khiến cơ thể bị “sốc” và dẫn đến các triệu chứng nặng. Do đó, bạn nên giảm dần lượng trà sữa để hạn chế những tác động tiêu cực.
  • Thay bằng các loại đồ uống khác: Bạn nên thay trà sữa bằng các loại đồ uống khác, ví dụ như các loại trà thảo mộc hoặc nước ép hoa quả. Bạn nên ép đa dạng các loại hoa quả để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, tạo hương vị thơm ngon như cần tây + củ dền đỏ + cà rốt + gừng + táo/ổi + dưa chuột.
  • Uống đủ nước: Đây là điều rất quan trọng, cơ thể thiếu nước sẽ khiến các triệu chứng cai nghiện, ví dụ như nhức đầu và mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Để tránh bị mệt mỏi, bạn cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm.
  • Tăng năng lượng một cách tự nhiên: Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng khi “cai trà sữa”, bạn có thể thử các biện pháp làm tăng năng lượng từ nhiên như tập thể dục, ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và làm các biện pháp giảm căng thẳng, thư giãn như tập thiền, yoga,...
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain: BoniBrain là sản phẩm từ Mỹ, gồm các thành phần tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin và vitamin giúp tăng hai loại hormone hạnh phúc như serotonin và dopamin một cách tự nhiên. Từ đó, BoniBrain giúp tăng năng lượng, tăng khả năng tập trung, giảm cảm giác lo âu, mệt mỏi ở những người đang “cai nghiện” trà sữa.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được tác dụng tiêu cực của trà sữa tới sức khỏe tâm thần.  Trà sữa chứa nhiều đường và caffeine, khiến bạn có thể bị nghiện nếu uống quá nhiều. Bạn nên giảm dần lượng trà sữa, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và thử cách tăng năng lượng tự nhiên để ngăn ngừa các tác dụng tiêu cực này. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Hội chứng ám ảnh cân nặng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Có những đối tượng bị ám ảnh việc tăng cân, họ lo lắng sợ hãi quá mức về hình thể mặc dù cân nặng họ không có vấn đề gì. Đây được gọi là hội chứng ám ảnh cân nặng.

8 cách tăng dopamine tự nhiên không cần dùng thuốc

 Dopamine là một chất dẫn truyền quan trọng của não bộ, được coi là 1 trong 4 loại hormon hạnh phúc của cơ thể, giúp làm tăng cảm giác hưng phấn, kích thích, suy nghĩ và hoạt động một cách tích cực.

Cách khắc phục hội chứng sợ đám đông

Hội chứng sợ đám đông là tình trạng một người luôn sợ hãi thái quá và dai dẳng khi phải đến những nơi đông người. Hội chứng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi